CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
2.1. Tổng quan ngành Thực phẩm Việt Nam
2.1.2. Những ngành hàng thực phẩm điển hình tại Việt Nam
Gạo
Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á và được tiêu thụ phổ biến tại Việt Nam. Sản lượng gạo tiêu thụ ở Việt Nam luôn ở mức cao và khá ổn định. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, thu nhập của người dân tăng và họ đang có thêm nhiều lựa chọn khác bên cạnh bữa cơm truyền thống dẫn đến lượng tiêu thụ gạo bình qn trong nước có chiều hướng sụt giảm. Người dân ở nơng thơn cũng có xu hướng tiêu thụ gạo nhiều hơn so với khu vực thành thị do họ có ít sự lựa chọn hơn.
Tuy lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người giảm nhưng tình trạng gia tăng dân số mạnh mẽ khiến cho tổng sản lượng tiêu thụ gạo ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, đứng thứ 5 trong top 10 quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới:
Bảng 2.1. Top 10 quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất Thế giới
STT Quốc gia Tổng sản lượng tiêu thụ gạo (1000 tấn)
1 Trung Quốc 142.700
2 Ấn Độ 97.350
3 Indonesia 37.400
4 Băng - la – đét 35.200
6 Phi - líp – pin 13.000
7 Thái Lan 11.170
8 My – an – ma 9.900
9 Nhật Bản 8.450
10 Brazil 8.100
Nguồn: WorldAtlas, số liệu cập nhật ngày 8/2/2019
Sữa
Trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), ngành hàng sữa có mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ ở mức hai con số. Các yếu tố như: dân số đơng, thu nhập bình qn đầu người tăng và mức sống của người dân đang được cải thiện đáng kể là những cơ sở để dự đoán về tiềm năng của ngành sữa Việt Nam trong tương lai. Theo đó, ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, ước đạt khoảng 9%/năm và cán mốc 27-28 lít sữa/ người/ năm vào năm 2020.
Quy mô thị trường sữa Việt Nam được mở rộng trong vòng năm năm qua với tốc độ trung bình 15%/ năm. Cùng với đó là doanh thu của ngành hàng này cũng tăng trưởng đáng khích lệ, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn chăn ni. Năm 2018, doanh thu tồn ngành vào khoảng 109.000 tỷ tăng 9% so với năm 2017.
Nhu cầu sữa tăng cao, tuy các doanh nghiệp trong nước đã đẩy mạnh sản xuất, chăn ni bị sữa nhưng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ cung ứng được 28% nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sữa. Đó cũng chính là ngun nhân khiến cho các hãng sữa ngoại ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam chi khoảng 2,7 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. New Zealand, Singapore, Mỹ, Đức… là những thị trường có kim ngạch nhập khẩu sữa vào Việt Nam cao nhất.
Trong vài năm tới, tiêu thụ sữa ở nước ta sẽ tiếp tục tăng khi đời sống người dân ngày một nâng cao kèm theo đó là sự gia tăng của các chuỗi bán hàng hiện đại. Với cơ cấu dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị tăng, người
tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến những sản phẩm sữa có giá trị cao điển hình như sữa hữu cơ, sữa hạt.
Mì gói
Thói quen ăn mì gói vào bữa sáng đã trở nên phổ biến tại Việt Nam từ nhiều năm qua đặc biệt là ở khu vực nông thơn. Nghiên cứu cho thấy, có tới 90% hộ gia đình Việt sử dụng mì gói trong năm 2018. Lượng tiêu thụ mì gói tại Việt Nam năm vừa qua lên tới 5,2 tỷ gói, tăng 2,8% so với năm 2017 và đứng thứ 5 trong top các quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới. Trung bình, một người Việt ăn 55 gói mì mỗi năm, cao hơn cả quốc gia có lượng tiêu thụ đứng đầu là Trung Quốc với chỉ 31 gói/ người/ năm.
Trong thị trường có tới gần trăm nhãn hiệu mì gói khác nhau với nhiều loại hương vị, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh nhu cầu cao, theo các chuyên gia, các nhãn hiệu đang cạnh tranh trên thị trường mì gói ln phải đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng hiện nay: bao bì, mẫu mã đẹp, an tồn cho sức khỏe… để đứng vững trên thị tường. Mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất mì gói. Bên cạnh sự nhanh gọn, tiện lợi, giá hành rẻ, nhiều người đang đặt ra câu hỏi về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn q nhiều mì gói gây ra.
Bia
Bia là đồ uống có cồn được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức tiêu thụ bia của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hiệp hội Bia Việt Nam cho biết lượng tiêu thụ bia của người Việt tăng dần qua các năm và chính thức cán mốc 4,2 tỷ lít trong năm 2018. Ước tính, mỗi người Việt uống gần 45 lít bia mỗi năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.
Tiềm năng phát triển của thị trường bia tại Việt Nam là rất lớn tuy nhiên những phí tổn kinh tế cùng tác hại do bia, rượu gây ra rất đáng để chúng ta phải cân nhắc bài toán được và mất. Đây là thách thức lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết. Bia, rượu là một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, bia, rượu đang
là gánh nặng kinh tế lớn đối với cá nhân, gia đình và tồn xã hội do những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, giảm năng suất lao động và chi phí để giải quyết các hậu quả do bia, rượu gây ra. Việc cân bằng những tổn thất trên với giá trị kinh tế thu được từ đồ uống có cồn là một thách thức khơng nhỏ đối với Chính phủ hiện nay.