Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an hiện nay trên cơ sở kế thừa đạo đức truyền thống dân tộc và truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 119 - 122)

nay trên cơ sở kế thừa đạo đức truyền thống dân tộc và truyền thống ngành Công an nhân dân Việt Nam

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội. Đạo đức mới không nảy sinh từ một mảnh đất trống, hoang dã. Giống như các hình thái tư tưởng, tinh thần khác, sự phát triển của đạo đức một mặt phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại, mặt khác là sự kế thừa những giá trị tinh thần truyền thống mà các thế hệ trước đã tích lũy được.

Trong lĩnh vực đạo đức hiện nay đang có sự đan xen, giao thoa giữa các giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị mới nảy sinh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các giá trị mới tiếp thu trong quá trình mở cửa giao lưu với các nền văn hóa khác. Sự đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu, cái thiện với cái ác, cái tích cực với cái tiêu cực v.v… là một trong những biểu hiện tính phong phú, đa dạng của hệ thống các giá trị đạo đức, của sự đan xen, giao thoa đó.

Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an hiện nay phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính kế thừa với đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống. Nói cách khác, kế thừa trên cơ sở đổi mới và đổi mới trên cơ sở kế thừa. Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống ln là quy luật, là địi hỏi của cuộc sống, của sự tồn vong của mọi quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh việc giữ gìn, kế thừa giá trị đạo đức truyền thống ấy, một mặt phải giữ được bản sắc dân tộc; mặt khác không được để rơi vào thái cực bảo thủ, không chịu thay đổi cho phù với những điều kiện mới. Các giá trị truyền thống phải được hiện đại hóa. Đặc biệt, trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện tại trên nhiều lĩnh vực hiện nay thì việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống là cần thiết, có như vậy mới tránh được tư duy bảo thủ, trì trệ. Giá trị đạo đức truyền thống luôn là gốc thể hiện sự trường tồn của phẩm chất, khí phách con người Việt Nam song phải có sự đổi mới, kết hợp với tính hiện đại.

Việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đòi hỏi chúng ta phải chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà phủ định cái mới. Đạo đức cá nhân được điều chỉnh bởi những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị nhân văn mang, nó mang tính cộng đồng và ổn định được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực phổ biến và cơ bản. Những giá trị q báu đó vừa là kết quả, vừa

là cơ sở, động lực trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, góp phần tạo dựng bản lĩnh, bản sắc dân tộc, nhân cách con người Việt Nam nói chung và nhân cách người cán bộ Công an nhân dân Việt Nam nói riêng.

Sức mạnh và sức sống bền vững của các giá trị đạo đức truyền thống đã luôn được thể hiện rõ trong lịch sử cần phải được tăng cường, đổi mới và phát triển cao hơn, phù hợp với những đòi hỏi mới của thời đại. Một khi giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa đến ngày nay thì trong sự kế thừa, gìn giữ đó đã bao hàm sự đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện mới. Những đổi mới đó cần theo hướng làm phong phú thêm nội dung của giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện mới của lịch sử và xã hội.

Lực lượng Công an nhân dân là một thành tố trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang đầy đủ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Giá trị đạo đức của lực lượng Công an nhân dân là bộ phận gắn kết chặt chẽ với giá trị đạo đức dân tộc, nằm trong những giá trị đạo đức dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần đoàn kết, tinh thần dũng cảm, ý thức cộng đồng v.v… những giá trị truyền thống tốt đẹp đó đã khơng ngừng được phát huy trong hơn 0 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân, làm nên những chiến công oanh liệt mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng "vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống đó trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay là vấn đề thực tiễn cấp bách. Kế thừa tinh hoa của đạo đức truyền thống đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn loại bỏ những tàn dư tiêu cực trong di sản truyền thống. Những tàn dư tiêu cực này đang ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành nhân cách người Công an nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức và hành vi đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân hiện nay. Đó là chủ

nghĩa tình cảm, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bình quân, tư tưởng lão làng, công thần, quan liêu gia trưởng v.v... Mặt trái của các giá trị đạo đức truyền thống như: thức cộng đồng dễ dẫn đến tâm lý phủ định cá nhân, dẫn đến chủ nghĩa cục bộ địa phương, b phái; yêu nước, yêu làng dễ dẫn đến tâm lý cố thủ, khơng dám vươn lên tìm tịi khám phá. Cần cù chịu đựng dẫn đến kém tư duy kỹ thuật, không năng động, chậm đổi mới. Tinh thần đoàn kết là một giá trị truyền thống được thể hiện đậm nét trong những vấn đề lớn liên quan đến sự tồn vong của dân tộc và cộng đồng như trong sinh hoạt hàng ngày hay trong các hoạt động mang tính chất nghề nghiệp cịn hạn chế. Do có tư duy đồn kết theo kiểu một chiều nên nhiều địa phương có tinh thần đấu tranh phê và tự phê trong nội bộ còn yếu kém. Thái độ " dĩ hòa vi quý" là nét phổ biến trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với nhau. Những tàn dư, hạn chế đó là những yếu tố khơng cịn phù hợp và cần phải được loại bỏ trong sự hình thành nhân cách, đạo đức cơng vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 119 - 122)