Đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 66 - 68)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu

2.4.1. Sự phê duyệt Hội đồng Khoa học và Đạo đức y sinh

- Đề tài thực hiện với đề cương đã được thông qua Hội đồng Khoa học và Đạo đức Y sinh học của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương và sự đồng ý lấy mẫu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Cơn trùng Quy Nhơn, Phịng khám Đa khoa Trọng Nghĩa thành phố Hồ Chí Minh.

- Tất cả thời điểm, tính an tồn phải ln đảm bảo cho bệnh nhân.

- Bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải xin ý kiến chấp thuận của Hội đồng Đạo đức y sinh học cơ sở đào tạo trước khi thay đổi trong nghiên cứu.

- Nghiên cứu viên chính có trách nhiệm tuân theo các đánh giá của Hội đồng Đạo đức Y sinh học về quá trình thực hiện nghiên cứu.

2.4.2. Cam kết tham gia nghiên cứu thông qua

- Bệnh nhân hoặc người nhà, người giám hộ đồng ý, chấp thuận sau khi nghe rõ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu, hoặc trong trường hợp khơng biết tiếng có thể tận dụng người địa phương chuyển dịch bằng ngôn ngữ địa phương nghe rõ trước khi tham gia nghiên cứu.

- Tất cả câu hỏi của bệnh nhân hoặc thân nhân đều phải được nhóm nghiên cứu trả lời rõ ràng, cụ thể. Giải thích về lợi ích, quyền lợi và cả nguy cơ có thể xảy ra sau uống thuốc. Ngay cả việc thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng trong độ tuổi sinh sản cũng cần sự đồng ý.

2.4.3. Bảo mật thông tin và số liệu

- Tất cả thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được bảo mật và chỉ chia sẻ với các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

- Trưởng nhóm nghiên cứu phải đảm bảo cất giữ hồ sơ và sản phẩm nghiên cứu (máu toàn phần và huyết thanh) cẩn trọng.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y, sinh học như: Trước khi nghiên cứu đối tượng nghiên cứu phải được thông báo và nói rõ mục đích nghiên cứu, chỉ nghiên cứu ở người tự nguyện.

- Giữ bí mật về tình trạng sức khoẻ của người tham gia nghiên cứu. - Tận tình giúp đỡ, tư vấn, điều trị bệnh cho người tham gia nghiên cứu.

2.4.4. Dịch vụ chăm sóc y tế

- Chăm sóc y tế thơng qua khám, chẩn đốn và điều trị toàn diện trong suốt quá trình nghiên cứu và theo dõi bệnh nhân sau uống thuốc.

- Nếu có vấn đề y tế khác khơng liên quan nhiễm giun Gnathostoma spp, bác sỹ có trách nhiệm chuyển cho bệnh nhân điều trị trong khả năng tốt nhất.

2.4.5. Sự khích lệ và động viên đối tượng tham gia hoàn tất theo dõi

- Tất cả bệnh nhân trong diện nghiên cứu sẽ được xét nghiệm và dùng thuốc theo đề cương phê duyệt.

- Ln ln khuyến khích họ đến điểm nghiên cứu để đạt số mẫu như yêu cầu đề cương và theo dõi đầy đủ.

- Người tham gia nghiên cứu có quyền từ chối tham gia bất cứ lúc nào mà khơng cần phải giải thích lý do.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)