Công vụ và đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)

2.1.2.1. Công vụ

Công vụ là một khái niệm, một phạm trù có tính lịch sử. Ở những quốc gia khác nhau, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau công vụ cũng được hiểu khác nhau. Vì vậy chúng ta khó có thể đưa ra một khái niệm chung về cơng vụ để áp dụng cho mọi quốc gia và mọi thời đại.

Trong cuốn T điển tiếng Việt: "Công vụ là vụ việc" thì cơng vụ được

hiểu theo đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức xã hội v.v… nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước đều được coi là thực hiện công

vụ. Cách lý giải này không phân biệt rõ những hoạt động của cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước với những người viên chức, công nhân, nông dân.

Theo các tác giả trong T điển Hành chính cơng:

Cơng vụ bao gồm các cơ quan khác nhau của Chính phủ, như các bộ, ngành, các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn và doanh nghiệp của Chính phủ là các cơ quan chịu trách nhiệm về việc tạo điều kiện và thực thi pháp luật, chính sách cơng và các quyết định của Chính phủ [103, tr.20].

Cách hiểu như trên theo phương diện bộ máy các cơ quan, tổ chức của ngành hành pháp, trong đó có tính đến các doanh nghiệp nhà nước. Ở đây chưa đề cập đến công vụ như một chức năng phải thực thi của bộ máy đó để đảm bảo vai trò quản lý và phục vụ nhân dân. Còn trong cuốn Giáo trình Luật hành chính của Trường Đại học Luật Hà Nội quan niệm: "Công vụ là hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân" [150, tr.206].

Theo thuật ngữ hành chính, "Cơng vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực hiện bởi đội ngũ cơng chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các mặt đời sống xã hội" [158, tr.83]. So với một số quan niệm khác, quan niệm này có ưu điểm: Một, đã nêu lên chủ thể thực hiện hoạt động công vụ là công chức nhà nước; hai, mục đích của hoạt động công vụ nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các mặt của đời sống xã hội;

ba, hoạt động cơng vụ mang tính quyền lực nhà nước, gắn với nhà nước.

Trong Luật Cán bộ, Công chức năm 2010, ở Điều 2 quy định: "Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan" [124, tr.5].

Như vậy là tùy theo cách tiếp cận mà người ta có quan niệm khác nhau về cơng vụ. Tuy nhiên giữa các quan niệm đó vẫn có những điểm chung có thể coi:

Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện, hoạt động th a hành ưới sự chỉ đạo của nhà nước thông qua pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định

các hoạt động của cơ quan thực thi công vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp, quyền quản lý nhà nước) bao gồm: Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; hệ thống các quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ do chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành, tạo thành hệ thống thủ tục hành chính, quy tắc quy định các điều kiện để tiến hành các hoạt động thực thi công vụ.

Hoạt động công vụ o người làm công cho nhà nước thực hiện. Đội

ngũ cán bộ, công chức với tư cách là chủ thể tiến hành các hoạt động thực thi công vụ - là hạt nhân của nền công vụ, đồng thời cũng là yếu tố đảm bảo cho nền cơng vụ có hiệu lực, hiệu quả. Tính thường xun, chun nghiệp trong hoạt động của đội ngũ cán bộ, cơng chức góp phần đảm bảo cho hoạt động cơng vụ có tính liên tục, lâu dài và ổn định.

Hoạt động công vụ, người cán bộ, công chức sử dụng quyền công. Hoạt

động cơng vụ mang tính quyền lực nhà nước, được điều chỉnh bởi ý chí nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Khi thực thi công vụ, cán bộ, công chức không nhân danh cá nhân mà nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết công việc.

Hoạt động cơng vụ mang tính pháp lý. Hoạt động công vụ là hoạt động

luôn bị điều chỉnh bởi các văn bản qui phạm pháp luật. Hoạt động của nền công vụ và người cán bộ công chức không chỉ bị chế định bởi hệ thống luật chung (luật lao động, luật cơng chức v.v...) mà cịn bị chế định bởi chính những quy phạm pháp luật được quy định riêng cho loại hoạt động này.

Hoạt động công vụ phục vụ lợi ích chung. Khác với hoạt động kinh tế

của các doanh nghiệp - là nơi sử dụng quyền lực kinh tế, nguồn tài chính, vật chất của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nhiều cách khác

nhau, nhằm đi đến mục tiêu vì lợi nhuận. Mục tiêu của hoạt động cơng vụ là nhằm phục vụ nhân dân; đáp ứng địi hỏi chính đáng của nhân dân, của tổ chức; công vụ là một hoạt động đặc biệt, có những nét đặt trưng riêng của nó và được thể hiện ở: Hoạt động cơng vụ khơng có tính mục đích tự thân, mục tiêu của nó là nhằm phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân; hoạt động cơng vụ mang tính xã hội hóa cao vì phục vụ số đơng trong xã hội; hoạt động cơng vụ nhằm duy trì an ninh, an tồn trật tự xã hội; hoạt động cơng vụ góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động công vụ khơng nhằm mục đích lợi nhuận.

Hoạt động cơng vụ o nhà nước trả công (lương, phụ cấp). Trong hoạt

động công vụ, các cơ quan nhà nước sử dụng nguồn ngân sách hay quỹ công để cấp cho những người thực thi hoạt động công vụ và các hoạt động này phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm hướng đến các mục tiêu đề ra; trong quá trình thực hiện phải thực hiện theo hệ thống thứ bậc chặt chẽ, có sự phân cơng từ cấp trên xuống dưới; theo các thủ tục quy định của nhà nước; là hoạt động cơng khai; mang tính bình đẳng, khơng thiên vị; có thể có sự giám sát và tham gia của nhân dân.

Nói đến cơng vụ là nói đến hoạt động của nhà nước, một lĩnh vực đặc thù - mang tính quyền lực cơng, được thực thi bởi một đội ngũ cơng chức hành chính nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong q trình quản lý các mặt, các lĩnh vực của xã hội. Khi cơng chức có trách nhiệm với nhân dân và xã hội và xem đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thì đó chính là hoạt động thực thi công vụ. Xét về mặt pháp lý, trách nhiệm thường được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Do đó, cơng vụ chính là trách nhiệm của chủ thể nhân danh quyền lực công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên, tác giả luận án quan niệm: Công vụ là một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước o đội ngũ công chức tiến

hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)