Phân bố tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 30 - 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Đặc điểm dịch tễ học

1.3.2. Phân bố tại Việt Nam

Bốn loài Gnathostoma đã được báo cáo nhiễm trên người và động vật tại Việt Nam: G. spinigerum, G. hispidum, G. doloresi và G. vietnamicum. Trong khi đó trên thế giới báo cáo có 6 lồi gây bệnh cho người [62].

Ca đầu tiên được báo cáo năm 1965, bởi tác giả Lê Văn Hòa tại Sài Gòn. Bệnh nhân là một bé trai 4 tuổi ở Tây Ninh, nhập bệnh viện Bình Dân vì có 1 khối u ở mí mắt, tại đây Bác sỹ bắt được một con giun từ khối u và giun này được định danh là ấu trùng giai đoạn 3 G. spinigerum [22].

Năm 1992, Trần Xuân Mai và cộng sự nghiên cứu về những bệnh lây truyền từ chó mèo sang người, mới báo cáo thêm 4 trường hợp ấu trùng giun di chuyển ra da và tác nhân đều là G. spinigerum [37].

Nguyễn Văn Tiến và cộng sự (1997) đã báo cáo một ca nhiễm G. spinigerum ở tạng phổi, bệnh nhân ho, khạc ra máu lẫn những giun nhỏ [33].

Năm 1999, Lê Thị Xuân và cộng sự đã bắt được ấu trùng giai đoạn 3 G.

spinigerum từ một nốt u hạt ở vùng mông trái của một bệnh nhân. Nguyễn Quang Vinh và cộng sự (1999) đã ghi nhận 15 trường hợp tại Trung Tâm chẩn

đoán Y khoa Medic bằng phương pháp huyết thanh miễn dịch hấp phụ liên kết men (ELISA), với 11 ca sưng da di chuyển, hai ca có tràn dịch màng phổi và tăng BCAT, và một ca có khối u ở thành dạ dày [26].

Một báo cáo tổng hợp giai đoạn 1999 - 2003, khoảng 600 ca được chẩn đoán bằng cách sử dụng kết hợp triệu chứng lâm sàng và huyết thanh học (ELISA). Trong đó có 16 trường hợp bắt được ấu trùng, tất cả đều được định danh là G. spinigerum. Các thể bệnh gồm chủ yếu là thể ngoài da 63,8%, thể nội tạng chiếm tỷ lệ thấp hơn 14,7%, gồm có những trường hợp viêm màng não, não tủy, viêm dạ dày ruột, tràn dịch màng phổi, giun chui vào mắt. Trung bình từ 125 đến 150 bệnh nhân mỗi năm được phân bố giữa một số thành phố ở miền Nam Việt Nam [18].

Nguyễn Hữu Hoàn và cộng sự (2001) đã tổng kết trong vòng 10 năm ở bệnh viện Chợ Rẫy, có 4 bệnh nhân bị viêm não tủy do G. spinigerum gây ra, 2 trong 4 trường hợp bắt được giun [25].

Năm 2002, Lê Thị Xuân và cộng sự báo cáo một ca nội nhãn được chẩn đoán là ấu trùng G. spinigerum được tìm thấy trong khoang thủy tinh thể của mắt phải và viêm màng bồ đào [111] và năm 2004 tác giả Lê Thị Xuân và cộng sự cũng báo cáo một trường hợp viêm đại tràng do G. spinigerum [14].

Các kết quả điều tra trên các vật chủ chính và trung gian truyền bệnh cũng cho thấy G. spinigerum được tìm thấy trong dạ dày của hổ ở Huế từ năm 1914, trong dạ dày mèo nhà năm 1938 ở miền Bắc và ở mèo nhà năm 1965 tại Sài gòn. G. hispidum được phát hiện ở lợn nuôi tại Huế từ năm 1911 bởi A. Railliet và A. Henry (1911). Tại Sài gòn năm 1965, tỷ lệ nhiễm G. hispidum ở lợn tại lò mổ là 30-40% với cường độ nhiễm cao từ 10-20 con trên mỗi vật chủ, có 1 con lợn bị nhiễm đến 42 giun trưởng thành và rất nhiều ấu trùng trong lớp cơ thành dạ dày. G. doloresi cũng được tìm thấy trên lợn nhưng tỷ lệ nhiễm

và xác định G. vietnamicum trên rái cá [22]. Các điều tra gần đây về Gnathostoma spp trên vật chủ vĩnh viễn ở các tỉnh phía Nam cho thấy lợn bị

nhiễm cả G. hispidum và G. doloresi. Nghiên cứu trên chó của tác giả Lê Hữu Khương cũng thấy chó bị nhiễm G. spinigerum với tỷ lệ nhiễm chung là 5% [13].

Kết quả điều tra trên lươn bán tại các chợ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm trung bình là 11% [20] và lươn ngồi thiên nhiên ở Châu Á thường là chủng Monopterus spp [42]. Ngoài ra, ấu trùng của G. spinigerum cũng được tìm thấy ở ếch, cá lóc và ấu trùng G. hispidum ở cá bông Channa micropeltes. Một nghiên cứu đa trung tâm phối hợp giữa Việt Nam và Hà Lan năm 2009, cho thấy nhiều loại cá nước ngọt nhiễm ấu trùng giun đầu gai G. spinigerum đáng kể.

Với các dữ liệu ghi nhận và nghiên cứu ở trên cho thấy bệnh giun đầu gai ở Việt Nam không phải là bệnh hiếm gặp, dường như đã bị lãng quên, nên cần phải chú ý trên lâm sàng khi có các yếu tố dịch tễ liên quan và triệu chứng lâm sàng điển hình khi điều tra cộng đồng cũng như trong thực hành thăm khám tại cơ sở điều trị. Bệnh thường diễn tiến kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể rơi vào tình cảnh với nhiều biến chứng ở các cơ quan nghiêm trọng hoặc để lại các di chứng trên hệ thần kinh và não tủy bị tổn thương. Hướng đến chẩn đoán phân biệt bệnh là cần thiết, tiên lượng không thể lường trước được.

Do khả năng lây nhiễm Gnathostoma spp trên động vật hoang dã dẫn đến bệnh giun đầu gai xảy ra rộng khắp trên toàn cầu. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh xảy ra sau khi ăn phải thủy sản nấu khơng chín có chứa nang ấu trùng

Gnathostoma spp. Như vậy, có thể thấy rằng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối

giới bị nhiễm nhiều hơn nữ giới và đa số ở nhóm đối tượng lớn hơn 15 tuổi [19].

Năm 2009, Strady và cộng sự nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình nhiễm là 38 (27-60 tuổi), tỷ lệ giữa nữ và nam là 1,6 [99]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương (2013) cho thấy có mối liên quan giữa ăn thịt thủy sản nấu khơng chín có chứa ấu trùng Gnathostoma spp với bệnh do giun Gnathostoma spp [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)