Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỷ luật, kỷ cương cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 125 - 132)

sống, kỷ luật, kỷ cương cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của giáo dục. Nhờ giáo dục, con người lĩnh hội được một cách hệ thống những tri thức, những giá trị và chuẩn mực xã hội, hình thành và phát triển một cách toàn diện những phẩm chất nhân cách cần thiết, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.

Con người mới xã hội chủ nghĩa khơng tự phát hình thành, phát triển mà phải được chủ động, tự giác xây dựng, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ đạo. Những phẩm chất đạo đức, lối sống, kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng phải thơng qua giáo dục mà hình thành, phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục là một nhân tố quyết định sự hình thành, phát triển của nhân cách. Người khẳng định: Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Với lẽ đó, tăng cường hơn nữa cơng tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỷ luật, kỷ cương cho cán bộ, chiến sĩ Công

an nhân dân Việt Nam là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.

Những phẩm chất nhân cách của người chiến sĩ Công an là một chỉnh thể thống nhất, phải được hình thành, phát triển tồn diện, đồng bộ. Tác động của giáo dục đến sự hình thành, phát triển, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải mang tính hệ thống, theo quan điểm tổng hợp. Những bộ phận hợp thành của giáo dục trong nhà trường Công an như: Giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục kỷ luật, kỷ cương, giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ v.v… Tuy mỗi bộ phận có u cầu, nội dung, hình thức riêng của nó, nhưng quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng, cùng tác động đến mọi mặt trí tuệ, tình cảm, ý chí, tập qn và thói quen của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, nhằm xây dựng những phẩm chất nhân cách xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục của các trường Cơng an, nó vừa là một mơn khoa học độc lập vừa là những chuẩn mực hành vi đạo đức cần được thâm nhập vào tất cả các phương diện giáo dục khác.

Về bản chất, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân là q trình thực hiện sự chuyển hóa những u cầu khách quan của xã hội, của ngành, thể hiện tập trung dưới dạng hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức thành lập trường sống tích cực, thành niềm tin sâu sắc, thành nhu cầu nội tâm vững chắc và thành hệ thống tập quán, thói quen hành vi đạo đức cơng vụ tích cực ở cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân.

Để thực hiện được sự chuyển hóa đó, giáo dục đạo đức, lối sống, kỷ luật, kỷ cương phải tập trung giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu và thống nhất biện chứng: Một là, "nội tâm hóa" những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức

thành nhu cầu bên trong vững chắc của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an tương lai; hai là, tạo ra một hệ thống tập quán hành vi đạo đức công vụ tốt đẹp, phù hợp với những chuẩn mực đã được tiếp nhận. Chính trong sự thống nhất hai mặt đó, những phẩm chất đạo đức của người công an mới hình thành, phát

triển và trở thành thuộc tính bền vững trong nhân cách của họ. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định: Chỉ có cái gì đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, vào phong tục, tập quán, mới có thể coi là đã được thực hiện.

Với tính cách là một "năng lực nhân tính", biểu hiện bản chất xã hội của con người, đạo đức tồn tại xen kẽ, đan kết trong mọi lĩnh vực ý thức, mọi loại hình quan hệ và mọi dạng thức hoạt động của con người. Các chuẩn mực của nó bao quát mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Tất cả các giá trị, các chuẩn mực xã hội đều mang ý nghĩa đạo đức khi nó thức tỉnh con người, được con người tiếp nhận tự nguyện và hành động theo một cách tự giác, nhờ đó con người càng tăng trưởng hơn về mặt xã hội và ngày càng giàu nhân tính hơn. Hơn nữa, đạo đức là thuộc tính bản chất quy định gương mặt của con người với tư cách là một thực thể sinh vật mang tính xã hội sâu sắc. Tiến bộ đạo đức là tiêu chuẩn chủ yếu của tiến bộ nhân cách, biểu hiện sự vươn lên của con người từ cấp độ "con người bản năng" tới cấp độ "con người xã hội". Đạo đức cũng là nhân tố có vai trị ngày càng tăng trong đời sống xã hội, trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cơng an. Do đó, các phương tiện giáo dục khác trong khi hướng tập trung vào xây dựng những phẩm chất nhất định của nhân cách, đều phải đồng thời tác động đến đạo đức, đều phải mang nội dung và ý nghĩa giáo dục đạo đức.

Toàn bộ hệ thống giáo dục trong các nhà trường Công an đều phải bao hàm nội dung ý nghĩa giáo dục đạo đức như V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện và dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên" [80, tr.366]. Điều này cũng nói lên vị trí đặc biệt quan trọng của giáo dục đạo đức trong xây dựng những phẩm chất nhân cách xã hội chủ nghĩa ở mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi bài học đầu tiên của người chiến sĩ cách mạng là bài học về nhân cách đạo đức, giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng trong xây dựng con người mới. Người

nhắc nhở chúng ta: Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng.

Tình hình giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân những năm gần đây cho thấy: Bên cạnh những thành quả đạt được, chúng ta còn những mặt thiếu sót và yếu kém, cả về quan niệm cũng như trong thực hành giáo dục. Điều này không những hạn chế chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức, mà trong nhiều trường hợp cụ thể còn dẫn đến kết quả ngược lại, tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức của cán bộ, chiến sĩ Cơng an.

Một tình trạng khá phổ biến hiện nay ở một số đơn vị công an là cán bộ, chiến sĩ chưa chú ý đúng mức đến giáo dục đạo đức truyền thống, chưa nhận thức đúng vai trò và đặc trưng của đạo đức, của giáo dục đạo đức trong chỉ huy, quản lý và rèn luyện cấp dưới. Khơng ít cán bộ, chiến sĩ Công an ở đơn vị, địa phương hiện nay có thói quen chỉ huy, quản lý đơn thuần bằng mệnh lệnh, bằng biện pháp hành chính áp đặt, bằng gò ép vào kỷ luật một cách thô bạo mà chưa chú ý giáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Trong thực hành giáo dục đạo đức cịn tình trạng đường mòn, kinh nghiệm chủ nghĩa, đơn điệu, phiến diện; nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chưa phù hợp với những phát triển mới của tình hình và nhiệm vụ cũng như bản thân của chủ thể đạo đức, nhất là chưa phù hợp với những đặc điểm của lớp cán bộ, chiến sĩ Công an tr hiện nay. Chẳng hạn như: Chỉ mới nhấn mạnh ý thức tập thể mà chưa quan tâm đúng mức đến ý thức làm chủ của từng cá nhân, thậm chí lầm lẫn việc chống chủ nghĩa cá nhân đến mức phủ nhận ln tính độc lập sáng tạo và những nét phong phú, đa dạng trong sự phát triển của từng nhân cách; các chuẩn mực đạo đức được tiếp nhận và truyền thụ cịn mang tính trực quan - kinh nghiệm, giáo điều, chưa được luận chứng sâu sắc về mặt khoa học, chưa gắn liền với việc chăm lo giải quyết những vấn đề cụ thể về quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ, thậm chí có quan điểm cực đoan cho rằng nói đến lợi ích cá nhân là vơ đạo đức, cần lên án và bài xích; để phát huy tác

dụng của giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, chúng ta phải khắc phục những mặt cịn lạc hậu và yếu kém đó.

Cần đổi mới quan niệm về giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, làm cho giáo dục đạo đức công vụ được thực sự coi trọng, chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Tính tất yếu của sự đổi mới trong giáo dục đạo đức công vụ được xác định khơng chỉ từ thực trạng tình hình giáo dục đạo đức những năm gần đây, mà trước hết là do sự phát triển của cuộc sống đòi hỏi. Hiện nay, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, đời sống xã hội đang có những thay đổi lớn, có tính chất bước ngoặt, diễn ra nhanh chóng và rất phức tạp. Điều đó đặt ra cho tồn xã hội và cho mỗi người những vấn đề chung và riêng nhiều điều khác trước. Đổi mới là xu thế của thời đại. Chủ nghĩa xã hội càng cần phải tự đổi mới và thực sự đang trong quá trình tự đổi mới. Đối với chúng ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với cả xã hội và mỗi con người. Mặt khác, cùng với những phát triển của cuộc sống, người cán bộ, chiến sĩ Công an giờ đây cũng có những phát triển mới so với người cán bộ, chiến sĩ Công an ở giai đoạn lịch sử trước đây; khả năng giao tiếp xã hội rộng hơn, điều kiện tiếp nhận và sử lý thơng tin lớn hơn, có những nhu cầu phong phú và đa dạng hơn, yêu cầu dân chủ cao hơn, "cái tơi" có xu hướng muốn được bộc lộ và được khẳng định mạnh mẽ hơn v.v... Sự phát triển đó của chủ thể đạo đức là điều hợp quy luật, không thể phủ nhận mà cần phải được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ bản chất của giáo dục đạo đức, từ thực tiễn đạo đức và giáo dục đạo đức công vụ trong lực lượng và các nhà trường Công an nhân dân những năm gần đây, trước những phát triển mới của cuộc sống và theo những định hướng công tác tư tưởng mà các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết của Đảng uỷ Công an trung ương đã chỉ ra, phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay tuân theo

những vấn đề mang tính quy luật sau đây: Thực hiện quan điểm tổng hợp trên mọi phương diện của hoạt động giáo dục, tăng cường tính định hướng, tính khoa học, tính đảng, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục, coi trọng bồi dưỡng và phát huy cao bản lĩnh tự giáo dục của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của giáo dục đạo đức cơng vụ. Đây cũng chính là những vấn đề cơ bản, mang tính bức thiết, cần được nhận thức đúng và tổ chức thực hiện tốt trong thực hành giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay.

Vấn đề mang tính bao trùm tồn bộ q trình đổi mới giáo dục đạo đức cơng vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là thực hiện qua điểm tổng hợp trên mọi phương diện của hoạt động giáo dục. Như trên đã nêu, những phẩm chất nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất toàn vẹn, phát triển toàn diện, phải được giáo dục theo quan điểm tổng hợp. Trên bình diện đạo đức, cùng với sự phát triển của con người và xã hội, đạo đức có vai trị ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội và cuộc sống của con người, ngày càng hiện ra như là sự tổng hòa những phẩm chất của nhân cách, ngày càng thâm nhập vào mọi thành tố trong tổng hòa những quan hệ xã hội của con người. Do đó, giáo dục đạo đức (được thực hiện trong thực tiễn ở tất cả các lĩnh vực hình thành nhân cách) phải mang tính hệ thống, tính tổng hợp ngày càng cao, bảo đảm sự thống nhất hữu cơ của các nỗ lực giáo dục, nhằm hoàn thiện toàn diện những phẩm chất đạo đức ở cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trong lực lượng Công an nhân dân, với tư cách là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, mọi lĩnh vực của cuộc sống và hoạt động của Cơng an mang tính thống nhất, tính tổ chức và tính hiệp đồng cao. Các hoạt động giáo dục đạo đức dựa trên những điều kiện thuận lợi đó mà tác động một cách hệ thống - tổng hợp đến đạo đức của từng cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Trong công tác cũng như trong sinh hoạt, các chủ thể giáo dục phải giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nêu cao ý thức tự giác, gương mẫu chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của Điều lệnh Công an nhân dân; các quy định, chế độ, quy trình, quy chế cơng tác; rèn luyện đức tính trung thực, khiêm tốn; phải có tinh thần tập thể, sự đồn kết, gắn bó với cộng đồng, chia s trách nhiệm mà trách nhiệm cao nhất là trách nhiệm đối với dân, hành động vì nhân dân; có lối sống giản dị, trong sạch, nghị lực vượt qua khó khăn, vượt lên chính mình, khơng ngừng hồn thiện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, có dũng khí, đứng ngồi vịng danh lợi, khơng màng danh lợi; Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần tuyệt đối không vi phạm những điều cấm không được làm. Giáo dục cho mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải có thái độ tận tụy với cơng việc, cương quyết, khôn khéo với địch "dĩ bất biến, ứng vạn biến", cố gắng nỗ lực hết sức mình để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, ngành Cơng an giao phó, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào, đi bất cứ nơi đâu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cần đến.

Vấn đề quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình đổi mới giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân là tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương hiện nay, bảo đảm cho q trình đó phát triển đúng hướng, có chất lượng và hiệu quả cao; tăng cường tính định hướng trên mọi phương diện của hoạt động giáo dục. Điều này được quy định bởi bản chất, mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường Cơng an là nhằm chuyển hóa những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thành ý thức, tình cảm và thái độ, hành vi của mỗi cán bộ, chiến sĩ Cơng an, góp phần phát huy bản chất cách mạng, nâng cao hiệu quả và sức mạnh chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội của Cơng an nhân dân Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình và thực trạng tư tưởng, đạo đức của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 125 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)