CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
2.2. Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam
2.2.5. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm xanh
Trước những tác động của môi trường xung quanh và sự tự nhận thức của người tiêu dùng, mức chi tiêu của người Việt cho thực phẩm xanh ngày càng tăng. Nhờ những lợi ích cho sức khỏe, tiêu dùng thực phẩm xanh hay thực phẩm hữu cơ đang trở thành một xu hướng mới dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Theo Báo cáo xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của Nielsen, 86% người tiêu dùng Việt được hỏi cho biết họ sẽ ưu tiên lựa chọn thực phẩm Organic khi có thể bởi sự an tồn, chất lượng và độ dinh dưỡng cao, 77% người tiêu dùng ưu tiên chọn mua sản phẩm có lợi cho sức khỏe, 62% ưu tiên chọn sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường và 61% ưu tiên những mặt hàng có cam kết về giá trị xã hội.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng mức chi tiêu cho thực phẩm hữu cơ hàng năm của người tiêu dùng nước ta trong tương lai ước đạt 500 tỷ đồng trong đó TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm khoảng 400 tỷ đồng/năm. Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ cao nhất cả nước với mức tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm.
39%
9% 52%
Thường xuyên (2-3 lần/tuần) Khơng thường xun Khơng sử dụng
Hình 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam
Nguồn: Asia Plus, 2018
Theo khảo sát của Tập đồn Asia Plus, có 39% người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ trong bữa ăn hàng ngày, 9% không thường xuyên sử dụng và 52% cịn lại khơng sử dụng thực phẩm hữu cơ. Những hộ gia đình có thu nhập trung bình cao tại TP. Hồ Chí Minh là đối tượng có tần suất sử dụng cao nhất. Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm hữu cơ bởi những lý do sau: an toàn cho sức khỏe (90%), giá trị dinh dưỡng cao (81%) và thân thiện với mơi trường (56%).
Trên thực tế, có một bộ phận người tiêu dùng đã có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ nhưng do những cản trở về mặt tài chính, khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung chất lượng nên nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng. Điều này được thể hiện rõ qua khảo sát về những kỳ vọng của khách hàng để họ có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ thường xuyên hơn.
Giá rẻ hơn Phân phối rộng rãi hơn Đa dạng hơn Có dịch vụ giao hàng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 80% 66% 55% 23%
Hình 2.6. Kỳ vọng của người tiêu dùng để sử dụng thực phẩm hữu cơ thường xuyên hơn
Nguồn: Asia Plus, 2018
Có thể thấy, giá cả là rào cản lớn nhất khiến người tiêu dùng khó tiếp cận được với thực phẩm hữu cơ. Phần lớn những người thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này đều có thu nhập cao so với mặt bằng chung. Người dân sống ở nông thôn hoặc thu nhập trung bình thấp khó có thể tiếp cận với mặt hàng này. Số đơng người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng chi trả cho thực phẩm hữu cơ với mức giá cao hơn từ 10 – 20% so với thực phẩm thơng thường. Ngồi ra, mạng lưới phân phối và nguồn cung hạn chế cũng là một trở ngại cho người mua khi tiêu dùng xanh.
Cũng theo Asia Plus, địa điểm mua thực phẩm hữu cơ phổ biến nhất là tại các siêu thị (73%), các cửa hàng tiện lợi (46%) và chợ truyền thống (26%). Ngoài ra, người tiêu dùng cũng chọn mua tại các địa điểm khác như: các cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm hữu cơ, các cơ sở nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt hàng xách tay từ trên mạng. Theo khảo sát, người tiêu dùng cho biết họ tin tưởng vào chất lượng thực phẩm khi mua tại các cơ sở nhập khẩu từ nước ngồi nhất do có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng và chứng nhận chất lượng trên bao bì sản phẩm.
Siêu thị Cửa hàng
tiện lợi Chợ truyền thống Cửa hàng có thương hiệu Cửa hàng nhập khẩu Shop online Các địa điểm khác 0 10 20 30 40 50 60 70 80 73% 46% 26% 20% 20% 5% 1%
Hình 2.7. Các địa điểm chọn mua thực phẩm hữu cơ phổ biến
Nguồn: Asia Plus, 2018