Đánh giá chung thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

2.4. Đánh giá chung thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực

phẩm Việt Nam

2.4.1. Những thành quả bước đầu

Thứ nhất, về phía người tiêu dùng:

Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, kéo theo thu nhập bình qn đầu người của người dân được cải thiện, ý thức tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm xanh, đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng trở thành nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng Việt.

Người tiêu dùng hiện nay đã dành sự quan tâm và có những hiểu biết nhất định về thực phẩm xanh và tiêu dùng xanh. Lo lắng trước những vấn đề về sức khỏe và ô nhiễm môi trường, người Việt đã dần nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm an toàn cũng như tiêu dùng bền vững hơn.

Vấn nạn thực phẩm bẩn kéo theo nhiều hệ lụy là nhân tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm xanh của người Việt. Họ đặt niềm tin vào những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu chuộng thực phẩm có gắn mác hữu cơ. Một bộ phận khơng nhỏ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ khơng mong muốn.

Người Việt có khả năng nắm bắt xu hướng tương đối nhanh trong khi tiêu dùng xanh hiện đang là xu thế tồn cầu. Cùng với đó, sự phát triển của kỷ nguyên số giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và chia sẻ nhiều hơn. Nhiều cộng đồng hành động vì mơi trường, tiên phong trong việc thực hiện, lan tỏa lối sống xanh đã được thành lập trên các nền tảng mạng xã hội. Những hành vi thiếu ý thức hoặc gây tổn hại đến môi trường sống xung quanh sẽ bị lên án mạnh mẽ đòi hỏi mỗi cá nhân và các doanh nghiệp thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.

Thứ hai, về phía các doanh nghiệp:

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng xanh, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ như: Vingroup, Saigon Co.op, AEON, Vinamit… Không chỉ phân phối thực phẩm sạch, các doanh nghiệp

còn bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm xanh đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng mong muốn cung cấp cho khách hàng thực phẩm sạch hơn, an tồn hơn qua đó thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Thực tiễn cho thấy, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp đã nhận thức sâu sắc về việc xanh hóa sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối thân thiện với mơi trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Nhiều đơn vị sản xuất điển hình như Saigon Co.op đã tiên phong trong công cuộc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, hướng dẫn và khuyến khích họ mua sắm xanh. Hành động lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp cùng với Chính phủ phát triển kinh tế bền vững, có lợi cho chính doanh nghiệp và sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Thứ ba, về phía các cơ quan Nhà nước & Chính phủ:

Đã có sự thống nhất về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò của tiêu dùng xanh đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Theo đó, các cơ quan Nhà nước và Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đi đơi với giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của tồn xã hội từ đó góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp trong các hoạt động tiêu dùng, sản xuất. Việc chuyển đổi mơ hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vững đã trở thành quan điểm, đường lối thể hiện trong các chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, trở thành một nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Đối với nền nơng nghiệp hữu cơ, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP quy định nhiều chính sách mới nhằm đẩy mạnh sản xuất thực phẩm hữu cơ. Theo Nghị định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc cung ứng đầu vào cho sản xuất hữu cơ sẽ được ưu tiên hưởng một trong các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nơng nghiệp, nơng thơn như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm… Thêm vào đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã,

trang trại, hộ gia đình. Chính phủ hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ đào tạo tập huấn sản xuất hữu cơ, xây dựng nhân rộng mơ hình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Thơng qua các chính sách thúc đẩy sản xuất sản phẩm xanh cụ thể là thực phẩm hữu cơ, Chính phủ tác động vào doanh nghiệp để tạo ra nguồn cung dồi dào hơn từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của người dân.

2.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

 Người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ. Có thể thấy, phần lớn người tiêu dùng hiện nay mới chỉ biết đến thực phẩm hữu cơ theo cảm quan ban đầu mà chưa hiểu rõ về thuật ngữ “hữu cơ” để có cơ sở lựa chọn sản phẩm đúng theo nhu cầu của bản thân. Nhiều người thường hiểu thực phẩm hữu cơ theo cách định nghĩa trái ngược với thực phẩm bẩn như là các thực phẩm tốt cho sức khỏe, thân thiện với mơi trường… thay vì hiểu bản chất, căn nguyên khiến cho thực phẩm hữu cơ được coi là sạch, là xanh.

Những nhận định cảm quan của người tiêu dùng dẫn tới việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ gặp nhiều khó khăn. Ngồi những hệ thống phân phối với quy mô lớn, các cửa hàng, cơ sở bán thực phẩm hữu cơ xuất hiện ngày một nhiều trên thị trường. Những bảng hiệu mang dòng chữ Organic, sản phẩm hữu cơ 100%, chuyên cung cấp thực phẩm sạch… ngày càng thu hút người tiêu dùng. Sẵn sàng trả giá cao hơn để được sử dụng thực phẩm an toàn hơn nhưng phần lớn đều mua bằng niềm tin và sự khẳng định chất lượng của người bán.

Theo thống kê, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 70.000 ha sản xuất theo hướng hữu cơ, ngoại trừ các tập đồn lớn như TH, Vinamik…đã có chứng nhận hữu cơ từ các tổ chức quốc tế, khoảng 60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn lại chủ yếu là “tự phong”. Trước “ma trận” thực phẩm hữu cơ trên thị trường người tiêu dùng khó nắm bắt và kiểm sốt nguồn gốc, chất lượng của các sản phẩm được quảng cáo là sạch. Nhiều đơn vị phân phối không ghi rõ cơ quan hay tổ chức nào chứng nhận trên bao bì đóng gói dẫn đến chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

 Thiếu chính sách cụ thể về việc kiểm tra, giám sát thực phẩm hữu cơ

Tâm lý hoang mang của người tiêu dùng trước “ma trận” thực phẩm hữu cơ bắt nguồn từ thực tế hiện nay chúng ta vẫn chưa có chính sách cụ thể về việc kiểm tra, giám sát thị trường thực phẩm hữu cơ. Nếu như ở các nước phát triển, các sản phẩm hữu cơ trước khi phân phối ra thị trường đều phải được đăng ký và kiểm tra hợp pháp thì ở Việt Nam những sản phẩm khơng có nguồn gốc rõ ràng, khơng có chứng nhận của bất kỳ tổ chức nào vẫn ngang nhiên gắn mác thực phẩm hữu cơ.

Ở Hoa Kỳ, nhà sản xuất, phân phối thực phẩm hữu cơ đều phải xuất trình giấy chứng nhận do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cấp. Mỗi sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ sẽ được gắn tem của USDA giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết nguồn gốc đồng thời nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm. Việc cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho doanh nghiệp dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá và giám sát vơ cùng khắt khe với rất nhiều tiêu chí. Các sản phẩm khác được quảng cáo là hữu cơ mà không được dán tem USDA cấp sẽ được coi là bất hợp pháp. Mức phạt thấp nhất cho hành vi này lên tới 11.000 USD.

Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm hữu cơ còn nhiều bất cập là do thiếu hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm hữu cơ và hệ thống giám sát chất lượng. Chúng ta cũng chưa có quy trình và cơ quan kiểm nghiệm riêng khiến cho doanh nghiệp nếu muốn đăng ký chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm của mình đều phải dựa vào các tổ chức nước ngồi như Control Union, IMO, JAS…với chi phí rất cao. Thực trạng này dẫn tới xu hướng hiện nay là doanh nghiệp tự chứng nhận chất lượng sản phẩm, tự chịu trách nhiệm. Việc buông lỏng trong quản lý khiến cho người tiêu dùng dù chi trả nhiều tiền hơn cũng chưa chắc mua được thực phẩm hữu cơ đúng nghĩa, các doanh nghiệp sản xuất đúng theo quy trình vẫn khó lịng xin được giấy chứng nhận cho sản phẩm của mình.

Theo các đơn vị sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ quốc tế, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay gặp nhiều khó khăn từ cơng nghệ, mơi trường cho đến con người. Chính bởi vậy, số lượng sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hữu cơ trên thị trường cịn rất hạn chế. Chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành của thực phẩm hữu cơ không hề rẻ. Giá thành cao trở thành một trở ngại lớn cho người

tiêu dùng khi muốn tiếp cận loại thực phẩm này. Đặc biệt, trong khi các điểm bán thực phẩm hữu cơ có chứng nhận khó khăn tìm kiếm đầu vào thì các cơ sở bán thực phẩm hữu cơ “tự phong” lại có thể cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu từ rau củ, trái cây, thịt, cá… với giá cao gấp 1,5 – 2 lần so với thông thường. Mặc dù người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm hữu cơ nhưng nếu không quản lý chặt chẽ và củng cố niềm tin cho người tiêu dùng thì thị trường thực phẩm hữu cơ khó có thể phát triển.

 Ý thức của một bộ phận người tiêu dùng chưa cao, chưa sẵn sàng thay đổi Mặc dù xu hướng tiêu dùng xanh đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay nhưng sự thay đổi vẫn chưa đồng bộ. Nhiều người tiêu dùng chưa thực sự ý thức được tác động trực tiếp của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và cuộc sống của chính họ nên chưa có ý định thay đổi hành vi tiêu dùng. Dễ thấy như việc sử dụng túi nilon vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều người dân bởi sự tiện lợi, đa năng của nó. Tại hầu hết các chợ truyền thống, q trình mua bán thực phẩm khơng thể thiếu sự hiện diện của túi nilon. Hình thức bao gói thực phẩm bằng lá chuối, lá sen trên thực tế mới chỉ được một số siêu thị áp dụng.

Tình trạng lãng phí thức ăn vẫn là vấn đề nan giải do khó có cơ chế kiểm sốt. Nhiều hộ gia đình Việt cho biết họ lãng phí tới 2 đĩa thức ăn mỗi tuần. Giải thích cho vấn đề này, nhiều người đổ tại thói quen thích nấu nhiều, ăn khơng hết lại cất vào tủ lạnh hoặc tích trữ thực phẩm mà quên mất hạn sử dụng, lâu dần, thực phẩm hỏng lại phải đổ bỏ. Ngồi ra, một số lý do khác như kỹ tính trong ăn uống, bất hợp lý trong kiểm soát khẩu phần ăn, tâm lý khơng thích ăn thực phẩm cũ cũng dẫn tới việc đồ ăn không được tái chế biến. Tại các hàng quán từ quán ăn bình dân tới các nhà hàng sang trọng, khơng khó để bắt gặp tình trạng lãng phí thực phẩm.

Nhiều cá nhân dù đã nhận thức rõ được những tác hại của hành vi tiêu dùng thiếu bền vững, lãng phí nhưng vẫn cịn ngại thay đổi. Họ thường hành động theo thói quen, theo văn hóa tiêu dùng của đám đơng dẫn tới khó tiếp cận xu hướng tiêu dùng xanh. Chỉ khi một cá nhân nhận thức và quyết định thay đổi thì mới có thể tác động đến cộng đồng để cùng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)