Đạo đức và cấu trúc đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Lịch sử cho đến nay đã trải qua bốn hình thái kinh tế - xã hội và đang trải qua hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, tương ứng với nó là năm kiểu đạo đức khác nhau, từ đạo đức cộng sản nguyên thuỷ đến đạo đức cộng sản văn minh.

Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá lại toàn bộ những tư tưởng đạo đức đã có từ trước đến nay và đưa ra những luận điểm khoa học về đạo đức. Theo Ph.Ăngghen, nền đạo đức "đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vơ sản - là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài" [85, tr.136] đó chính là nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Tiếp tục tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức duy tâm, siêu hình, V.I.Lênin coi đó là thứ đạo đức phản động theo nghĩa là khơng cịn khả năng phản ánh xu thế của tiến bộ xã hội mà trái lại nó cản trở sự phát triển của lịch sử, đi ngược lại lợi ích của nhân loại tiến bộ. V.I.Lênin đã khẳng định sự ra đời tất yếu của "lý luận cộng sản" và "đạo đức cộng sản" [80, tr.354-378].

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về đạo đức, ở đây chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã

hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [59, tr.7].

Xuất phát từ quan điểm hệ thống khi xem xét các sự vật, hiện tượng, q trình xã hội, đạo đức có thể được nhận thức từ nhiều góc độ, với các lớp cấu trúc khác nhau. Ở mức độ khái quát nhất, chúng tôi cho rằng, đạo đức bao gồm hai thành tố chính, đó là ý thức đạo đức và hành vi đạo đức.

Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành

vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Ngồi ra nó cịn bao hàm cả những xúc cảm, tình cảm đạo đức của con người. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh hiện thực đạo đức đang tồn tại gắn với yêu cầu xã hội.

Trong các yếu tố hợp thành của ý thức đạo đức, tri thức đạo đức giữ vị trí hết sức quan trọng. Khi bàn về vai trò của tri thức trong cấu trúc của ý thức, C. Mác đã cho rằng: "Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho nên một cái gì đó nẩy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó" [87, tr.236].

Nói cách khác, ý thức đạo đức chính là sự nhận biết của con người về "đúng - sai; tốt - xấu; thiện - ác" trong tương quan với các cá nhân khác. Nhờ có sự nhận thức này mà chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những yêu cầu xã hội, bảo đảm cho xã hội vận động trong thế ổn định.

Hành vi đạo đức là hành vi của con người diễn ra dưới tác động điều

chỉnh của ý thức đạo đức. Đó là q trình hiện thực hóa ý thức đạo đức trong đời sống xã hội, trong các quan hệ ứng xử giữa người với người.

Hành vi đạo đức chính là những biểu hiện ra bên ngoài của một cá nhân cụ thể trong những điều kiện cụ thể. Đó chính là những động cơ thơi thúc con người hành động (hoặc không hành động cũng là một sự hành động). Những hành động, hành vi đó có thể do chính ý thức dẫn dắt; hành vi đạo đức thể

hiện ý thức đạo đức và văn hóa đạo đức của cá nhân. Hệ thống hành vi ứng xử đạo đức của con người được thực hiện đáp ứng yêu cầu của xã hội đem lại lợi ích cho con người, ngăn ngừa cái ác, nhân đạo hóa đời sống xã hội, góp phần quyết định tạo ra bộ mặt văn hóa tinh thần xã hội. Hành vi đạo đức được thực hiện qua mỗi con người, đáp ứng yêu cầu xã hội. Do đó nó cịn là q trình trực tiếp tự cải tạo của mỗi người, tự xác lập những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm giàu nhân cách của mình, hồn thiện mình từ con người lý tưởng đến con người hiện thực.

Tuy nhiên, giữa ý thức và hành vi có thể có những sai lệch mà chủ yếu là do các yếu tố bên ngồi tác động. Đây cũng chính là sự kết hợp hay là mối quan hệ mật thiết của đạo đức mang tính ý thức, nhận thức với đạo đức cụ thể hay chính là "nói" và "làm". Nếu "đạo đức" chỉ là những "ý thức tư duy trong đầu" thì khó có thể biết được bản chất "đạo đức" của chính con người đó. Mặt khác, nếu ý thức được diễn đạt bằng những cụm từ rất hoa mỹ "tôn trọng, thủy chung, tránh điều ác, tránh tham lam của người khác", mà không thể hiện bằng những hành động cụ thể thì khó có thể đánh giá ý thức đạo đức.

Hành vi chứa đựng giá trị đạo đức phải là hành vi hoàn toàn tự nguyện, tự giác, khơng vụ lợi, vì người khác và được thúc đẩy bởi động cơ đúng đắn, hướng thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)