CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
3.2. Triển vọng phát triển tiêu dùng xanh tại Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi
Tiêu dùng xanh hiện nay đã trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến trên toàn cầu. Xu hướng này đang được ủng hộ và hưởng ứng của nhiều quốc gia trên thế giới và được coi là một biện pháp “giải cứu Trái Đất” trước sự xấu đi của môi trường sống. Sản phẩm xanh cũng đang dần khẳng định vai trò thiết yếu của chúng trong tiêu dùng. Mặc dù ở Việt Nam, tiêu dùng xanh vẫn chưa thực sự được khai thác hết tiềm năng nhưng ở các nước châu Âu, tiêu dùng xanh đã trở thành lựa chọn phổ biến. Chúng ta hồn tồn có thể vận dụng bài học kinh nghiệm về thúc đẩy tiêu dùng xanh ở các quốc gia phát triển để áp dụng vào những chính sách kiểm sốt, khuyến khích tiêu dùng trong nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện triển khai chương trình sử dụng sản phẩm xanh, mua sắm công xanh. Việc cam kết thực hiện các chương trình này đã dần trở thành xu hướng được nhiều quốc gia đang phát triển áp dụng.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện những chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến mơi trường, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước bối cảnh đó, việc phát triển kinh tế xanh là hướng đi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài ở nước ta và phù hợp theo những cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia. Phát triển tiêu dùng xanh trong khuôn khổ xây dựng nền kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi phổ biến xu hướng tiêu dùng tiến bộ này tại nước ta:
Một là, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong những năm gần
đây tạo động lực cho một xu thế phát triển mới. Thu nhập người dân tăng lên kéo theo mức tiêu dùng được cải thiện. Bên cạnh đó, q trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu trên nền tảng nâng cao năng suất và sử dụng công nghệ tiên tiến là thời cơ thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh tiêu dùng xanh gắn với sản xuất xanh.
Hai là, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của Chính phủ và người dân. Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với chúng ta khi theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững nhưng cũng chính là động lực để mỗi tổ chức, cá nhân hành động có trách nhiệm hơn. Chỉ khi người tiêu dùng nhận thức được sức khỏe và mơi trường sống của chính họ đang bị đe dọa thì họ mới có động lực để thay đổi. Trước diễn biến ngày một xấu đi của mơi trường, ví dụ điển hình như chất lượng khơng khí của nhiều thành phố lớn tại Việt Nam hiện nay thường xuyên ở mức kém, đáng báo động, thì việc chuyển đổi từ tiêu dùng thông thường xanh tiêu dùng xanh là xu thế tất yếu.
Ba là, Việt Nam đã đang và sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của các quốc gia
phát triển, của cộng đồng quốc tế như: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật Bản, Bỉ, Hoa Kỳ… trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung và thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa tiêu dùng nói riêng. Sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế sẽ trở thành bàn đạp cho Việt Nam tập trung xây dựng nền kinh tế xanh và khẳng định hướng đi này là phương án tối ưu cho phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân gắn với bảo vệ môi trường.
3.2.2. Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi có được, tiêu dùng xanh ở nước ta vẫn phải đối mặt với khơng ít thách thức, địi hỏi phải có những giải pháp cũng như kế hoạch triển khai cụ thể, kịp thời:
Một là, nhận thức của người dân về tiêu dùng xanh và các sản phẩm xanh cịn
hạn chế. Những chiến dịch bảo vệ mơi trường, nâng cao nhận thức của người dân về lối sống xanh, tiêu dùng xanh vẫn mang tính phong trào. Bên cạnh đó, q trình thay đổi từ nhận thức đến hành vi của người tiêu dùng là một quá trình dài và thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, người tiêu dùng đơi khi khơng có đủ thời gian để cân nhắc cách thức, địa điểm mua sắm. Họ cần sự tiện lợi, nhanh chóng để tối ưu thời gian và tập trung vào những mối quan tâm khác như cơng việc hay gia đình. Nếu chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà chưa hình thành hành vi mua hàng tương ứng thì tiêu dùng xanh khó có thể tồn tại và tạo thành xu hướng.
Hai là, các doanh nghiệp trong nước cịn gặp nhiều khó khăn trong phát triển
sản phẩm xanh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển tính “xanh” trong sản phẩm để gia tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Để thực hiện được hướng đi này, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh thương hiệu, áp dụng công nghệ sản xuất mới để sử dụng năng lượng hiệu quả và nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm xanh. Quá trình này về cơ bản là khơng dễ dàng do những địi hỏi về vốn, về cơng nghệ và các chính sách hỗ trợ.
Ba là, hiện nay chúng ta vẫn chưa có những quy định cụ thể về mua sắm xanh
hay tiêu dùng xanh. Nhiều nội dung liên quan đến mua sắm xanh, mua sắm bền vững, thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn dù đã được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản, chính sách của Nhà nước tuy nhiên mới dừng ở mức hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với mơi trường, khuyến khích tiêu dùng xanh mà chưa có công cụ đủ mạnh để điều chỉnh, xử lý những hành vi tiêu dùng lãng phí, sản xuất các sản phẩm chưa “xanh”, chưa thân thiện với môi trường.