dân hiện nay cần phải quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể cả trong nội dung, hình thức và phương pháp
Về mặt nội dung, chúng ta phải tập trung xây dựng những phẩm chất đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như thế nào để vừa mang trong đó giá trị đạo đức truyền thống vừa mang giá trị đạo đức hiện đại: Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế chân chính, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, có ý chí tiến cơng cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ nhân dân, hết lịng vì nhân dân phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì phiền hà, khơng có lợi cho dân phải hết sức tránh v.v… là những phẩm chất cốt lõi, quyết định
gương mặt đạo đức mới của người Công an nhân dân cách mạng, làm cơ sở và chi phối những phẩm chất đạo đức khác. Bởi lẽ, đây chính là những nội dung xuất phát trực tiếp từ bản chất chính trị - xã hội của chế độ xã hội mới, từ những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra gay go, phức tạp, trên mọi bình diện của đời sống xã hội, chúng ta càng phải tập trung xây dựng Công an nhân dân mạnh về tư tưởng chính trị, vững về tổ chức lấy đó làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Công an. Trên bình diện đạo đức, điều đó được qn triệt cụ thể trong việc tập trung xây dựng những phẩm chất đạo đức - chính trị, lấy đó làm cơ sở để phát triển toàn diện nhân cách đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ Công an. V.I.Lênin từng viết rằng: "Đối với chúng ta, đạo đức phải phục tùng lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản" [80, tr.368].
Những năm qua, một trong những khuyết điểm mang tính phổ biến trong giáo dục đạo đức là chúng ta thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, thiên về giáo dục đạo đức trên bình diện vĩ mơ, về những nguyên tắc đạo đức chung dưới dạng thuần khiết lý tưởng v.v… mà chưa chú ý đến bình diện vi mơ, đến các quy tắc hoạt động và giao tiếp hàng ngày, đến những yêu cầu đạo đức mang tính nhân loại, né tránh những mâu thuẫn nảy sinh giữa lý tưởng và hiện thực, giữa yêu cầu của xã hội và nhu cầu của cá nhân v.v... Điều này làm cho những nguyên tắc đạo đức dẫu tốt đẹp cũng bị hạn chế giá trị thực tiễn, khó thâm nhập vào cuộc sống hiện thực của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Thực tế cuộc sống cho thấy, sẽ là kém hiệu quả nếu giáo dục đạo đức, lý tưởng, đức hy sinh mà khơng được cụ thể hóa bằng những u cầu về quan hệ giữa người với người, về tình bạn, tình đồng chí chiến đấu, về trách nhiệm cá nhân; cũng sẽ là kém hiệu quả nếu giáo dục con người về tình yêu nước, u chủ nghĩa xã hội lại khơng tính đến u cầu cụ thể hóa để giáo dục người
cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân tình cảm gắn bó với ngành, với sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, thái độ tận tụy với nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ của người Công an cách mạng.
Những yêu cầu trong phương hướng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng phải được thể hiện trong việc lựa chọn, sử dụng hệ thống các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, bảo đảm thực hiện tốt nội dung giáo dục, thích hợp với những tình huống giáo dục cụ thể. Các phương pháp giáo dục cơ bản như: Thuyết phục, nêu gương, r n luyện thói quen hành vi đạo đức, khuyến khích, tự phê bình và phê bình, cùng những hình thức giáo dục tương ứng như: Học tập chính trị, rèn luyện kỷ luật, sinh hoạt của các tổ chức trong tập thể, các hoạt động văn hoá tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân, thơng báo tình hình, diễn đàn thanh niên, toạ đàm trao đổi riêng, đối thoại và thảo luận dân chủ v.v… đều có tác dụng nhất định đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an.
Lực lượng vũ trang đòi hỏi rất nghiêm ngặt sự phục tùng vô điều kiện của người chiến sĩ. Nhưng phải thừa nhận rằng sức mạnh thật sự của điều lệnh kỷ luật bắt nguồn từ những động cơ mang tính tư tưởng cao, từ sự giác ngộ sâu sắc và tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ trong chấp hành điều lệnh, trong thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy. Không dày công giáo dục, thuyết phục, khơng thể có được điều đó. Hơn nữa, trong lực lượng Công an người cán bộ, chiến sĩ được xây dựng khơng phải theo hình mẫu con người chỉ biết thừa nhận, chỉ biết thích nghi với mơi trường hoạt động, mà là con người có nhân cách phát triển tồn diện, có phẩm chất và năng lực làm chủ, hành động tự giác và sáng tạo trong mọi tình huống cụ thể.
Trong cuộc sống, công tác, mỗi người cán bộ, chiến sĩ Cơng an đều có thể có những uy tín đạo đức nhất định, đều cần được phát huy trong giáo dục đạo đức. Nhưng uy tín đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, có vai trị đặc biệt quan trọng đối với giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân. Với tư cách là nhà giáo dục, nhân cách của người cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Bởi lẽ như chúng ta thường nói: "Chỉ có nhân cách mới giáo dục được nhân cách". Nhà giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục không chỉ bằng nội dung giáo dục cho họ những tri thức nhất định, mà còn bằng nhiều phương pháp, biện pháp cụ thể như hành vi, bằng lối sống, bằng thái độ ứng xử giữa người và người trong đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống thường nhật, uy tín đạo đức của người cán bộ nhiều khi còn mạnh hơn những ràng buộc về điều lệnh kỷ luật, có hiệu lực hơn những lời giáo huấn khuyên răn về đạo lý làm người, nhất là đối với lớp chiến sĩ tr - cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong các nhà trường Công an nhân dân. Điều này cho thấy vai trò nêu gương của chủ thể nâng cao là hết sức quan trọng.