Chính sách của Chính phủ về tiêu dùng xanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

2.2. Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

2.2.4. Chính sách của Chính phủ về tiêu dùng xanh

Ở nước ta, tuy chưa có các quy định riêng biệt cụ thể về tiêu dùng xanh nhưng các vấn đề liên quan đến tiêu dùng xanh cũng đã được lồng ghép, đưa vào nội dung chính sách và quy định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo

hướng bền vững gắn với mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.”

Trong Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ cũng đã đề cập đến việc thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững là một trong các định hướng kinh tế cần ưu tiên. Để hoàn thành nhiệm vụ này cần phải đẩy mạnh sản xuất sạch hơn gắn với sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu phát thải, chú ý đến chất lượng mơi trường, an tồn cho người tiêu dùng và đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hịa, tránh lãng phí.

Nhằm thúc đẩy q trình xanh hóa nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393 “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn 2050” nêu ra hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh đó là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Trong đó, xanh hóa sản xuất là thực hiện một chiến lược cơng nghiệp hóa sạch thơng qua rà sốt, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển cơng nghệ xanh, nơng nghiệp xanh. Xanh hóa tiêu dùng là q trình xanh hóa lối sống, kết hợp những nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi.

Đối với ngành Thực phẩm, trước vấn nạn thực phẩm bẩn, những quy định, chế tài đã được đưa ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Năm 2018, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định sản xuất thực phẩm sạch, an toàn là nhiệm vụ trọng tâm. Song song với đó, chiến lược nơng nghiệp hữu cơ cũng được khuyến khích đầu tư phát triển với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 : 2015 về Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Các loại thực phẩm hữu cơ trong thị trường nội địa hiện nay đã có chứng nhận PGS (Participatory Guarantee System – Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia) cấp cho

nông dân khi thực hiện sản xuất sản phẩm tuân theo đúng quy trình, quy định về sản xuất hữu cơ. PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Mục tiêu của PGS là cung cấp hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đang tìm kiếm thực phẩm hữu cơ. Ngồi ra, chứng nhận PGS có vai trị quan trọng trong việc giúp những nơng dân sản xuất nhỏ trong hệ thống sản xuất hữu cơ có thể tham gia và xin cấp chứng nhận có mức chi phí thấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)