Xây dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, môi trường an ninh quốc phòng vững chắc và tăng cường công khai, minh bạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 140 - 144)

an ninh - quốc phòng vững chắc và tăng cường cơng khai, minh bạch, hồn thiện thể chế giám sát của người dân, của tổ chức đối với hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Giữa con người với hồn cảnh có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng viết rằng: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [84, tr.55]. Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh và môi trường an ninh - quốc phòng vững chắc để người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam tự rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp, hình thành ý thức, thái độ và hành vi đạo đức công vụ chuẩn mực, đấu tranh chống lại sự tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự tấn cơng về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống của các thế lực thù địch. Muốn vậy, trước mắt cần phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, thường xuyên chăm lo xây dựng môi trường kinh tế - xã hội

lành mạnh và môi trường an ninh - quốc phòng vững chắc

Trước mắt là tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các đơn vị, địa

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở địa phương, nơi cán bộ chiến sĩ cư trú, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức khác tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Cán bộ, chiến sĩ Công an phải là người công dân gương mẫu nhất trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của chính quyền và quy ước cộng đồng, có lối sống, nếp sống văn hố, gương mẫu, nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn hố. Cơ quan chính trị tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, tập trung hướng dẫn, chỉ đạo nâng dần tỷ lệ đơn vị đạt tiêu chuẩn "Đơn vị văn hoá, chấp hành nghiêm điều lệnh Cơng an nhân dân", tỷ lệ gia đình cán bộ chiến sĩ Cơng an đạt danh hiệu "Gia đình văn hố", tỷ lệ cán bộ chiến sĩ Công an đạt các danh hiệu thi đua của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể phải cao.

Công an các đơn vị, địa phương phải xác định rõ vai trò quan trọng của mơi trường kinh tế- văn hóa- xã hội đối với việc nâng cao đạo đức công vụ. Chăm lo xây dựng, phát triển mơi trường văn hố lành mạnh, trước hết là đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, doanh trại, nơi tiếp dân và nơi sinh hoạt văn hoá của đơn vị, đảm bảo khang trang, văn minh, lịch sự, hiện đại hướng đến những chuẩn mực đạo đức công vụ Công an nhân dân. Đặc biệt là tạo ra bầu khơng khí dân chủ theo tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Ngoài ra, các chủ thể nâng cao phải làm cho hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ Công an nhân dân trở thành nhu cầu tất yếu, là bộ phận cơ bản trong nhân cách người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ là một thành tố cơ bản trong mơi trường quốc phịng, an ninh, nó thấm sâu vào các thành tố khác và chi phối, định hướng quá trình phát triển của chúng. Những giá trị cao q đó được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân tiếp nhận và chuyển hoá, trở thành phẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, là nền tảng trong đời sống tinh thần đạo đức, là động lực mạnh mẽ thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân học tập, phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.

Xây dựng các quan hệ đạo đức công vụ lành mạnh ở các đơn vị Công an nhân dân. Trong hoạt động thực tiễn và đời sống tình cảm, cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân có rất nhiều các mối quan hệ khác nhau, có vai trị, vị trí khác nhau. Giải quyết tốt các mối quan hệ này theo đúng chuẩn mực đạo đức là góp phần quan trọng vào q trình nâng cao đạo đức cơng vụ cho họ. Môi trường thân thiện ở các đơn vị Công an nhân dân tác động đến ý thức giữ gìn đạo đức cơng vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, là nguồn cổ vũ động viên họ cống hiến sức lực, trí tuệ, hồn thành mọi nhiệm vụ, đóng góp sức mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hai là, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị quan tâm chăm lo đời sống, bảo đảm

tốt các chính sách đối với người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam Quan tâm, chăm lo đời sống, bảo đảm tốt chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam là một nội dung lớn, là vấn đề mang chiến lược về nguồn lực con người của Đảng, Nhà nước. Nội dung này cần gắn liền công tác tư tưởng với công tác tổ chức, tạo thành động lực trực tiếp tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam nói riêng. Do vậy, địi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong các đơn vị Công an nhân dân và mọi người đều phải nhận rõ vai trò, phát huy trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện.

Cần đảm bảo cho mọi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam nắm vững và được hưởng đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ đặc thù. Đặc biệt là việc thực hiện tốt các chính sách cụ thể về nhà ở, đất ở, vận dụng ưu tiên quân hàm, nâng lương, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ v.v… Mặt khác, cần động viên khuyến khích cán bộ, chiến sĩ Cơng an chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, tham gia lao động nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật và kỷ luật ngành. Quan tâm đúng mức và có chính sách đãi ngộ xứng đáng với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Nâng cao chất lượng đời sống và môi

trường phát triển nghề nghiệp sẽ tạo nên động lực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam, là nền tảng vững chắc để người cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân có đời sống ổn định, từng bước được nâng cao, góp phần bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cơng vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam để họ ln ln hồn thành nhiệm vụ được giao.

Ba là, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của người dân cũng như của các

tổ chức, đồn thể quần chúng trong lực lượng Cơng an. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam cần tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân. Khuyến khích nhân dân đưa tin người tốt, việc tốt trong ngành Công an, đồng thời mạnh dạn phản ánh những hành vi tiêu cực, thái độ hành vi ứng xử không đúng mực của các bộ, chiến sĩ Cơng an bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là thơng qua diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến nhân dân".

Thông qua tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tư vấn, phản biện và giám sát xã hội, thơng qua dư luận xã hội và báo chí mà cán bộ, chiến sĩ Cơng an điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình trong hoạt động cơng vụ. Do đó, muốn nâng cao đạo đức cơng vụ của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân Việt Nam, cần có sự kiểm tra, giám sát của các tầng lớp nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Phải đi đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp Công an và Công an mới thành cơng được. Phải đồn kết nội bộ, đồn kết với nhân dân và với các ngành khác thì cơng việc mới thắng lợi" [94, tr.599].

Cùng với sự giám sát của nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng trong các đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân cũng phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về nâng cao đạo đức công vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi

phạm đạo đức công vụ. Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và cơng khai kết quả để góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi trái với đạo đức công vụ.

Lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương cần chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, vi phạm tư cách, vi phạm đạo đức công vụ, không đảm bảo về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận. Bổ sung thẩm quyền và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu nhất là trong việc được tạm đình chỉ cơng tác đối với cán bộ cấp dưới để triển khai kiểm điểm khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc trong quá trình thực thi cơng vụ để chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả v.v…

Đề cao vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra và các cơ quan nghiệp vụ khác trong Công an nhân dân, từ đó thúc đẩy sự chủ động sáng tạo trong lực lượng Công an nhân dân, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra điều lệnh, thực hiện nếp sống văn minh lịch sự; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật và của lực lượng Công an. Tăng cường xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)