Xu hướng tiêu dùng xanh tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

1.3. Xu hướng tiêu dùng xanh tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh

1.3.3. Xu hướng tiêu dùng xanh tại Hàn Quốc

Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một quốc gia tiên phong trong phát triển mua sắm, tiêu dùng xanh. Với tốc độ cơng nghiệp hóa nhanh, kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc, Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề về năng lượng và mơi trường. Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã có những thay đổi kịp thời để đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường. Những thay đổi đầu tiên phải kể tới việc chính phủ nước này triển khai chương trình dán nhãn sinh thái vào năm 1992 với 2 loại nhãn: nhãn hiệu suất năng lượng và nhãn sinh thái Hàn Quốc.

Nhãn hiệu suất năng lượng do Tập đoàn Quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO) phát hành và được giám sát bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE). Nhãn này cung cấp thông tin về mức độ tiêu thụ năng lượng của hàng hóa từ mức 1, mức thấp nhất đến mức cao nhất, mức 5. Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Nhãn hiệu suất năng lượng sẽ bị cấm bán. Các tiêu chí

sử dụng để đánh giá cấp nhãn năng lượng liên tục được thay đổi bổ sung, ví dụ như lượng khí CO2 và chi phí năng lượng hằng năm gần đây đã được thêm vào.

Trái ngược với Nhãn hiệu suất năng lượng, nhãn sinh thái Hàn Quốc là một chương trình tự nguyện được vận hành bởi Viện Cơng nghiệp và Công nghệ Môi trường Hàn Quốc (KEITI) và được giám sát bởi Bộ Môi trường (MOE) (KEITI 2014). Nhãn sinh thái Hàn Quốc được sử dụng để đánh giá vòng đời sản phẩm. Nó cho biết liệu sản phẩm có được sản xuất với mức độ phát thải thấp các chất ô nhiễm mơi trường hay khơng? Tính đến năm 2012, tổng cộng 3030 cơng ty đã tham gia chương trình nhãn sinh thái Hàn Quốc (KEITI 2014), bao gồm 9140 sản phẩm trong 155 danh mục.

Đối với người tiêu dùng, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích họ mua các sản phẩm xanh có nhãn sinh thái bằng cách phát hành Thẻ tín dụng xanh (Green Credit Card) vào tháng 1 năm 2011. Người dùng Thẻ tín dụng xanh sẽ nhận được điểm thưởng có thể quy đổi thành tiền mặt hoặc qun góp cho các quỹ mơi trường khi họ mua các sản phẩm xanh, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giao dịch online và tiêu thụ tiết kiệm điện, nước, gas. Thẻ tín dụng xanh là sáng kiến toàn quốc đầu tiên trên toàn thế giới sử dụng nền tảng thẻ tín dụng để cung cấp các phần thưởng kinh tế khác nhau cho các hành vi thân thiện với mơi trường.

Cùng với các chính sách trên, chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để người tiêu dùng nước này có cái nhìn chính xác và tồn diện hơn về tiêu dùng xanh, nâng cao nhận thức cộng đồng. Hiện nay, Hàn Quốc đã thiết lập bốn Trung tâm cộng tác tiêu dùng xanh với vai trò giáo dục, cung cấp kiến thức về tiêu dùng xanh cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)