Chẩn đoán bệnh giun đầu gai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 42 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Chẩn đoán bệnh giun đầu gai

1.5.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định bệnh giun đầu gai khi bắt được ấu trùng hoặc giun non từ tổn thương da, niêm mạc, mắt, phủ tạng. Điều này rất khó xảy ra. Do vậy, các tác giả trên thế giới thường dựa vào 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán [21], [56], [68].

 Tiền sử ăn thủy sản tái hoặc sống, chưa nấu chín, đi du lịch đến các vùng có bệnh lưu hành phổ biến.

 Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ấu trùng di chuyển da niêm mạc hoặc phủ tạng như ngứa, mày đay, nổi mẫn đỏ, ban đỏ, ban trường,...

 Bạch cầu ái toan tăng > 500 bạch cầu/ ml máu.

 Huyết thanh chẩn đoán miễn dịch với kháng nguyên Gnathostoma hay kháng thể kháng Gnathosoma spp dương tính.

Triệu chứng lâm sàng của tổn thương di chuyển thường gặp ở người, có thói quen hoặc đã ăn thủy sản tái hoặc sống, BCAT tăng thường khó phân biệt với các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác. Vì vậy trên thực tế, chẩn đốn thường dựa vào huyết thanh miễn dịch. Trên thế giới đã có những cơng trình nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của người đối với Gnathostoma spp, kết quả cho thấy có sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh của người bị nhiễm giun này.

1.5.2. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm màng não tăng BCAT do A. cantonensis: ấu trùng này rất có

ái tính hay hướng hệ thần kinh trung ương và màng não. Bệnh xảy ra cấp tính, huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng (ELISA) thường dương tính chéo với

Gnathostoma spp do đó các phịng xét nghiệm trên thế giới người ta kết hợp kỹ

thuật Western-blot để chẩn đoán phân biệt G. spinigerum do dải băng đặc hiệu của G. spinigerum có trọng lượng phân tử 21 kD còn dải băng đặc hiệu của A.

bệnh nhân phản ứng với dải băng 21 kD có nghĩa bệnh nhân bị nhiễm G. spinigerum, Nếu kháng thể trong trong huyết thanh bệnh nhân phản ứng với dải

băng 29 kD và 31 kD tức là bệnh nhân bị nhiễm A. cantonensis.

Các bệnh ở hệ thần kinh trung ương do ấu trùng sán dây lợn (Taenia

solium), giun đũa chó mèo (Toxocara spp), sán lá phổi (Paragonimus spp), có

thể phân biệt dựa vào phân bố địa lý, vùng dịch tễ, phổ triệu chứng lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh học và xét nghiệm huyết thanh miễn dịch [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)