Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 33 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Bệnh học

1.4.2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh giun đầu gai có thể có biểu hiện những triệu chứng ở da hoặc ở nội tạng tùy thuộc vào sự di chuyển của ấu trùng Gnathostoma spp và biểu hiện

của bệnh còn tùy thuộc phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân [56]. Sau hơn 24 giờ nuốt vào dạ dày của người bệnh, ấu trùng đi xuyên qua thành ruột [47]. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể có biểu hiện lâm sàng ở đường tiêu hóa như buồn nơn, nơn mửa, tiêu chảy, đau thượng vị.

Ấu trùng có thể di chuyển trong cơ thể bệnh nhân từ tuần thứ 3 - 4 đến vài năm sau khi bị nhiễm. Lúc này bệnh nhân sẽ có những triệu chứng tùy thuộc

u di chuyển, nổi những sẩn ngứa như nổi mề đay hoặc dị ứng, nếu giun vào hệ thần kinh thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng về thần kinh như yếu liệt, nhức đầu, có thể dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng.

Thời gian ủ bệnh thay đổi, có thể dao động từ 3 ngày đến 7 ngày [76]. - Thể ở da và mơ mềm

Tổn thương có thể là một mảng "hồng ban" ở da, phẳng, hoặc dưới dạng 1 chấm đỏ xuất hiện trên mảng hồng ban, cũng có thể là một khối phù nề, giới hạn không rõ, làm sưng cả vùng kèm theo đau, nóng và đỏ, khi ấu trùng di chuyển sát da thì khối u có thể gom lại thành một lằn đỏ hoặc một nốt nhỏ. Ấu trùng di chuyển trong cơ, mô mỡ, mô liên kết, dưới da của vật chủ với tốc độ 1-2 cm/giờ [8] [47] [80].

Thể thường gặp nhất là nốt vệt phù di chuyển dưới da, tái hồi 78,2% đặc điểm của biểu hiện ở da do ấu trùng Gnathostoma spp là tổn thương thay đổi vị trí theo thời gian xuất hiện một hay nhiều lần. Ấu trùng có thể định vị ở các độ nông sâu khác nhau. Ban đỏ đơn thuần dạng vệt, vằn vèo nổi hoặc ẩn dưới da mỏng hoặc hiện lên da có hình ảnh như bản đồ 67,53%, ban trườn đi cùng với ấu trùng di chuyển 49,35%, ban đỏ đi kèm dấu viêm quầng 32,47%, phối hợp ban đỏ và ấu trùng di chuyển 11,69%, viêm, phù nề mô mỡ dưới da 5,19% [30].

Ấu trùng di chuyển khắp nơi trong cơ thể bệnh nhân, khi ra ngoài da thường hay ở hai chi trên 36,36%, vùng thắt lưng cũng như chi dưới 15,58%, vùng mặt, cổ 7,79%, vùng bụng và ngực hai bên đồng thời 3,89%, một bên bụng hoặc ngực 61,03%. Có thể xuất hiện từng đợt dạng ban đỏ, ban trườn 51,95% [30].

Sylivia Paz Diaz Camacho và cộng sự nghiên cứu vị trí tổn thương da trên 300 bệnh nhân ở Mexico nhận thấy tỷ lệ tổn thương ở chi trên là 27,3%,ở chi dưới 29,7%, ở đầu là 16%, ở thân mình 27%, nhiễm Gnathostoma spp thường

một con và khối u di chuyển có thể tồn tại trên 17 năm, nhưng nhiễm nhiều con cùng lúc cũng đã được báo cáo. [61]

- Thể thần kinh

G. spinigerum không được xem là một trong những tác nhân ký sinh trùng

có tính hướng thần kinh, một số tác giả cho rằng đây là các trường hợp giun xâm nhập vào hệ thần kinh chỉ là ngẫu nhiên. Khi Gnathostoma spp di chuyển trong hệ thần kinh thể bệnh thường gặp là viêm não-tủy rễ thần kinh và tùy thuộc vào vị trí tổn thương ở trung ương hay ngoại biên mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau [25] [29] [54].

Tổn thương hệ thần kinh trung ương là thể thường gặp nhất, bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tri giác, yếu liệt nửa người, khó tiểu, có khi bí tiểu, trên lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh khác [29]. Tổn thương thần kinh ngoại biên thường là viêm đau các dây thần kinh với biểu hiện là bệnh nhân bị đau theo rễ thần kinh và dị cảm các chi gây giảm cảm giác tạm thời, tê liệt chi các triệu chứng này được nghĩ là do sự di chuyển trực tiếp của giun dọc theo dây thần kinh ngoại biên vào trong tủy sống [75] [87] [94].

Xuất huyết dưới màng cứng khơng do chấn thương là tình trạng thần kinh nghiêm trọng gây ra nhức đầu rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60% [73]. Ngồi ra, bệnh cịn biểu hiện bởi các triệu chứng lâm sàng đơn độc như nhức đầu, sốt, sợ ánh sáng, đôi khi cũng gặp các triệu chứng tăng áp lực nội sọ, liệt các dây thần kinh sọ não, tiêu tiểu tiện không tự chủ.

Viêm màng não tăng BCAT nguyên nhân do Gnathostoma spp và

Angiostrongylus cantonensis có bệnh cảnh thường giống nhau nên cần chẩn

Bảng 1.2: So sánh bệnh do Gnathostoma và bệnh do Angiostrongylus [1]

Đặc điểm Do Gnathostoma Do Angiostrongylus

Bệnh Viêm não tủy tăng BCAT Viêm não-màng não tăng

BCAT

Tỉ lệ nhiễm Thấp Cao

Bệnh lý chủ yếu Xuất huyết hoại tử U hạt do BCAT

Triệu chứng Thường nặng Thường nhẹ

Di chuyển ngồi da Thường gặp Khơng gặp

Di chứng thần kinh Thường gặp Hiếm gặp

Dự hậu Xấu Tốt

Tỉ lệ tử vong 13% 1.2%

Vùng dịch tễ Thái Lan đảo Thái Bình Dương

Thể nội tạng

Y văn ghi nhận, Gnathostoma spp có thể di chuyển vào nội tạng và gây tổn thương ở một số mô và cơ quan nội tạng khác. Thể nội tạng hiếm gặp hơn thể ngoài da.

Thể phổi: Bệnh nhân ho, đau ngực do viêm màng phổi, khó thở do dày

dính màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch-tràn khí màng phổi. Có trường hợp bệnh nhân khạc ra giun [33].

 Thể dạ dày-ruột: Hiếm gặp, khi ấu trùng giun di chuyển đến thành dạ dày- ruột thì bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, sốt, nổi mày đay, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.

 Thể gan: Khi ấu trùng giun di chuyển đến gan, bệnh nhân bị đau một phần tư trên phải, ngồi ra cịn có các triệu chứng khác tùy thuộc sự di chuyển ấu trùng.

 Thể tiết niệu, sinh dục: Ít gặp hơn như giun chui vào tử cung.

 Thể mắt: Rất hiếm xảy ra, Gnathostoma spp có thể xâm nhập trực tiếp vào mắt gây viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, teo mống mắt, xuất huyết

trong mắt, tăng áp lực nhãn cầu, sẹo võng mạc, rối loạn thị giác, dẫn đến giảm thị lực, đau, sợ ánh sáng và mù [29] [79] [88].

+ Thể tai: Gnathostoma spp có thể gây tổn thương cơ quan tiền đình-ốc tai làm đau tai, giảm thính lực hoặc ù tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh do gnathostoma spp, định danh mầm bệnh trên người và vật chủ trung gian tại phía nam việt nam (2016 2017) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)