vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay
Q trình nâng cao đạo đức cơng vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân diễn ra có sự tương tác giữa chủ thể nâng cao và đối tượng được nâng cao trong môi trường đạo đức công vụ của từng đơn vị Công an nhân dân. Chủ thể giáo dục căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nâng cao đạo đức công vụ, sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục truyền thụ nội dung giáo dục tác động vào người cán bộ, chiến sĩ Cơng an. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an tự giác, tích cực, chủ động xử lý, tiếp nhận thông tin, từng bước tạo nên sự chuyển hoá về chất trong đời sống đạo đức cơng vụ của mình.
Thơng qua sự tác động của chủ thể nâng cao đạo đức cơng vụ mà tri thức, tình cảm, ý chí đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được nâng lên, hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cao ngày một nhiều hơn. Sự nhận thức đúng đắn đó là điều kiện, tiền đề để giải quyết những quan hệ đạo đức công vụ và hướng dẫn hành vi đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam.
Dĩ nhiên, chủ thể giáo dục đạo đức cũng phải đóng vai trị vừa là chủ thể giáo dục, vừa là đối tượng giáo dục. Nếu không chủ thể giáo dục luôn cho rằng họ là người giáo dục mà qn mất chính mình cũng là đối tượng của giáo dục và nâng cao. Nếu người cán bộ, lãnh đạo chỉ huy chỉ thấy mình là người đi giáo dục, đi nâng cao đạo đức cho đối tượng khác khơng thơi thì họ có thể đi đến quan liêu, tự cho mình cái quyền tách ra khỏi đối tượng phải rèn luyện, nâng cao đạo đức cơng vụ và từ đó họ chỉ biết địi hỏi cán bộ, chiến sĩ dưới quyền mình cần nâng cao đạo đức cơng vụ, cịn bản thân mình thì khơng. Ở đây chúng ta cần phải trở lại quan niệm của C.Mác đã được ông viết trong "Luận cương về Phoi - ơ - bắc" rằng: "Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục". Do đó vai trị của thực hiện dân chủ, sự giám sát của cấp dưới đối với cấp trên, của nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung, đối với cán bộ Cơng an có chức vụ, quyền hạn nói riêng là hết sức quan trọng.
Thời gian qua khơng ít tướng lĩnh, người chỉ huy ngành Công an vi phạm đạo đức công vụ một cách nghiêm trọng, thậm chí vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những tấm gương phản diện đó đã có tác động khơng tốt đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong ngành, gây hoang mang, mất niềm tin nơi quần chúng, nhân dân.
Người cán bộ, chiến sĩ Công an thực thi công vụ cũng là con người thực, có nhu cầu như người bình thường (họ cũng cần tiền, cần ăn ngon, mặc đẹp v.v...). Chuyện gì sẽ xảy ra khi một cán bộ, chiến sĩ Cơng an có quyền lực
hoặc phụ trách một lĩnh vực (tài chính, đất đai v.v...) đứng trước một người giàu có bất hợp pháp đang muốn lợi dụng chức vụ quyền hạn của người Công an để trục lợi. Người cán bộ kia sẽ làm việc theo cơng vụ hay phục vụ lợi ích cho bản thân mình? Người có đạo đức sẽ làm theo cách thứ nhất; người kém đạo đức sẽ chọn cách thứ hai để hành xử khi họ khơng vượt qua chính mình trước những cám dỗ của lợi ích vật chất. Đây là một thực tế đang tồn tại trong hoạt động công vụ của ngành Cơng an.
Có thể cho rằng, kết quả của việc nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giáo dục r n luyện của chủ thể giáo dục, mà trước hết là tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy, tổ chức đoàn thanh niên, các đoàn thể khác v.v... trong đơn vị. Bởi vì, chủ thể giáo dục quyết định cả nội dung, tính chất, phạm vi, phương pháp tác động và mức độ nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Cơng an Việt Nam, đồng thời cịn hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các hoạt động thực tiễn, qua đó giáo dục, r n luyện, uốn nắn những sai lệch trong quá trình nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.