Phân bố trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 27 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Đặc điểm dịch tễ học

1.3.1. Phân bố trên thế giới

Bệnh lưu hành chủ yếu ở Đông Nam Á, đặc biệt là Nhật Bản và Thái Lan. Năm 1889, trường hợp đầu tiên người bị nhiễm bệnh được phát hiện ở Thái Lan, sau đó bệnh giun đầu gai ở người được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Lào, Đài Loan, Bangladesh, Pakistan và Israel.

Bệnh giun đầu gai được xem là bệnh nhập khẩu mới nổi ở Châu Âu và các nước phương Tây khác do những du khách bị nhiễm trở về sau khi đến thăm Đông Nam Á hoặc Trung và Nam Mỹ.

Trong những năm gần đây, nó đã trở thành một vấn đề được thu hút sự quan tâm ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là ở Mexico (do việc tiêu thụ ceviche [cá sống ướp trong vôi]) và cả ở Guatemala, Peru và Ecuador . Cũng có báo cáo về các trường hợp bệnh giun đầu gai ở Myanmar, Zambia, và gần đây nhất là Botswana. [66]

Bệnh Phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ cao ở Thái Lan, Nhật Bản [80].

Năm 1889, trường hợp đầu tiên người bị nhiễm bệnh được phát hiện ở Thái Lan, sau đó bệnh giun đầu gai được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Lào, Đài Loan, Bangladesh, Pakistan và Israel. Bệnh Phổ biến nhất và có số ca chiếm tỷ lệ cao là ở Thái Lan, Nhật Bản [107].

Mỹ và Châu Á. Thịt tươi từ những động vật này có thể làm thức ăn cho con người khi chế biến chưa chín hoặc tái. Gần đây, một số trường hợp bệnh giun đầu gai đã được báo cáo ở những du khách trở về sau khi đến thăm Đông Nam Á hoặc Trung và Nam Mỹ. Bệnh giun đầu gai được xem là bệnh nhập khẩu mới nổi ở Châu Âu và các nước phương Tây khác.

Thái Lan là một trong những nước Đông Nam Á, báo cáo về giun

Gnathostoma spp nhiều nhất. Năm loài Gnathostoma spp đã được báo cáo từ

Thái Lan: G. spinigerum, G. hispidum, G. doloresi, G. vietnamicum và G. malaysiae. Các lồi động vật có xương sống đã được xác định là vật chủ tự

nhiên của G. spinigerum [57]. Nhiều ca bệnh giun đầu gai trên người đã được báo cáo, nhưng khơng có hồ sơ về tổng số ca mắc bệnh ở Thái Lan. Kết quả điều tra từ năm 1961-1963 cho thấy mỗi năm có 900 trường hợp bệnh giun đầu gai được phát hiện tại các cơ sở y tế. Từ năm 1967-1981, có 10 ca tử vong do bệnh giun đầu gai được ghi nhận do các biến chứng và thể bệnh thần kinh trung ương. Hiện nay, có từ 100-400 ca bệnh mới được phát hiện mỗi năm tại Đơn vị điều trị Y học Nhiệt đới, Đại học Mahidol, Thái Lan. Báo cáo ở Thái Lan bệnh nhân nhập viện có triệu chứng của bệnh viêm tủy 55%, bại liệt một phần cơ thể 46%, viêm não 35%, viêm não tủy, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện chiếm 6% ở người lớn, 18% ở trẻ nhũ nhi và trẻ em liệt nữa người. Nhóm này tỷ lệ tử vong tương đối cao 12%, ở Thái Lan tỷ lệ tử vong do bệnh giun đầu gai gây tổn thương hệ thần kinh trung ương chiếm 8-25% và số ca để lại di chứng là 30% [112]. Chotmongkol và cộng sự đã ghi nhận một bệnh nhân bị liệt hai chi dưới và mất cảm giác và được chẩn đoán là bệnh giun đầu gai gây viêm rễ tủy thần kinh.

Trong Giai đoạn 1997 – 2002 có 100 đến 400 trường hợp nghi ngờ đến khám bệnh giun đầu gai của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bangkok [58].

Bộ môn giun sán, Khoa Y học Nhiệt đới, Đại học Mahidol, (từ 1995 đến 2005) đã làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh giun đầu gai cho 7136 bệnh nhân, kết quả có 3173 mẫu dương tính, chiếm 44,5%, [58].

+ Tại Nhật: Trước năm 1940, bệnh giun đầu gai ít gặp ở Nhật. Tuy nhiên từ thập niên 1940 đến 1960, có nhiều trường hợp đã được ghi nhận, đặc biệt là ở vùng phía nam nước Nhật, người dân thường ăn cá lóc bị nhiễm G. spinigerum. Nhờ có biện pháp kiểm sốt thực phẩm hữu hiệu sau đó số ca bệnh

giảm, bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở vài nơi trong nước Nhật. Năm 1980, bệnh được phát hiện tại Hiroshima (Tsushima và cs.,1980) và có những vụ dịch xảy ra ở các vùng đô thị (Araki và cs., 1986) do người dân ăn cá chạch sống nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Đến nay bệnh vẫn được ghi nhận rải rác khắp nước Nhật. Ngồi G.spinigerum cịn có những lồi khác cũng được phát hiện ở người: G. hispidum, G. doloresi và G.nipponicum [80].

 Tại Trung Quốc: Bệnh giun đầu gai ở người và động vật đã được báo cáo ở nhiều thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông. Một trong 85 con chó, hai trong số 58 con mèo và hai trường hợp của con người đã được báo cáo từ khu vực Hankow. Tại Thượng Hải 0,7% chó và 3,8% mèo đã được tìm thấy trong một cuộc khảo sát bị nhiễm Gnathostoma spp. Trong một trường hợp

được báo cáo từ Hồng Kông, một phụ nữ phàn nàn về vết sưng di chuyển dưới da, thừa nhận thường xuyên ăn cá sống, có thể chứa ấu trùng truyền bệnh của

Gnathostoma spp [78] [98] đã phát hiện ấu trùng của G. doloresi từ cơ của cá

chạch nhập từ Trung Quốc sang Hàn Quốc. Nó đã được báo cáo rằng G. spinigerum và G. hispidum đã được biết đến ở Nhật Bản thông qua cá nhập từ

Trung Quốc.

mầm bệnh như châu Âu, Bắc Mỹ do du khách đến các quốc gia có bệnh lưu hành trở về và được ghi nhận mắc bệnh do có thói quen ăn các thực phẩm tươi sống [90] [107].

Hình 1.8: Phân bố bệnh giun đầu gai trên thế giới

(Nguồn: http://www.cdc.gov/parasites/gnathostoma/)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)