Tác động của mơi trường kinh tế chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Đạo đức không phải do ý muốn chủ quan của con người quy định mà nó là sản phẩm của các quan hệ kinh tế, xã hội nảy sinh từ nhu cầu đời sống

xã hội. Ph.Ăngghen từng viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ" [85, tr.137].

Mặc dù, đạo đức có quy luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra nó nhưng về cơ bản, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu (hay một dạng) hình thái ý thức đạo đức nhất định.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chúng ta thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không chỉ mang lại đời sống ngày càng sung túc về vật chất mà cịn kích thích mọi tiềm năng, nguồn lực cho sự phát triển đời sống tinh thần, làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần, hoàn thiện đạo đức và phát triển con người. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, chứa đựng khả năng tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội nói chung, đạo đức cơng vụ nói riêng. Đó là, chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng phản đạo đức; khuynh hướng tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần và đạo đức. Không những thế, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay sự phân công lao động trở nên cực kỳ sâu sắc, nhiều hoạt động trước đây khơng mang tính cơng vụ, nay trở thành phương thức kiếm sống của nhiều cán bộ, công chức. Những hoạt động công vụ đặc thù cũng gây ra những khó khăn cho con người khi phải ứng xử trước những tình huống đạo đức. Các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội khơng cịn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động cơng vụ. Đó là những trở ngại lớn đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới.

Cũng như các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần xã hội, đạo đức được hình thành và phát triển khơng chỉ chịu sự quy định của cơ sở kinh tế mà còn

chịu sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, trước hết là tư tưởng chính trị - pháp lý. Ph.Ănghen viết rằng: "Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, … đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế" [86, tr.271].

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không những được tiếp nhận những giá trị đạo đức của giai cấp công nhân, tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa mà còn chịu sự tác động của các quan điểm chính trị, các trào lưu tư tưởng, đạo đức của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác; giữa đạo đức mới và đạo đức cũ, giữa mặt tiến bộ và mặt lạc hậu, giữa tích cực và tiêu cực diễn ra quyết liệt, phức tạp.

Bên cạnh những ưu điểm, mơi trường xã hội - chính trị - pháp lý trong nước vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Nhất là tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng. Đây chính là những thách thức đối với q trình nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay.

Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tiếp tục được hồn thiện, chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng và củng cố. Nền tảng vật chất, tinh thần cho việc nâng cao đạo đức công vụ đã được thiết lập về cơ bản nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Bên cạnh những thuận lợi, việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay cũng gặp khơng ít khó khăn, trở ngại. Do đó, cần phát huy những mặt tích cực, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những yếu tố tiêu cực để đảm bảo cho q trình nâng cao đạo đức cơng vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)