Thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc nâng cao đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 61 - 65)

trong việc nâng cao đạo đức công vụ

Tự giáo dục là một mặt, một nội dung quan trọng của q trình giáo dục, đó là một thuộc tính riêng có của bản chất con người, là vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng. Thơng qua tự giáo dục, tự rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong cuộc sống và giải quyết các mối quan hệ mà những giá trị đạo đức công vụ được cán bộ, chiến sĩ Công an tiếp nhận trong quá trình giáo dục được củng cố vững chắc, làm cho các phẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an được phát triển từ thấp đến cao, từ những hành vi đơn giản đến thói quen, từ những hành vi tự phát thành ý thức tự giác. Đồng thời, thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện mà hình thành những giá trị đạo đức công

vụ mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng, thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác tự phê bình và phê bình. Người coi đây là "hai thứ vũ khí rất sắc bén" để giúp chúng ta tiến bộ, Người yêu cầu "Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ khơng có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng" [93, tr.278]. Trong 6 Điều Bác Hồ dạy cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, điều đầu tiên là "Đối với tự mình" rồi mới đến đồng sự, Chính phủ, nhân dân, cơng việc và "đối với địch" v.v… Tức là người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải luôn luôn nêu cao tinh thần tự phê bình, tự phấn đấu vươn lên để hồn thành cơng việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Những yêu cầu khách quan, mục tiêu, nội dung, phương hướng nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an sẽ không được hiện thực hoá vào trong ý thức đạo đức công vụ và hành vi đạo đức công vụ, nếu chúng không trở thành nhu cầu tự thân ở họ. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cơng vụ của chủ thể giáo dục phải gắn liền với tự giáo dục của người cán bộ, chiến sĩ Công an theo nguyên lý vận động là quá trình tự thân. Chỉ khi nào người cán bộ, chiến sĩ Công an nhận thức đúng đắn ý thức, trách nhiệm của bản thân, về vị trí, vai trò của việc nâng cao đạo đức công vụ đối với bản thân; có kiến thức chun mơn vững vàng; có tình cảm, trách nhiệm cao với Đảng, Nhà nước và nhân dân và niềm tin mãnh liệt vào các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơng vụ, thì khi đó mới tạo nên động lực bên trong thôi thúc họ tự giáo dục, r n luyện để chuyển hố những u cầu chuẩn mực đạo đức cơng vụ Công an nhân dân thành phẩm chất đạo đức cơng vụ tốt đẹp của mình.

Đặc biệt, hoạt động bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong các trạng thái chiến đấu, sự hy sinh xương máu có thể diễn ra bất kỳ khi nào càng đòi hỏi những quy định nghiêm ngặt cả về chun mơn, về bản lĩnh

chính trị và phẩm chất đạo đức cơng vụ của họ. Vì vậy, ý thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc nâng cao đạo đức cơng vụ càng có vai trị, vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam hiện nay. Giáo dục và tự giáo dục để nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an không chỉ là giáo dục lý thuyết với hệ thống tri thức đạo đức công vụ qua sách vở mà phải gắn chặt giữa giáo dục, tự giáo dục với thực tiễn quá trình hoạt động chuyên môn, xuất phát từ thực tiễn và hướng vào phục vụ cho hoạt động thực tiễn của họ.

Tiểu kết chương 2

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nịng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân là q trình tác động tự giác, tích cực, có mục đích của các chủ thể nâng cao đến đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân với nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp nhằm làm biến đổi thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân trong q trình thực thi cơng vụ theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

Xuất phát từ quan điểm hệ thống khi xem xét các sự vật, hiện tượng, q trình xã hội, đạo đức có thể được nhận thức từ nhiều góc độ, với các lớp cấu trúc khác nhau và chịu ảnh hưởng từ nhiều bối cảnh khác nhau. Như trong

bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam chịu tác động từ nhân tố mơi trường kinh tế- xã hội, mơi trường chính trị - pháp lý; hội nhập quốc tế; tác động từ phía các chủ thể đến việc nâng cao đạo đức công vụ; ý thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an. Vấn đề đặt ra ở đây là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quan hệ với Tổ quốc, với nhân dân, với công việc, với đồng sự, với k địch và với chính mình trong bối cảnh tình hình như hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 61 - 65)