Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Điều trị bệnh giun đầu gai
1.6.1. Điều trị nội khoa
Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị giun sán phổ rộng được dùng để điều trị bệnh giun đầu gai cho hiệu quả tương đối cao. Thuốc hiện đang được dùng phổ biến là albendazol, thiabendazole và ivermectin.
Albendazol: Là thuốc thường được lựa chọn trong điều trị bệnh giun đầu gai thuốc ức chế hấp thụ glucose nên làm giun mất năng lượng gây bất động rồi chết. Thuốc hòa tan rất kém trong nước nhưng lại tan và hấp thu tốt trong dầu, chất béo. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt đến 40% so với trong huyết thanh. Thời gian bán hủy của thuốc là 9 giờ [110].
Trong nghiên cứu của Despommier, tác giả sử dụng albendazol điều trị bệnh giun đầu gai với liều người lớn 400mg và trẻ em với liều 15mg/kg/ ngày, uống 2 lần ngày trong 3-4 tuần (21-28 ngày) kết quả 90% khỏi bệnh[21] [59]. Trong một nghiên cứu đánh giá hiệu lực phác đồ albendazol trong điều trị bệnh nhân bệnh giun đầu gai do nhóm tác giả Kraivician P. báo cáo cho biết hiệu lực thuốc albendazol được theo dõi trên 112 bệnh nhân mắc giun đầu gai
G. spinigerum không triệu chứng, 49 bệnh nhân được điều trị bằng albendazol
liều 400 mg x 2 lần/ ngày, 51 bệnh nhân dùng liều albendazol liều 400mg x 1 lần/ ngày, 12 bệnh nhân dùng giả dược, tất cả các nhóm dùng liệu trình kéo
93,9% và 94,1% theo từng nhóm điều trị, khơng tính đến nhóm giả dược. Ngoài ra, sự giảm BCAT và kháng thể IgG được ghi nhận sau điều trị. Tác dụng ngoại ý của thuốc albendazol không đáng kể và nhận xét albendazol có thể là thuốc đặc hiệu trong điều trị bệnh giun đầu gai Gnathostoma spp [82]
Thiabendazol: Thuộc nhóm benzimidazol tổng hợp, thuốc thiabendazol
được sử dụng chỉ khi nào albendazol khơng có sẳn vì độc tính cao. Cơ chế tác dụng của thiabendazol trên ký sinh trùng thì chưa được biết một cách chính xác, nhưng nó có thể kiềm hảm việc khử fumarate là men đặc hiệu của giun sán. Thời gian bán hủy của thuốc là 24 giờ, thuốc chuyển hóa chủ yếu qua thận. Liều dùng 50mg/kg/ngày chia 2 lần mỗi ngày trong 2-7 ngày liên tiếp (tùy thuộc vào từng thể bệnh lâm sàng), cho cả người lớn và trẻ em, không nên dùng quá 3g/ngày [2].
Ở bệnh nhân khi dùng thuốc thiabendazol cùng lúc với theophylline có thể làm tăng nồng độ thuốc, tăng độc tính, nên cần giám sát nồng độ trong huyết thanh và giảm liều. Tác dụng không mong muốn gồm có buồn nơn, nơn ói, chóng mặt có thể xảy ra, xuất hiện ban đỏ, tăng mẫn cảm, hồng ban đa dạng, giảm bạch cầu, ảo giác. Cần thận trọng trên bệnh nhân mắc bệnh lý gan, thận.
Thiabendazole với liều 50 mg/kg/ngày uống 1 hoặc 2 lần trong 2-7 ngày sẽ cho kết quả 91,37-96,55% khỏi bệnh [28] [30].
Ivermectin: Thuốc có cơ chế tác động là gắn chọn lọc với kênh ion glutamategated choride ion trên dây thần kinh cột sống và tế bào cơ của ký sinh trùng, gây chết tế bào. Thời gian bán hủy của thuốc là 16 giờ, thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan. Liều dùng người lớn là 150-200 mcg/kg/ngày đường uống và liều duy nhất. Liều trẻ em dưới 5 tuổi chưa thiết lập, song trẻ em trên 5 tuổi chỉ định liều dùng như người lớn[51] [96] [109].
Nontasut và cộng sự đã so sánh hiệu quả của ivermectin với albendazol trong điều trị bệnh giun đầu gai Gnathostoma spp nhận thấy hai loại thuốc này
đều cho tỷ lệ khỏi bệnh tương đương (95,2-93,8%). Tuy nhiên, ivermectin có ưu điểm là chỉ dùng 1 liều duy nhất, trong khi albendazol phải dùng ít nhất là 3 tuần [82].
Tác dụng khơng mong muốn gồm có buồn nơn, nơn ói, rối loạn thần kinh nhẹ và có thể gây buồn ngủ. Trong nghiên cứu này thuốc được lựa chọn là ivermectin, điều trị liều duy nhất vì thời gian điều trị ngắn, dễ theo dõi, tác dụng không mong muốn thấp.
1.6.2. Điều trị ngoại khoa
Cách điều trị tốt nhất là mổ khối u để lấy giun ra, cách này chỉ có thể thực hiện được ở một số trường hợp như giun vào mắt hoặc giun ra ngồi da. Ở Việt Nam có 10 trường hợp do tác giả Lê Thị Xuân bắt được giun bằng phương pháp ngoại khoa [16]. Năm 1988, Lee và cộng sự đã phẫu thuật một bệnh nhân bị viêm màng não và bắt được một giun G. spinigerum [99].