Xu hướng mua hàng xanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

2.2. Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

2.2.6. Xu hướng mua hàng xanh

Bên cạnh xu hướng tiêu thụ thực phẩm xanh – sạch – lành, tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng hiện nay cũng đang dần thay đổi hành vi mua hàng của mình nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới mơi trường xung quanh. Từ làn sóng “Nói khơng với túi nilon” đến việc ưu tiên sử dụng những sản phẩm bao bì xanh – bao bì thân thiện với mơi trường, tất cả tạo nên một xu hướng mua sắm tích cực, hiện đại và văn minh hơn.

 Làn sóng “Nói khơng với túi nilon”

Sự tiện lợi của túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần như: ống hút, hộp xốp, chai nhựa… là không thể phủ nhận trong một xã hội bận rộn như ngày nay. Thói quen sử dụng túi nilon khi mua sắm, trao đổi hàng hóa đã trở nên vơ cùng phổ biến tại Việt Nam. Túi nilon có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ các trung tâm thương mại đến những khu chợ truyền thống. Việc lạm dụng túi nilon đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Thảm họa “ô nhiễm trắng” từ chất thải nhựa tại Việt Nam chính là tiếng chng báo động cho thấy tầm quan trọng của việc thay đổi thói quen mua sắm truyền thống.

Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh

hoạt đến năm 2020 đã đề ra các mục tiêu: giảm 65% khối lượng túi ni lơng khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi ni lơng khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lơng khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. Theo đó, nhiều giải pháp khác nhau đã được thực hiện nhằm giảm thiểu lượng túi nilon thải ra môi trường như tổ chức các chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là các bà nội trợ về việc hạn chế, tiết giảm sử dụng túi nilon hay đánh thuế môi trường theo khối lượng đối với túi nilon.

Về phía người tiêu dùng, những thay đổi tích cực trong thói quen mua sắm của các cá nhân, các nhóm cá nhân đã hình thành và bắt đầu lan rộng. Chiến dịch “Nói khơng với túi nilon” là một trong những chiến dịch có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhiều người đón nhận. Đây chính là ví dụ điển hình của xu hướng tiêu dùng xanh thơng qua việc thay đổi những thói quen nhỏ khi mua sắm. “Nói khơng với túi nilon” ban đầu là phong trào của một nhóm bạn trẻ lập nên với khát khao hướng đến những tiện ích xanh. Thơng điệp của chiến dịch đơn giản là kêu gọi, khuyến khích người tiêu dùng khơng sử dụng túi nilon thay vào đó là sử dụng những chiếc túi vải cá nhân, hộp thủy tinh hay làn nhựa để đựng đồ. Những thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với mơi trường.

Sau gần 3 năm hoạt động, chiến dịch “Nói khơng với túi nilon” đã đạt những thành công nhất định bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của người Việt, hướng đến một cộng đồng quan tâm, u và hành động vì mơi trường. Cho đến nay, nhiều địa phương đã phát động phong trào này nhằm vận động người dân hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, một bộ phận đơng đảo người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Millennials - thế hệ trẻ sinh ra trong khoảng 1981 - 2000 (theo tạp chí Times) đang ngày càng đề cao “lối sống xanh”, “tiêu dùng xanh” và tự thay đổi hành động của bản thân mình. Thay vì sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, chai nhựa dùng một lần; họ trang bị cho mình túi vải, ống hút kim loại và cốc thủy tinh để sẵn sàng mua sắm mà không thải ra môi trường bất cứ loại rác thải nhựa nào.

 Xu hướng ưu tiên sử dụng những sản phẩm bao bì xanh

Khơng chỉ “Nói khơng với túi nilon”, người tiêu dùng hiện nay còn ưu tiên sử dụng sản phẩm có bao bì xanh. Theo Sở Tài ngun và Mơi trường TP. Hồ Chí Minh, khoảng 120 tấn bao bì các loại, trong đó khoảng 60% là nhựa được sử dụng mỗi ngày tại thành phố này. Cũng giống như túi nilon, bao bì sản phẩm là một trong những nguồn rác thải nhựa lớn nhất tại nước ta. Tích cực chuyển đổi sang bao bì xanh, thân thiện với môi trường hiện đang là xu hướng sản xuất của nhiều doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và thu hút người tiêu dùng.

Bao bì xanh có thể là sản phẩm từ tự nhiên hay nguyên liệu dễ tái chế được sử dụng trong việc đóng gói, lưu trữ thực phẩm hàng ngày. Thường thấy nhất có thể kể đến như việc sử dụng các loại lá tự nhiên có bản to, rộng như lá chuối, lá sen để gói các loại thực phẩm như xơi, cốm. Ngồi ra, bao bì xanh cịn có thể là những bao bì bằng giấy, túi nilon tự hủy sinh học hay bã mía. Khơng chỉ thân thiện với mơi trường, bao bì xanh cịn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi thay thế cho các bao bì bằng nhựa, hộp xốp đựng thực phẩm quen thuộc.

Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm có bao bì thân thiện với mơi trường, nhiều siêu thị lớn và các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại như Saigon Co.op, Lotte Mart, Co.op Food, Big C… đã sử dụng lá chuối để gói thực phẩm. Động thái này đã khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thích thú và hưởng ứng nhiệt tình. Khơng chỉ có lá chuối, các mặt hàng khác cũng được ưu tiên sử dụng bao bì bằng giấy hoặc các nguyên liệu tái chế, tái sử dụng. Bên cạnh bài tốn về chi phí, đây là cách các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội đối với môi trường cũng như mang lại cho khách hàng cơ hội mua sắm sản phẩm thân thiện hơn.

Đối với các địa điểm ăn uống, nhiều cửa hàng, quán café đã hưởng ứng phong trào tiêu dùng xanh bằng việc chuyển qua sử dụng ống hút cỏ, ống hút kim loại thay cho ống hút nhựa; đựng đồ mang về bằng cốc giấy, túi giấy thay cho cốc nhựa và túi nilon. Đặc biệt, nhiều cửa hàng cịn có ưu đãi đặc biệt khi khách hàng mang theo đồ đựng cá nhân. Sự thay đổi của các đơn vị kinh doanh chính là tín hiệu tốt, là mơi trường thuận lợi để lan tỏa xu hướng tiêu dùng xanh tới cộng đồng. Khơng cịn là một trào lưu nhất thời trong giới trẻ, mua sắm xanh đã trở thành văn hóa tiêu dùng

văn minh cần được nhân rộng trong tồn xã hội vì một mục tiêu chung đó là bảo vệ mơi trường và bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)