Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

1.3. Xu hướng tiêu dùng xanh tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh

1.3.4. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

Khơng thể phủ nhận vai trị của Chính phủ trong việc thúc đẩy và lan tỏa xu hướng tiêu dùng xanh tại mỗi quốc gia. Bằng việc thiết lập khuôn khổ pháp lý, ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; Chính phủ các nước tạo ra mơi trường khuyến khích xanh hóa nền kinh tế và tiêu dùng bền vững. Sự quản lý, giám sát của Nhà nước là công cụ cần thiết để điều tiết những hành vi thiếu bền vững có

hại tới mơi trường, bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn tối thiểu hoặc ngăn cấm hoàn toàn một số hoạt động.

Chương trình Nhãn sinh thái là hệ thống đánh giá đáng tin cậy nhằm củng cố niềm tin và tạo lập căn cứ để người tiêu dùng ra quyết định mua xanh dễ dàng hơn. Trên thực tế, nếu khơng có những tiêu chuẩn đánh giá chung phân biệt sản phẩm xanh với những sản phẩm thông thường khác, người tiêu dùng sẽ không chi tiêu cho các sản phẩm xanh ngay cả khi có ý định tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về tiêu dùng xanh hay sản phẩm xanh đơi khi cịn sai lệch và thiếu chính xác. Vai trị của Chính phủ trong việc giáo dục, tăng cường nhận thức về vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Qua bài học kinh nghiệm phát triển tiêu dùng xanh tại nhiều quốc gia, có thể thấy hướng đi mà Chính phủ các nước lựa chọn là bắt đầu từ mua sắm công xanh của cơ quan Nhà nước tiếp đến là sản xuất xanh của các doanh nghiệp và cuối cùng là tiêu dùng xanh trong xã hội. Sự thay đổi từ chính hành vi tiêu dùng của bộ máy Nhà nước sẽ là hình mẫu tác động tích cực đến thói quen tiêu dùng của người dân. Đồng thời, việc kiểm sốt quy trình của các doanh nghiệp từ khâu xử lý nguyên liệu, sản xuất đến phân phối sẽ là nền tảng cho nhiều sản phẩm xanh ra đời. Từ đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng ra quyết định hơn.

Tại Việt Nam, để xây dựng và duy trì một xu hướng tiêu dùng xanh trong xã hội sẽ cần sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Chúng ta phải nâng cao nhận thức của người dân về thực trạng môi trường hiện nay cũng như những lợi ích mà tiêu dùng xanh mang lại, đưa ra chính sách, quy định cụ thể, tạo khung pháp lý rõ ràng để phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 32 - 34)