CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
2.1. Tổng quan ngành Thực phẩm Việt Nam
2.1.1. Xu hướng tăng trưởng ngành
Thực tế cho thấy, mức chi tiêu cho ngành Thực phẩm có quan hệ tỉ lệ thuận với chiều hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tích cực thì mức chi tiêu của người dân cho sản phẩm của ngành này cũng sẽ tăng lên.
2014 2015 2016 2017 2018 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 20 50 21 09 22 15 2385 2587 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08
GDP bình quân (USD/người) Tốc độ tăng trưởng (%)
Hình 2.1. Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2014 -2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019
Xét trên toàn cảnh nền kinh tế, sau giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã dần ổn định với mức tăng trưởng đạt 5,98% năm 2014 và tiếp tục tăng lên mức 6,68% và 6,21% lần lượt vào các năm 2015, 2016. Tăng trưởng
kinh tế đạt trung bình 6,29%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016 cao hơn rõ rệt so với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012 – 2014: 5,52%/năm. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức như năng suất lao động thấp hay những thiệt hại nặng nề về thiên tai nhưng năm 2017 nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc Hội đề ra. Năm 2018 là năm khởi sắc của kinh tế Việt Nam với mức tăng 7,08% so với năm 2017 – mức tăng cao nhất 11 năm qua.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm đã kéo theo sức cầu thực phẩm tăng lên rõ rệt. Tại Việt Nam, ngành Thực phẩm là một trong những ngành hấp dẫn nhất và nhiều tiềm năng phát triển. Theo thống kê của Bộ Công thương, thực phẩm và đồ uống hiện đang chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt, chiếm khoảng 35%. Mức tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước đạt 15% GDP và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
34% 16% 13% 11% 10% 9% 7% Thực phẩm, đồ uống Giải trí, giáo dục Điện, nước sinh hoạt Quần áo, giày dép
Dịch vụ giao thông, viễn thông Đồ điện tử, gia dụng
Y tế, sức khỏe
Hình 2.2. Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát thói quen mua hàng thực phẩm - đồ uống của người tiêu dùng Việt Nam, tháng 9/2018
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế thì sức hút từ thị trường lớn với gần 100 triệu dân và quy mô dân số trẻ cũng là những yếu tố khiến cho ngành Thực phẩm càng trở
nên hấp dẫn. Trước bối cảnh đó, ngày càng nhiều các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Vinmart, Family Mart và các chuỗi siêu thị như LOTTE Mart, Emart, Big C, Co.opmart… được đầu tư mở rộng khiến cho quy mô và thị phần tiêu thụ ngành Thực phẩm tăng lên đáng kể. Theo dự báo của Tổ chức Business Monitor International (BMI), năm 2020, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh, trung bình khoảng 10,9%/năm. Với mức thu nhập được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người Việt sẽ có những chuyển biến tích cực ở tất cả các phân khúc và hướng đến những nhóm hàng thực phẩm có giá trị cao hơn trong tương lai. Đây chính là cơ hội tốt để đẩy mạnh tiêu dùng thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe tại Việt Nam.