CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
3.1. Dự đoán xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đến năm 2030
3.1.1. Dự đoán tổng quan kinh tế Việt Nam 10 năm tới
Xét về tổng quan nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ đạt trung bình khoảng 3,5% trong giai đoạn 2021 – 2025 và 3% giai đoạn 2026 – 2030 (theo World Bank). Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ có dấu hiệu giảm nhiệt dù được dự báo sẽ còn kéo dài. Các thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước sẽ là động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong 10 năm tới được dự báo dù vẫn duy trì ở mức khá nhưng sẽ có xu hướng giảm nhẹ. Theo báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 của Trung tâm Thông tin vào dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 sẽ có những thuận lợi và thách thức đan xen.
Nhờ tận dụng được những tác động tích cực của tồn cầu hóa và kinh tế số, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam về cơ bản là ổn định với mức tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2025 duy trì ở mức 7%, GDP bình quân đầu người ước đạt 4.500 USD vào năm 2025. Cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế chuyển dịch nhanh hơn. Năng suất lao động tăng trung bình từ 6 – 6,3%; hiệu quả sử dụng vốn và đóng góp TFP được cải thiện. Quy mơ, tiềm lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên tuy nhiên vẫn còn thiếu bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ già hóa dân số nhanh, tác động của tích lũy nhân tố giảm và chi phí mơi trường ngày càng lớn chính là những trở ngại cho phát triển kinh tế trong tương lai.
3.1.2. Dự đoán xu hướng tiêu dùng đến năm 2030
Với nền kinh tế thị trường mới nổi và có đà tăng trưởng ổn định, Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu dùng sôi động nhất trên thế giới vào năm 2030, theo Cơng ty nghiên cứu thị trường tồn cầu Euromonitor International. Tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ cùng thu nhập bình qn đầu người tăng là những yếu tố thúc đẩy thành công thương mại của Việt Nam cho tới năm 2030. Thu nhập tăng kéo theo chi tiêu tiêu dùng tăng. Thị trường tiêu dùng Việt Nam được dự báo sẽ tiếp
tục đà tăng trưởng cao và ổn định, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về bán lẻ. Theo Eurominitor, trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba tính theo số lượng người tiêu dùng và lớn thứ năm tính theo tổng chi tiêu ở Đơng Nam Á.
Một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng chi tiêu tiêu dùng ở nước ta đó chính là thái độ lạc quan đối với cơ hội việc làm, an tâm về tài chính cá nhân và tâm lý chi tiêu cởi mở của người dân. Theo khảo sát của Nielsen vào Quý I năm 2019, 80% số người được khảo sát tin rằng họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hoặc xuất sắc, 67% cho biết họ luôn sẵn sàng chi tiêu. Thái độ lạc quan của người dân là cơ sở để kỳ vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng trong tương lai.
Quần áo & giày dép Đồ uống có cồn & thuốc lá Thực phẩm & đồ uống khơng cồn Hàng hóa & dịch vụ khác Khách sạn & nhà hàng Giáo dục Thực phẩm sức khỏe và dịch vụ y tế Nhà ở Viễn thơng Hàng & dịch vụ gia đình Dịch vụ & giải trí Di chuyển 50 60 70 80 90 100 110 77% 78% 82% 84% 85% 86% 89% 91% 97% 101% 105% 109%
Hình 3.1. Dự báo tăng trưởng (%) trong chi tiêu tiêu dùng theo loại hàng giai đoạn 2019 – 2030
Nguồn: Euromonitor, 2018
Đến năm 2030, 46 triệu người tiêu dùng ở thành thị sẽ có mức chi tiêu khoảng 169 tỷ USD, con số này ở khu vực nông thôn với 61 triệu dân sẽ rơi vào khoảng 173 tỷ USD. Tầng lớp có thu nhập trung bình, vốn là nền tảng của tiêu dùng tại Việt Nam, đang tăng nhanh, dự báo đến năm 2030 có khoảng 49% hộ gia đình có mức thu nhập hàng năm từ 5.000 đến 15.000 USD, tăng từ 33.8% so với năm 2018.
Một số xu hướng tiêu dùng chủ đạo tại Việt Nam đến năm 2030 có thể kể tới như: Người tiêu dùng “số” và xu hướng tiêu dùng trực tuyến:
Hiện nay, mua sắm trực tuyến đã trở nên vô cùng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là trong giới trẻ. Xu hướng này hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai cùng với sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối. Hàng loạt các website thương mại điện tử lần lượt ra đời như Shopee, Sendo, Lazada, Tiki... cùng thị trường mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo... là nền tảng để xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng lan rộng.
Sự nhanh chóng, tiện lợi là điểm cộng lớn nhất của hình thức mua sắm này. Người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể mua sắm khơng giới hạn thay vì phải ra tận cửa hàng hay siêu thị. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi trên trang bán hàng online cũng vô cùng thu hút với mức giá giảm có thể lên tới 30 – 50% đã tác động mạnh đến sở thích mua đồ giá rẻ của nhiều người.
Xu hướng trải nghiệm nhiều hơn:
Khi mua trực tiếp tại cửa hàng, người tiêu dùng mong muốn có nhiều trải nghiệm hơn – điều mà mua hàng online không thể mang lại. Tại cửa hàng, họ có cơ hội trải nghiệm chất lượng dịch vụ, không gian nghệ thuật của cửa hàng, được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên hoặc dùng thử sản phẩm. Mặc dù khá nhạy cảm về giá nhưng người Việt vẫn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để có được trải nghiệm tốt nhất.
Ngày nay, khách hàng khơng đến cửa hàng để xem giá, thông tin về sản phẩm hay so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác như trước kia nữa. Những cơng việc đó hồn tồn có thể thực hiện tại nhà với một thiết bị di động thơng minh. Họ lên Google để tìm kiếm thơng tin, hình ảnh của sản phẩm, lên Facebook để xem những xu hướng mới, xem đánh giá của những người mua trước sau đó cân nhắc có mua sản phẩm đó hay khơng. Họ hồn tồn có thể đặt mua sản phẩm qua mạng nhưng nếu quyết định mua tại cửa hàng thì phần lớn là để trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, xem xem nó có giống như những gì họ nghĩ hay khơng.
Tác động vào trải nghiệm người dùng là cơ hội để các nhà bán lẻ kích thích, chi phối quyết định mua hàng. Hành trình mua sắm của khách hàng là một quá trình ra
quyết định phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, nếu có thể mang đến cho họ một trải nghiệm tuyệt vời, doanh thu của cửa hàng chắc chắn sẽ tăng lên. Trong tương lai, xu hướng tạo ra nhiều trải nghiệm hơn khi mua sắm sẽ còn phát triển rộng rãi hơn nhằm khuyến khích người tiêu dùng đến mua tại cửa hàng thay vì chỉ ngồi ở nhà và mua sắm online.
Xu hướng lựa chọn sản phẩm cao cấp
Thu nhập bình quân tăng kèm theo mối lo ngại về sản phẩm kém chất lượng, khơng có nguồn gốc rõ ràng, người Việt ngày càng chịu chi hơn cho những sản phẩm cao cấp. Tỷ lệ mua sắm hàng cao cấp ở nước ta đang cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Phần lớn những người mua sắm loại hàng hóa này cho biết sản phẩm cao cấp khiến họ cảm thấy an tâm, tự tin và thành công hơn. Họ thường không quan tâm nhiều đến giá cả mà chú ý tới thành phần, chất lượng, thương hiệu và tính thời thượng của sản phẩm đó.
Tới năm 2030, sức mua sản phẩm cao cấp của người Việt được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Đặc biệt, các nhóm sản phẩm organic, tự nhiên hay tốt cho sức khỏe là những mặt hàng cao cấp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đây là một tín hiệu tích cực, thúc đẩy xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ trong tương lai.