Những hạn chế, bất cập trong việc tự nâng cao ý thức, hành vi đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 114 - 118)

vi đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, phát triển những chuẩn mực, giá trị cốt lõi đạo đức công vụ được Bộ Công an quan tâm nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bản thân nó đang đặt ra nhiều vấn đề mới như: Khơng ít cán bộ, chiến sĩ có lập trường giai cấp chưa thật sự kiên định, quan điểm đấu tranh giai cấp chưa vững vàng, nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về vị trí chiến đấu, nhiệm vụ cơng tác của lực lượng trong tình hình mới; mất lịng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu. Từ đó nảy sinh khuynh hướng cơ hội, xét lại hoặc theo đuổi chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lạ dưới các biến tướng khác nhau; tư tưởng ngại học tập nâng cao trình độ chun mơn, tự mãn với những thành tích đã có của các thời kỳ trước đây, dẫn đến năng lực chuyên môn bị giảm sút, khơng đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới, nhưng cũng "khơng thể rời bỏ" vị trí cơng tác, kìm hãm sự vận động, phát triển của cơ quan, đơn vị; tư tưởng trung bình chủ nghĩa, cầu an, thích nhàn hạ, ngại đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, " gió chiều nào che chiều ấy", thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, "sống chết mặc bay", chỉ lo an phận đã tạo nên môi trường thuận lợi cho những biểu hiện tiêu cực sinh sôi, nảy nở; tác phong làm việc hành chính, thiếu sâu sát thực tế, hiệu quả chất lượng công việc không cao. Sự đố kị, kiêu ngạo, tự cao và tính vơ tổ chức, vơ kỷ luật, xem nhẹ tập thể, đề cao năng lực bản thân nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc mà lại có tư tưởng cơng thần. Bên cạnh đó, khi nhận nhiệm vụ lại rụt r , ngại khó, ngại khổ, lười suy nghĩ, dựa dẫm vào các thế lực khác để đạt mục đích của bản thân nên để bọn xấu lợi dụng khai thác làm lộ lọt bí mật nghiệp vục.

Chủ nghĩa cá nhân, cái tôi lớn hơn cái ta, háo danh, kèn cựa địa vị, thực dụng vun vén, tư lợi, dễ làm, khó bỏ, đùn đẩy né tránh, ngại khó khăn, gian khổ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm khơng đúng quy trình, quy định cơng tác, quan hệ với tội phạm, bảo kê tội phạm để trục lợi, mưu cầu cho lợi ích cá nhân, gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ khiến cho nhiều người chỉ thấy cơng việc của mình là to lớn, chỉ mình có cơng lao và địi hỏi nhà nước, tập thể phải đãi ngộ "xứng đáng", cịn cơng việc của người khác là nhỏ bé, ít có giá trị, có ít đóng góp cho xã hội, cho đơn vị. Thực tế cho thấy những biểu hiện đó đã xảy ra trong lực lượng Cơng an nhân dân tuy nhiên đó cũng chỉ là chủ nghĩa cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích tập thể. Chính vì lẽ đó mà nảy sinh hiện tượng kéo cánh, kéo b , nghi kỵ, dẫn đến đối phó lẫn nhau gây mất đồn kết nội bộ, nhất là đến thời điểm đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp nâng lương thì lại có đơn thư tố cáo mạo danh, nặc danh để bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín lẫn nhau.

Hiện tượng nói nhiều làm ít, nói nhưng khơng làm, nói một đằng, làm một n o, lười biếng, không chịu đổi mới sáng tạo vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Trong lực lượng Cơng an cịn có cán bộ, chiến sĩ, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cấp cao chưa nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu. Lười nhát, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến hiệu suất chất lượng cơng việc kém hiệu quả làm giảm sút lịng tin của cấp dưới và thiếu tín nhiệm của quần chúng nhân dân. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân cịn có biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức, khơng có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, lợi dụng cương vị công tác mà quay lưng lại với nhân dân, thậm chí xâm phạm lợi ích của dân.

Một số lãnh đạo có tư cách hách dịch, xa dân, khơng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của dân, không nắm được tư tưởng, nguyện vọng của cấp dưới; nhận xét cán bộ thì chung chung, khơng có quan điểm, đơi khi cịn nhận xét sai lệch, nghe một đằng nhận xét một n o, phát biểu không trọng tâm, dàn trải,

không cụ thể và ngại nghe phê bình, chỉ muốn nghe thành tích, tình trạng này chưa được khắc phục là vấn đề đặt ra hiện nay. Tuy nhiên khơng ít cán bộ tồn tâm, tồn ý, có trách nhiệm với cơng việc, tự vượt qua khó khăn và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn cịn diễn biến phức tap, chưa được khắc phục cũng là vấn đề đặt ra hiện nay. Một số cán bộ, chiến sĩ lợi dụng quyền hạn, vị trí cơng tác được giao để trục lợi, sách nhiễu đòi và nhận hối lộ, vơ vét cho cá nhân và gia đình, làm giàu một cách bất chính, lãng phí tài sản của nhân dân. Thậm chí có một số k khi đã có của dễ kiếm trong tay thì bắt đầu ăn chơi sa đọa, sống trác táng, phi nhân tính, trong khi cuộc sống của nhân dân cịn đang gặp rất nhiều khó khăn. Sự sa đọa, thối hóa biến chất đó dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, vịi vĩnh dân khi thực hiện công việc, gây bức xúc trong xã hội, phai nhạt hình ảnh đẹp của lực lượng Cơng an, làm cho một số cán bộ, chiến sĩ và nhân dân băn khoăn, lo lắng, thiếu lịng tin vào cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tình trạng vi phạm đạo đức, tư cách của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đang mâu thuẫn với nỗ lực của ngành Cơng an về xây dựng hình thành đặc trưng, giá trị cốt lõi của đạo đức công vụ Công an nhân dân.

Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ nảy sinh do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn ngun nhân khách quan. Chính vì đã quen sống và làm việc nhiều năm trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên khi chuyển sang sống và làm việc trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập làm cho khơng ít cán bộ, đảng viên khơng đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực để nắm bắt tình hình, nhanh chóng thích nghi và làm chủ. Hơn thế nữa, cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cũng như xu hướng mở cửa, hội nhập mang theo những mặt trái khó khắc phục, có thể gây ra những tác động xấu đến phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức

công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an mà nhất là đối với những con người thiếu bản lĩnh chính trị và lập trường đạo đức.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Công an nhân dân phần nào đã ý thức được sự cần thiết phải nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Nhờ vậy, tinh thần yêu nước, tinh thần phục vụ, thái độ tôn trọng nhân dân, có hành vi ứng xử, giao tiếp đẹp đối với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân ngày một nâng cao; lịng u ngành, u nghề khơng ngừng được củng cố và phát triển; ý thức và hành vi cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư trong hoạt động cơng vụ ngày một cao; chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng "đồng sự" trong thực thi công vụ không ngừng củng cố và phát triển. Từ đó, việc thực hiện nghiêm điều lệnh Công an nhân dân cũng như thực hiện trật tự, kỷ luật, kỷ cương được duy trì và khơng ngừng củng cố, nâng cao. Lực lượng Công an nhân dân đã chấp hành nghiêm Cương lĩnh, đường lối, chính sách, điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, tuân thủ các quy định, quy chế công tác. Những kết quả đạt được trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân do nhiều nguyên nhân mang lại. Trong đó nguyên nhân từ phía đối tượng được nâng cao đóng vai trị hết sức quan trọng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân cịn khơng ít những hạn chế trên cả hai mặt: Ý thức công vụ và hành vi đạo đức công vụ. Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía chủ thể nâng cao cũng như từ phía đối tượng nâng cao đạo đức cơng vụ. Điều này đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách cần giải quyết để nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 114 - 118)