Một số hạn chế trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 92 - 99)

bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

Một số hạn chế về nâng cao ý thức đạo đức cơng vụ.

Bên cạnh đó, số cán bộ, chiến sĩ Cơng an có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện nay thì vẫn cịn một số cán bộ, chiến sĩ chưa toàn tâm, toàn ý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thiếu tận tụy với cơng việc, có biểu hiện bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Một số cán bộ, chiến sĩ khơng giữ vững được bản lĩnh chính trị, khơng kiên định lập trường, khơng vượt qua được khó khăn, thử thách trong thực tiễn công tác chiến đấu, vi phạm kỷ luật, gây ra những sai phạm, thậm chí là nghiêm trọng làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội.

Một số cán bộ, chiến sĩ Cơng an có thái độ làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm dẫn tới công việc tồn đọng, chậm tiến độ, chất lượng, hiệu quả không cao. Cịn thiếu những cán bộ, chiến sĩ có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo, đột phá trong cơng việc. Hơn nữa công việc của ngành Cơng an là cơng việc mang tính đặc thù, họ chính là những người tham mưu, xây dựng và thực hiện công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, khơng ít văn bản hành chính vừa được ban hành nhưng hiệu lực thực thi thấp vì khơng thể áp dụng một cách chính xác hoặc khơng được sự đồng tình của xã hội, như vụ việc giấy chứng minh nhân dân có thêm phần ghi tên cha mẹ được tiến hành tại 3 quận ở Hà Nội (Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai) vào năm 2012, sau đó đã phải dừng lại vì cịn nhiều hạn chế, gây dư luận khơng tốt trong xã hội.

Nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ ông an về vai tr của đạo đức công vụ chưa cao. Từ hạn chế về nhận thức đã dẫn đến trong hoạt động

chuyên môn họ chưa thực hiện đúng các nguyên tắc, quy tắc về đạo đức công vụ, các quy trình kỹ thuật và quy chế chuyên môn. Một số cán bộ, chiến sĩ Cơng an cịn quan niệm sai lầm cho rằng thời gian công tác tại đơn vị chỉ trong thời gian ngắn, lấy kinh nghiệm để có thể chuyển sang một nơi cơng tác mới tốt hơn nên họ chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ là chính, cịn vấn đề tự giáo dục, tự rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệ là không quan trọng. Tư tưởng cơng thần địa vị, so bì thiệt hơn đang cản trở đến sự phát triển của lực lượng, chủ nghĩa tự do, vô ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu dân chủ đang ảnh huởng đến sự đoàn kết trong đơn vị. Tinh thần kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực chưa thực sự mạnh mẽ, cịn có biểu hiện băn khoăn, giảm sút lòng tin ở cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, ở việc thực hiện dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình hiện nay trong tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở, để rồi né tránh sinh ra chủ nghĩa cá nhân; hay biết sự việc, biết sai phạm của đồng đội mà không ngăn chặn, không đấu tranh, đơi khi cịn tiếp tay cho

những sai phạm đó. Trong cơng tác đấu tranh và chống tội phạm vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cố gắng chạy theo thành tích mà khơng chú ý quan tâm đúng mức công tác nghiệp vụ cơ bản như quản lý, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ.

Văn iện Hội nghị lần thứ tư an chấp hành Trung ương hóa I chỉ rõ:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc [31, tr.22]. Cùng với sự phai nhạt lý tưởng là sự "xuống cấp" suy thối đạo đức, lối sống, nạn tham nhũng, tham ơ, lợi dụng chức quyền của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Đã có hàng trăm vụ việc cán bộ, chiến sĩ Cơng an tham ô, tham nhũng, đánh bài, cá độ, vi phạm lối sống, đạo đức; vi phạm điều lệnh Công an nhân dân [10, tr.8] v.v… Riêng năm 2012, tồn lực lượng Cơng an nhân dân có tới 1.608 trường hợp vi phạm kỷ luật, có 208 đảng viên bị kỷ luật; vi phạm chủ yếu là do thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, vi phạm nguyên tắc dân chủ, phẩm chất đạo đức, lối sống [10, tr.13] v.v...

Thực trạng đó là do nội bộ một số đơn vị chưa thật sự đoàn kết, thống nhất, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an với tinh thần trách nhiệm chưa cao, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, tác phong thái độ, ý thức tu dưỡng, rèn luyện chưa nghiêm, chưa tự giác, chưa thường xuyên; phê bình và tự phê ở một số chi bộ, đảng bộ cơ sở cịn hạn chế, thậm chí yếu kém, hiệu quả chưa cao, cịn có tình trạng nể nang, x xoa, né tránh, thậm chí "dĩ hịa vi q".

Một số hạn chế trong việc nâng cao giá trị hành vi đạo đức công vụ. Một là, hành vi, thái độ ứng xử với nhân dân.

Văn hóa, ứng xử trong giao tiếp là nhu cầu cần thiết của con người trong xã hội, biểu hiện trình độ hiểu biết về văn hóa, xã hội và vốn sống văn minh trong đời sống. Giao tiếp, ứng xử có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong lực lượng Cơng an nhân dân nói riêng, tuy nó khơng tách rời với các hoạt động giao tiếp ứng xử chung cho xã hội nhưng thực chất nó có tính đặc thù gắn với nghề nghiệp và chức năng, nhiệm vụ thực thi công vụ của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân. Vì vậy địi hỏi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần có nhận thức đầy đủ về văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, phải thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để có đủ các phẩm chất của một người lính cách mạng, có trình độ năng lực và phong cách thi hành công vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong công tác, một số cán bộ, chiến sĩ Cơng an cịn có thái độ, hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân, không giữ đúng tư thế, tác phong, điều lệnh của người cán bộ, chiến sĩ Cơng an; chưa tận tình giải đáp, hướng dẫn nhân dân, có thái độ bàng quan, thậm chí vơ cảm, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân; chưa lấy việc phục vụ nhân dân làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực thi cơng vụ của mình, một số cịn có thái độ, hành vi dọa dẫm, uy hiếp, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, để nhân dân phải kêu ca, phàn nàn, phản ứng tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, trật tự công cộng, cấp phát chứng nhận các loại giấy tờ có liên quan đến an ninh, trật tự.

Nội dung khiếu kiện, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tập trung chủ yếu về thái độ, hành vi thiếu văn hoá, tư cách đạo đức, thiếu chuẩn mực chính trị, xử lý khơng đúng quy định của pháp luật, có dấu hiệu tiêu cực trong điều tra, xử lý tội phạm và xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thơng và phịng chống cháy nổ.

Nhưng khách quan mà nói, trên thực tế có nhiều đối tượng coi thường, vị phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng, khi vi phạm bị bắt, xử lý thì họ khơng chấp hành, khơng hợp tác mà thường tìm mọi cách trốn tránh, khai man và nhờ cậy mối quan hệ để can thiệp, gây áp lực đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ. Mặc dù đã được tuyên truyền, giải thích song nhận thức của nhiều người cho rằng việc làm đó của cán bộ, chiến sĩ Công an là gây phiền hà, sách nhiễu, gây khó khăn, động chạm đến lợi ích của người dân mà họ khơng nhận thức được đó là cách tốt nhất để giúp họ được an tồn về tính mạng, tài sản và đảm bảo nghiêm minh của pháp luật.

Bên cạnh nhiều tấm gương tốt, rất nhân văn, chúng ta cũng bắt gặp những hiện tượng đáng tiếc xảy ra trong quá trình thực thi công vụ đã không thật sự công tâm, không thật chuẩn mực, không đúng với tư cách người Cơng an nhân dân, chưa hết lịng "vì nhân dân phục vụ", thậm chí là thờ ơ, vơ cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân. Việc không đối thoại thẳng thắn, không thật sự dân chủ với nhân dân mà còn áp đặt khi giao tiếp với nhân dân và khơng đi sâu tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để ứng xử có lý, có tình, đúng pháp luật nên đã dẫn đến những sai phạm khơng đáng có, thậm chí có những sai phạm rất nghiêm trọng. Ở một số đơn vị cơ sở còn tồn tại những biểu hiện của mất dân chủ như: Dân chủ chỉ là hình thức, hay dân chủ nhưng lại không gắn với kỷ luật, pháp luật. Bên cạnh đó ngay cơ chế đảm bảo dân chủ cũng chưa được cụ thể hóa, chưa được đưa vào thực hiện trong công tác, trong cuộc sống. Mặt khác, nhiều vấn đề cần được công khai minh bạch trong lực lượng cũng cịn hạn chế như: Cơng khai minh bạch tài sản của cán bộ, chỉ huy nhưng chỉ cơng khai trong phạm vi hẹp; nhiều chính sách đãi ngộ, chính sách cán bộ, chiến sĩ từng cấp khác nhau chưa được phổ biến rộng rãi v.v... Vì vậy, vấn đề "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thực hiện khó đầy đủ, vì họ khơng biết kiểm tra như thế nào và làm thế nào để kiểm tra.

Hai là, hành vi thực hành tiết kiệm, lãng phí, tham ơ, tham nhũng.

Trên thực tế, vấn đề nêu cao tinh thần thực hành cần, kiệm, liêm, chính trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân chưa tự giác, cịn gượng ép, còn vi phạm, có lúc vi phạm nghiêm trọng. Sử dụng vật tư, trang thiết bị lãng phí, trái phép. Đặc biệt tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, mãi lộ, lãng phí cịn tồn tại ở một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và ở đơn vị, biểu hiện ở việc lợi dụng quyền hạn, vị trí cơng tác được giao để trục lợi, sách nhiễu địi và nhận hối lộ. Sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong lực lượng dẫn đến một số thói hư tật xấu của cán bộ công chức trong lực lượng cũng như những tệ nạn xã hội đang làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nghi ngờ, bất mãn, mất niềm tin vào chính cuộc đấu tranh phòng, chống các tên tham nhũng, lãng phí hay quan liêu mà đảng ta thực hiện một cách quyết liệt.

Một số ít cán bộ, chiến sĩ lợi dụng uy tín, nghề nghiệp để tạo thanh thế, xâm phạm lợi ích cộng đồng, mưu cầu lợi ích cá nhân. Một số gia đình cán bộ, chiến sĩ có người thân phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội, sử dụng trái phép chất ma túy, chơi lô đề, cờ bạc v.v… không những thế, một số cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân có nhứng biểu hiện hách dịch, lợi dụng chức vụ để có thể chiếm đoạt, lừa đảo của cải của nhà nước và của nhân dân.

Trong lực lượng Cơng an nhân dân, đã có khơng ít cán bộ, chiến sĩ suy thoái, sa ngã trước sự cám dỗ của lợi ích vật chất tầm thường, chạy theo sức hút của đồng tiền, danh vọng hoặc do mất cảnh giác để mắc mưu tội phạm, dính vịng lao lý; có trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, vi phạm qui trình cơng tác, khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân cịn có biểu hiện hách dịch, cửa quyền, xa rời nhân dân làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người chiến sĩ Cơng an nhân dân trong lịng nhân dân.

Theo Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ưng 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí đánh giá tình trạng:

Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày càng rõ nét hơn. Tham nhũng có tính "lợi ích nhóm" đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Tình trạng sách nhiễu, "tham nhũng vặt" trong khu vực cơng cịn nhiều. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước [3,tr.11-12]. Bên cạnh đó cịn xuất hiện những hình thức cơ hội chính trị ở những mức độ, hình thức khác nhau rất khó nhận biết. Diễn biến của thực trạng này chỉ rõ một số cán bộ, chiến sĩ đã dùng nhiều chiêu bài để móc nối và tranh giành địa vị chính trị, quyền lực chính trị. Nhiều biểu hiện biến tướng nhằm chạy chức, trước khi bầu cử, trục lợi khi xin ngân sách, chạy tội khi điều tra, truy tố, xét xử, chạy huân chương, chạy bằng cấp v.v… đang làm nhức nhối và vẩn đục bầu khơng khí chính trị - xã hội của đất nước.

Thực trạng vi phạm kỷ luật, mãi lộ, bảo kê, quy chế cơng tác, quy trình, xưng hơ hỗn láo, nói tục, thậm chí thượng cảng chân, hạ cảng tay đối với người dân tham gia giao thông hoặc buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa h hoặc vi phạm hành chính, làm nhân dân chưa hài lịng, thậm chí chính trong nội bộ của cán bộ, chiến sĩ trong cũng kêu ca, phàn nàn về đồng chí, đồng đội của mình, tạo dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh và danh dự của lực lượng Công an chưa được loại bỏ triệt để. Một số nơi, đã xảy ra vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến chết người, quần chúng bị kích động tập trung đơng người, gây rối trật tự công cộng, bao vây, bắt giữ cán bộ, chiến sĩ Công an; ngược lại một số cán bộ, chiến sĩ Công an bị truy tố trước pháp luật về hành vi phạm tội.

Trên là những vấn đề cơ bản của hoạt động nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay về cả hai phương diện những kết quả đã đạt được và chưa đạt được. chúng tồn tại bên cạnh nhau, tác động qua

lại với nhau. Trong đó, những kết quả tích cực mà hoạt động nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã đạt được là chủ đạo. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân có nhiều thiếu sót, khuyết điểm cả về ý thức, thái độ, hành vi trong quan hệ đạo đức công vụ dẫn đến kết quả hoạt động chun mơn của họ cịn nhiều hạn chế. Đây là những hiện tượng còn chứa nhiều ẩn khuất, chưa bộc lộ, ngụy tạo vỏ bọc đạo đức, song nếu lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị không phát hiện kịp thời, thiếu những biện pháp quản lý, giáo dục, tổ chức và chính sách phù hợp thì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả hoạt động nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 92 - 99)