CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm
3.3.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân
trong xã hội về tiêu dùng xanh
Nâng cao nhận thức của các tổ chức, của mọi thành viên trong xã hội về tiêu dùng xanh là giải pháp cơ bản, xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh nói chung và tiêu dùng xanh ngành Thực phẩm nói riêng. Giải pháp này tác động vào suy nghĩ của mỗi cá nhân, là nền tảng để chuyển biến đồng bộ tất cả các bước liên quan tới tiêu dùng xanh: từ mua sắm, sử dụng đến thải loại sản phẩm. Bởi vì, nhận thức là cơ sở của hành động, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người; có nhận thức đúng mới có trách nhiệm cao và hành động đúng. Do đó, mọi cơ quan, tổ chức, mọi thành viên trong xã hội chỉ hướng tới và cam kết thực hiện tiêu dùng xanh khi có nhận thức đúng về những lợi ích mà nó mang lại.
Thực tiễn cũng cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh được thể hiện bằng tỷ trọng tiêu dùng xanh thực tế trên từng địa phương, địa bàn dân cư; từng đối tượng tiêu dùng cụ thể. Địa phương, khu vực dân cư, đối tượng tiêu dùng nào có nhận thức đúng, trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội, với sự phát triển bền vững chung của đất nước; thường xuyên quan tâm sử dụng sản phẩm sạch thì ở đó tỷ lệ thành viên thực hiện tiêu dùng xanh được nâng lên, chất lượng bảo đảm cuộc sống, bảo vệ môi trường tốt hơn. Ngược lại, đối tượng tiêu dùng nào nhận thức không đúng về những giá trị mà tiêu dùng xanh mang lại thì ở địa phương, địa bàn đó, đại đa số các thành viên trong cộng đồng chưa sẵn sàng thích ứng, khơng chủ động, tích cực tham gia tiêu dùng theo xu hướng tiêu dùng xanh.
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi thành viên trong xã hội về tiêu dùng xanh, nội dung tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tuyên truyền để các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng trong xã hội
cộng đồng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế. Đây là nội dung cơ bản, định hướng tư tưởng, chi phối trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành động của các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng đối với tiêu dùng xanh.
Thứ hai, tuyên truyền về xu hướng tiêu dùng ở Việt nam và trên thế giới hiện
nay; các vấn đề bức thiết về môi trường, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo... Tuyên truyền về những hạn chế, bất cập khi tiêu dùng bền vững không được quan tâm đúng mức, triển khai tổ chức thực hiện thiếu kiên quyết, đồng bộ, hiệu quả thấp; những tác động tiêu cực do người tiêu dùng bị chi phối bởi tập quán, điều kiện kinh tế khi tiếp cận sản phẩm và ra quyết định mua sắm.
Thứ ba, tuyên truyền về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội,
doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với tiêu dùng xanh. Đây là nội dung quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, đồng bộ; bảo đảm tính hệ thống, góp phần đẩy mạnh tiêu dùng xanh.
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội về tiêu dùng xanh và xu hướng phát triển phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, có hệ thống với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú, trong đó coi trọng tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là, chủ động tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các cơ quan truyền thông cần chủ động cập nhật, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiêu dùng xanh. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm, xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng người tiêu dùng, bảo đảm kịp thời thông tin đến mọi thành phần trong xã hội về các chính sách liên quan đến sản xuất xanh, sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh. Chủ động tuyên truyền, phổ biến để mọi tổ chức, cá nhân có hiểu biết cơ bản về tiêu dùng xanh. Coi trọng tuyên truyền những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người tiêu dùng và cộng đồng dân cư, góp phần đưa sản phẩm xanh đến với mỗi gia đình; tuyên truyền những nội dung cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết, mối quan tâm và thái độ tích cực đối với mơi trường sống xung quanh.
Liên tục cập nhật chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững nói chung, tiêu dùng xanh nói riêng. Các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền, phổ biến các thông tư, hướng dẫn; cập nhật văn bản mới, giới thiệu sản phẩm và tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng sản phẩm xanh.
Hai là, tuyên truyền thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội theo chức năng, nhiệm vụ.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần chủ động tham mưu, đề xuất giúp Chính phủ ban hành các thơng tư, hướng dẫn về những hoạt động liên quan đến tiêu dùng xanh phù hợp Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, chủ động hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội liên quan tới sản xuất, tiêu dùng thực hiện nghiêm túc; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh mọi hoạt động, góp phần bảo đảm và thúc đẩy tiêu dùng xanh. Qua quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, thúc đẩy hoạt động tiêu dùng của mọi tổ chức, cá nhân theo hướng tiêu dùng xanh.
Các tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực hoạt động đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Coi trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân nhận diện sản phẩm thân thiện môi trường và những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh; phối hợp tổ chức triển khai công tác thông tin, truyền thông, các hoạt động khuyến khích tiêu dùng xanh, góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường. Chủ động tư vấn, hỗ trợ, thực hiện quyền của người tiêu dùng, quyền ưu tiên sử dụng sản phẩm xanh, có lợi cho mơi trường cũng như sức khỏe của cộng đồng. Các doanh nghiệp có thể tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh thông qua tiếp thị, giới thiệu sản phẩm xanh, quảng bá thương hiệu xanh, giúp họ hiểu rõ giá trị của việc tiêu dùng xanh đối với môi trường sống và sức khỏe của bản thân.
Ba là, thông qua thực tiễn tiêu dùng để tuyên truyền nâng cao nhận thức.
Tuyên truyền thông qua thực tiễn tiêu dùng của người dân là biện pháp tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Qua quá trình tiêu thụ, sử dụng sản phẩm
xanh, người tiêu dùng thấy rõ những lợi ích của nó đối với cá nhân, cộng đồng, xã hội; tự nhận thức và ý thức được trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.
Những tổ chức, cá nhân tham gia quá trình sản xuất sản phẩm xanh nỗ lực tìm giải pháp, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường để gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng xanh, bền vững, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Quá trình sử dụng sản phẩm xanh, người tiêu dùng chủ động quảng bá sản phẩm với cộng đồng, cho ý kiến phản hồi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng sản phẩm, với cơ quan quản lý nhà nước, với các tổ chức, hiệp hội..., góp phần giúp các chủ thể liên quan hiểu đúng nhu cầu của xã hội để điều chỉnh cơ chế chính sách, có giải pháp hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xanh của người dân.