Cho vay KHBL tại NHTM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 31)

1.2.1. Khái niệm cho vay KHBL

Cho vay khách hàng bán lẻ cùng với cho vay khách hàng doanh nghiệp là hai bộ phận cấu thành nên hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại.

Cho vay khách hàng bán lẻ là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng bán lẻ một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.

Khách hàng bán lẻ được đề cập trong phạm vi luận văn này bao gồm cá nhân, hộ gia đình (HGĐ) và doanh nghiệp siêu vi mơ (DNSVM - Doanh nghiệp có doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc doanh thu thuần kế hoạch dưới 20 tỷ đồng).

1.2.2. Đặc điểm của cho vay KHBL

Cho vay KHBL là một trong những loại hình tín dụng của ngân hàng, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động tín dụng nói chung như đã trình bày ở trên. Ngồi ra, cho vay KHBL mang những đặc điểm riêng là:

a.Về quy mô

Đặc điểm nổi bật nhất của cho vay KHBL là quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn. Do khách hàng của tín dụng bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình, DNSVM đối tượng vay vốn rộng, số lượng khách hàng rất nhiều. Giá trị khoản vay của KHBL thường nhỏ, từ vài chục triệu đồng cho đến trăm tỷ đồng. DNSVM là các doanh nghiệp có doanh thu thuần dưới 20 tỷ đồng, do đó, quy mơ của doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu vay vốn sẽ thấp hơn so với doanh nhiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Đối với khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình vay sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng thì rất ít khách hàng đề nghị vay vốn số tiền lớn. Nhu cầu vốn

vay của cá nhân và hộ gia đình chỉ là tiêu dùng phục vụ đời sống hoặc kinh doanh nhỏ lẻ. Dư nợ thẻ tín dụng/thẻ tài chính cá nhân hoặc thấu chi thường chỉ từ 5 triệu đồng trở lên...Số lượng KHBL đông nên tổng dư nợ vay KHBL là khá ổn.

b.Về lãi suất

Khác với cho vay KHDN lãi suất thường thả nổi – sẽ điều chỉnh khi có biến động thị trường, lãi suất áp dụng đối với KHBL thường cố định trong một thời gian nhất định như 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng...khi vay tiêu dùng. Thêm vào đó, lãi suất dành cho KHBL thường cao hơn lãi suất cho vay các đối tượng khác nên mang lại lợi nhuận cao hơn cho các NHTM. Đối với phân khúc này, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, DNSVM do đó cán bộ ngân hàng cũng dễ đàm phán lãi suất với khách hàng hơn, có thể cho vay cao hơn sàn ngân hàng áp dụng, do đó cơ hội tăng thu nhập từ hoạt động cho vay cũng nhiều hơn.

c. Về rủi ro

Đối với cho vay KHBL, rủi ro cao nhưng có thể phân tán được rủi ro khi có sự cố tín dụng xảy ra. Cùng một số tiền cho vay nhưng đối với cho vay KHDN thì số tiền cho vay này thường tập trung vào số lượng ít đầu mục khách hàng; trong khi với cho vay KHBL thì sẽ chia ra nhỏ cho nhiều khách hàng khác nhau, vì thế rủi ro cũng sẽ được phân tán bớt. Dư nợ của một KHBL nhỏ, do đó nếu một vài KHBL lâm vào tình trạng khơng trả được nợ thì cũng khơng q ảnh hưởng đến tổng dư nợ hay hoạt động chung của ngân hàng.

Cho vay KHBL gặp các rủi ro như:

+ Một số sản phẩm của tín dụng bán lẻ (cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là cán bộ, cơng nhân viên khơng có đảm bảo bằng tài sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng v.v…) thường có mức độ rủi ro cao hơn các hình thức tín dụng khác.

+ Rủi ro do thơng tin bất cân xứng: Đối với khách hàng là tổ chức hoặc KHDN lớn, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thơng tin được cơng khai như: báo cáo tài chính, thơng tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác… Việc đánh giá nhân thân, nguồn trả

nợ, mục đích sử dụng vốn vay của KHBL thường khó đầy đủ và rõ ràng. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu công tác quản lý sau cho vay khơng được chặt chẽ, KHBL có sự thay đổi nơi cư trú, cơng việc thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng thu hồi nợ.

+ Rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức:

Do đặc điểm của cho vay KHBL là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nên trong q trình thẩm định hồ sơ tín dụng, cán bộ ngân hàng dễ có tâm lý chủ quan hơn, nên rủi ro tác nghiệp dễ xảy ra. Thêm vào đó, khi cho vay KHCN, cán bộ ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp kém dễ lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để vay ké, vay hộ, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

d. Về chi phí

Do đặc điểm của KHBL là số lượng nhiều và phân tán rộng nên để duy trì và phát triển cho vay khách hàng bán lẻ sẽ tốn kém nhiều chi phí do:

+ Số lượng KHBL rất nhiều cộng thêm trong bộ hồ sơ vay vốn cần rất nhiều chứng từ, do đó các NHTM thường mất nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí trong việc thẩm định, ra quyết định cho vay và thu hồi nợ vay đối với cho vay KHBL.

+ Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách. Khách hàng bán lẻ không tập trung vào một khu vực nhất định mà phân bổ ở rất nhiều địa bàn do đó, để tiếp cận KHBL thì ngân hàng cần phải có mở rộng mạng lưới, vươn xa ra nhiều địa bàn, chi phí quảng bá thương hiệu cũng nhiều lên...

+ Một cán bộ tín dụng phụ trách rất nhiều đầu mục KHBL, số lượng phòng giao dịch cho vay KHBL cũng nhiều, do đó chi phí liên quan đến nhân sự để phát triển công tác cho vay KHBL cũng nhiều...

điện thoại, công tác phí hỗ trợ cán bộ tín dụng…

1.2.3. Vai trị của cho vay KHBL

Cũng như hoạt động cho vay nói chung của NHTM, cho vay KHBL đóng rất nhiều vai trị quan trọng, cụ thể là:

a. Đối với nền kinh tế

Cho vay KHBL cùng đóng góp vào hoạt động cho vay chung của các ngân hàng, cùng có vai trị quan trọng trong q trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, hoạt động cho vay KHBL cịn có một số vai trị đặc thù đối với nền kinh tế là:

Cho vay KHBL đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp siêu vi mơ, hộ gia đình kinh doanh; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các các chủ thể vay vốn; từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh cho hiệu quả hơn. Doanh nghiệp siêu vi mơ/Hộ gia đình làm ăn tốt hơn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các cá nhân, gián tiếp ổn định thu nhập cho nhân dân, do đó nâng cao vai trị của các thành phần kinh tế này trong tổng hoà nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho GDP nước nhà.

Góp phần kích thích tiêu dùng: Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho KHCN như mua nhà ở/đất ở, sửa chữa nhà ở, mua trang thiết bị, mua ô tô…đa dạng và phong phú nhằm mở ra các hướng giải quyết vấn đề tài chính cho nhân dân, để người dân có thể tiêu dùng khi mà chưa đủ 100% lượng tiền cần thiết, để kích thích họ chi tiêu nhiều hơn. Các hình thức cho vay thơng qua thẻ tài chính cá nhân/thẻ tín dụng nội địa và quốc tế/thấu chi…là hình phương thức vay vốn linh hoạt, đơn giản, người dân rất dễ tiếp cận nhưng hiệu quả kích cầu tiêu dùng là rất lớn. Cầu tiêu dùng lớn đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cũng có nhiều cơ hội tăng cung hơn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hoạt động cho vay KHBL hoàn toàn minh bạch, rõ ràng về lãi suất, phương thức cho vay, người vay dễ tiếp cận do đó góp phần rất lớn vào việc đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen và cho vay nặng lãi trong xã hội.

b. Đối với khách hàng vay vốn

đa dạng cho KHBL, cả kinh doanh và tiêu dùng, đáp ứng cả nhu cầu ngắn hạn hay trung dài hạn. Đối với KHBL vay vốn dùng để sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn vốn, phát huy hiệu quả địn bẩy tài chính để đem lại lợi nhuận tốt nhất. Đồng thời, họ cũng nắm bắt được cơ hội đầu tư kịp thời hơn.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng đưa người dân tiếp cận được những dịch vụ, sản phẩm hiện đại hơn; từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân, nâng cao dân trí, đưa cuộc sống nhân dân phát triển theo xu thế hiện đại hơn.

c. Đối với ngân hàng

Hiện nay, phát triển mảng KHBL đang là xu hướng của tất cả các ngân hàng trong và ngồi nước, do đó hoạt động cho vay KHBL cũng được chú trọng. Đây là mảng còn rất nhiều tiềm lực, chưa được khai thác. Nền kinh tế càng phát triển, cuộc sống càng văn minh thì nhu cầu của KHBL càng đa dạng, do đó, lĩnh vực này ln là “mảnh đất màu mỡ” để các ngân hàng khai thác.

Cho vay KHBL là một bộ phận của hoạt động cho vay của của ngân hàng, bên cạnh cho vay KHBL, cùng góp phần tạo nên thu nhập từ cho vay của ngân hàng. Do đặc thù lãi suất cho vay dành cho KHBL thường cao hơn lãi suất cho KHDN, thêm vào đó, ngân hàng dễ dàng trong việc đàm phán với khách hàng hơn, do đó, lợi nhuận từ cho vay KHBL là nguồn thu ổn định và cao.

Công tác đẩy mạnh cho vay KHDN gặp nhiều khó khăn hơn bởi lẽ việc tìm kiếm và tiếp cận KHDN khó hơn. Bên cạnh đó, KHBL là các DNSVM/Hộ gia đình/KHCN, số lượng đơng đúc hơn, dễ tiếp cận hơn. Do đó, tính khả thi của cơng tác phát triển cho vay KHBL có lợi thế nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w