Vị trí, đặc điểm hoạt động công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.1. Vị trí, đặc điểm hoạt động công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và chịu sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối trên tất cả các lĩnh vực của Đảng Công sản Việt Nam và sự quản lý của Chính phủ. Cơng an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội; đấu tranh phịng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trong chế độ thực dân, phong kiến, lực lượng an ninh, cảnh sát là công cụ của giai cấp thống trị. Dưới chế độ đó, lực lượng an ninh, cảnh sát và nhân dân không những khơng có sự liên hệ gắn bó với nhau mà cịn là hai thành phần đối lập. Thực dân Pháp cấu kết với thế lực phong kiến phản động sử dụng lực lượng an ninh, cảnh sát làm công cụ mạnh mẽ, tinh vi đàn áp mọi sự chống đối của nhân dân lao động. Vì vậy, lực lượng an ninh, cảnh sát, mật vụ trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân lao động, gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho các chiến sĩ cách mạng, những người vì nhân dân khơng quản gian khổ, hy sinh.

Quá trình hình thành lực lượng Cơng an nhân dân Việt Nam được bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác v.v… do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức đảng.

Những năm 1930 - 1945, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân sau này.

Sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Cơng an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội và thành lập Việt Nam Cơng an Vụ để quản lý lực lượng Công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu.

Ngay từ khi được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất cách mạng của Công an nhân dân: Công an nhân dân hoàn toàn khác Công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân v.v... Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân [91, tr.365].

Tính nhân dân của Cơng an được thể hiện ở cụm từ do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng: Cơng an nhân dân là Cơng an của dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Công an nhân dân phải dựa vào nhân dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân, mặt khác không thể quên nhiệm vụ quan trọng của mình là dạy cho dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Người Công an nhân dân phải ln xác định: Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích

cho dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước dân và hoan nghênh dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình làm gương, cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo.

Như vậy, có thể thấy rằng bản chất của người Công an nhân dân Việt Nam khác hoàn toàn so với lực lượng an ninh, cảnh sát của các nước tư bản. Công an cách mạng là lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước, của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ: "Đối với nhân dân, đối với Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của Công an rất lớn, rất nặng nề" [94, tr.31]. Để hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề, v vang đó, người Cơng an cách mạng phải rèn luyện cả đức lẫn tài.

Người chiến sĩ Cơng an nhân dân ln phải có ý thức: Phịng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; hoạt động tình báo; hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện cơng tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hố - tư tưởng, an ninh thơng tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia; thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; Thế trận an ninh nhân dân phải được đảm bảo đúng các quy định của pháp luật khi thực thi công vụ ở các địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên các địa bàn quản lý của cơng chức.

Ngồi ra cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam cịn có nhiệm vụ phịng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật; quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng, trật tự cơng cộng; quản

lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Tóm lại: "Cơng an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động khác" [94, tr.598]. Đó là những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho ngành Công an đảm nhiệm. Công an nhân dân là lực lượng bảo vệ và đem lại sự yên bình cho nhân dân, cho đất nước, là hình ảnh đẹp trong trái tim của mọi người dân, họ canh cho dân ăn, thức cho dân ngủ, nêu cao trọng trách của mình đối với nhân dân, đối với đất nước. Khi màn đêm bng xuống, mọi nhà dân đang chìm trong giấc ngủ say thì có nhiều chiến sĩ Cơng an vẫn miệt mài làm việc mà hầu hết cán bộ, công chức của các ngành khác không thực hiện nhiệm vụ như họ. Trong công tác phối hợp bắt những đối tượng nguy hiểm thì cơng việc phía sau để kết thúc được vụ án ln có hình bóng của những chiến sĩ Cơng an. Có thể nói Cơng an có sự gắn kết từng giờ, từng phút với đời sống của nhân dân và họ khơng thể vắng bóng trong lịng dân, điều này có thể thấy ở lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, họ không quản ngày đêm giữ cho đường thơng, h thống đảm bảo mọi sinh hoạt nhân dân; lực lượng cảnh sát điều tra, lực lượng an ninh thì khơng phân biệt ngày giờ, họ ln đặt mình trong cơng việc đấu tranh, phịng ngừa các loại tội phạm giữ bình yên cuộc sống cho nhân dân v.v… Mỗi một lĩnh vực đều có dấu ấn của chiến sĩ Công an, họ luôn kề vai sát cánh với nhân dân như "cá với nước". Những người lính Cơng an ln đặt mình trong tư thế cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cho nhân dân, cho đất nước, không được phép sao nhãng bng lơi trọng trách. Đó là nhiệm vụ lớn lao của người Cơng an nhân dân, tuy vất vả, gian khó nhưng cũng thật đáng tự hào.

Có thể thấy, lực lượng Cơng an nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, an ninh, an tồn xã hội, họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân trao cho nhiều quyền hạn trong q trình thực thi cơng vụ. Bên cạnh

đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì nước qn thân, vì dân phục vụ thì vẫn cịn khơng ít cán bộ, chiến sĩ lợi dụng, lạm dụng quyền hạn mà được Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho họ để mưu cầu lợi ích cá nhân và họ sẵn sàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp "mỗi khi thấy có thể vi phạm và khơng bị trừng phạt" (Ăng ghen). Mỗi khi quyền hạn càng nhiều, càng lớn mà lương tâm thiếu trong sáng thì hậu quả của việc vi phạm, lạm quyền càng nặng nề. Chính đặc điểm, tính chất cơng việc cần địi hỏi người cán bộ, chiến sĩ Công an phải luôn luôn nêu cao ý thức học tập, r n luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)