Dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm theo phân khúc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 80)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Phân khúc

khách hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

DNSVM 114 148 145 121 110

KHCN 672 861 789 885 1.264

Tổng 786 1.009 934 1.006 1.374

Hình 2.6. Biểu đồ dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm theo phân khúc

Thực hiện đúng định hướng tín dụng Vietinbank giai đoạn 2017-2021 là đẩy mạnh cho vay phân khúc KHBL thay vì chỉ chú trọng KHDN như trước, kết quả cho vay KHBL của Vietinbank Hồn Kiếm đã có sự thay đổi rõ rệt. Tổng dư nợ KHBL tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2018, dư nợ KHBL là 1.009 tỷ đồng, tăng 28,33% so với năm 2017, năm 2021 dư nợ KHBL là 1.374 tỷ đồng, tăng 36,59% so với năm 2020.

Trong cơ cấu dư nợ KHBL thì KHCN ln chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) và phát triển mạnh qua từng năm. Việc tăng mạnh 189 tỷ đồng dư nợ KHBL năm 2018 so với năm trước cũng do tăng lượng KHCN vay mua nhà dự án, mua căn hộ khu nghỉ dưỡng thuộc dự án Codotel LaLuna Nha Trang. Và cũng chính lượng khách hàng này năm 2019 đã chuyển dịch phần lớn dư nợ sang chi nhánh khác gần 80 tỷ đồng, thế nên mặc dù Chi nhánh đã tìm kiếm rất nhiều khách hàng mới nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp lại, dư nợ cuối năm 2019 giảm còn 789 tỷ đồng (giảm 8,36% so với năm 2018). Sang đến năm 2020 và 2021, mặc dù đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các ngành nghề kinh tế, các hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ, chi nhánh vẫn không ngừng nỗ lực trong kinh doanh, tổng dư nợ vẫn tăng trưởng. Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng rất mạnh của dư nợ KHBL, đặc

biệt là KHCN tăng 379 tỷ đồng (tương đương 42,8%), trong đó phải kể đến các khoản tín dụng có dư nợ lớn của chi nhánh như KH Đặng Thị Ngọc Bích (290 tỷ đồng), KH Võ Thị Thúy Hà (160 tỷ đồng)...

Trong khi phân khúc KHCN có sự chuyển biến rất rõ rệt thì dư nợ cho vay DNSVM thay đổi rất chậm trong các năm vừa qua. Khơng những thế, từ năm 2019 lại có xu hướng giảm. Năm 2020, dư nợ của DNSVM giảm 25 tỷ đồng (tương đương 17,8%) so với năm 2018, năm 2021 giảm 11 tỷ đồng (tương đương 9,11% so với năm 2020). Lý do là vì chi nhánh khơng phát triển được thêm nhiều khách hàng DNSVM mới, trong khi các khách hàng cũ đến thời gian đáo hạn khoản vay, do đó dư nợ sụt giảm. Việc cho vay DNSVM cần được chú trọng hơn trong thời gian tới vì vẫn cịn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

b. Cơ cấu dư nợ KHBL theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.12. Dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hồn Kiếm theo mục đích vay vốn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Vay tiêu dùng 189 24% 283 28% 252 27% 302 30% 495 36% Vay SXKD 597 76% 726 72% 682 73% 704 70% 879 64% Tổng 786 100 % 1.00 9 100 % 934 100 % 1.00 6 100% 1.374 100 %

(Nguồn: Phịng Tổng hợp - Vietinbank Hồn Kiếm)

Vietinbank Hồn Kiếm có rất trụ sở giao dịch cũ ở Hàng Bồ và nhiều phịng giao dịch nằm trên địa bàn đơng dân cư, gần chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè, các tuyến phố phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Cầu Gỗ.... nên từ nhiều năm nay, đối tượng KHBL của chi nhánh chủ yếu là các tiểu thương với mục đích vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, dư nợ KHBL vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vay tiêu dùng. Đây thường là các khoản vay

ngắn hạn để mua nguyên vật liệu/ hàng hóa đầu vào, một số ít DNSVM vay trung dài hạn để đầu tư máy móc, trang thiết bị, ơ tơ phục vụ kinh doanh. Vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ KHBL theo thời hạn vay vốn đang dần thay đổi, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đang tăng dần. Năm 2019, vay tiêu dùng chiếm 27% dư nợ KHBL, năm 2020 chiếm 30% và năm 2021 lên đến 36%.

Trước đây, vay tiêu dùng chủ yếu là các khoản vay mua nhà ở, đất ở, mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống nên tỷ trọng thấp. Các khoản vay thường lẻ tẻ. Vài năm gần đây, Chi nhánh đã bắt đầu tiếp cận được các chủ đầu tư xây nhà nhà dự án và đã cho vay thành công nhiều KHCN mua nhà dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội và ngoài Hà Nội, điển hình là dự án Codotel LaLuna tại Nha Trang, dự án nhà ở Tân Đức Minh...Do đó, dư nợ vay tiêu dùng tăng mạnh hơn.

c. Cơ cấu dư nợ KHBL theo thời hạn vay vốn

Bảng 2.13. Dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm theo thời hạn vayvốn vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Kỳ hạn Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Ngắn hạn 613 78% 757 75% 691 74% 734 73% 921 67% Trung dài hạn 173 22% 252 25% 243 26% 272 27% 453 33% Tổng 786 100% 1,009 100% 934 100% 1,006 100% 1,374 100%

Hình 2.7. Biểu đồ dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm theo thời hạn vay vốn

Nếu phân loại theo thời hạn vay vốn, cho vay KHBL được chia thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.

Sở dĩ tỷ trọng dư nợ KHBL ngắn hạn trong tổng dư nợ KHBL của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng trên 65% là vì đối tượng cho vay chủ yếu là KHCN vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, các khoản vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh thường có kỳ hạn dưới 12 tháng. Từ năm 2017 đến 2021, chi nhánh vẫn duy trì tốt tốc độ tăng trưởng của mảng này, đặc biệt là trong năm 2021, dư nợ KHBL ngắn hạn của Vietinbank Hoàn Kiếm đạt 921 tỷ đồng, tăng 186 tỷ đồng so với năm trước.

Tỷ trọng cho vay KHBL có xu hướng chuyển dich từ ngắn hạn sang trung dài hạn trong các năm gần đây. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn KHBL vẫn ở mức thấp nhưng đang có xu thế tăng nhẹ. Năm 2017, dư nợ cho vay trung dài hạn của KHBL là 173 tỷ đồng (chiếm 22%); năm 2018: 252 tỷ đồng (chiếm 25%), năm 2019: 243 tỷ đồng (chiếm 26%); năm 2020: 272 tỷ đồng (chiếm 27%) và năm 2021: 453 tỷ đồng (chiếm 33%).

Phần lớn các khoản vay của KHBL có kỳ hạn trung và dài hạn là khoản vay tiêu dùng phục vụ đời sống của KHCN như: vay mua ơ tơ tiêu dùng có thời hạn từ

5-7 năm, vay mua nhà ở có thời hạn tối đa 20 năm, vay sửa chữa nhà ở có thời hạn tối đa 10 năm...Đây đều là những khoản vay có mục đích rõ ràng, nguồn trả nợ và đạo đức khách hàng được thẩm định kỹ càng, được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản (tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác) nên mức độ rủi ro không quá cao. Tuy nhiên, thời gian vay vốn dài ln đi kèm với rủi ro tín dụng cao hơn thời gian ngắn, nên chi nhánh cần có nhiều biện pháp kiểm sốt sau vay và kiểm tra khách hàng định kỳ đúng quy định để đảm bảo vốn ngân hàng ln an tồn.

d. Cơ cấu dư nợ KHBL theo biện pháp bảo đảm

Bảng 2.14. Dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm theo biện pháp bảo đảm Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Khơng có TSBĐ 20 2,5% 22 2,2% 17 1,8% 21 2,1% 22 1,6% Có TSBĐ 766 97,5% 987 97,8% 917 98,2% 985 97,9% 1.352 98,4 % Tổng 786 100% 1.009 100% 934 100% 1.006 100% 1.374 100%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Hoàn Kiếm)

Phần lớn dư nợ trong tổng dư nợ cho vay KHBL của Vietinbank Hoàn Kiếm được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản bảo đảm. Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm trong 5 năm qua tại chi nhánh ln cao hơn 97%, và vẫn có xu hướng nhích tăng lên, từ 97,5% năm 2017 lên 98,4% năm 2021.

Hiện nay, chi nhánh áp dụng phổ biến hình thức cho vay khơng tài sản bảo đảm đối với phân khúc KHDN; còn đối với phân khúc KHBL, phần dư nợ khơng có tài sản bảo đảm chủ yếu gồm các khoản vay cán bộ nhân viên và phát hành thẻ tín dụng. Cho vay khơng có tài sản bảo đảm ln tiềm ẩn rủi ro cao hơn đối với ngân hàng, bởi vì khi khách hàng vay vốn khơng có khả năng trả nợ hoặc tiềm lực tài chính suy giảm, ngân hàng có nguy cơ bị mất vốn. Chính vì vậy mà Chi nhánh rất hạn chế cho vay với hình thức này hoặc cho vay thường đi kèm với các điều kiện tín dụng chặt chẽ đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể như đảm bảo dòng tiền

chuyển về tài khoản mở tại chi nhánh, hoặc bổ sung tài sản tại thời điểm cụ thể trong tương lai…Việc cho vay phần lớn được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản cũng chính là một trong các yếu tố góp phần cho chi nhánh kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng. Tỷ trọng cho vay khơng có tài sản đảm bảo của chi nhánh khơng tăng, điều đó cũng cho thấy các sản phẩm cho vay này gồm cho vay phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi…tại chi nhánh hiện chưa được phát triển mạnh. Chủ yếu vẫn là KHCN có nhu cầu lẻ tẻ. Chi nhánh chưa tìm kiếm được các lô khách hàng như phát hành thẻ tài chính/thẻ tín dụng cho cán bộ cơng nhân viên trong các doanh nghiệp, hay cung cấp sản phẩm thấu chi cho họ...Do đó, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp.

2.3. Đánh giá chung về phát triển hoạt động cho vay KHBL tại VietinbankHoàn Kiếm Hoàn Kiếm

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2017 – 2021, Vietinbank Hoàn Kiếm đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển hoạt động cho vay KHBL, cụ thể như sau:

Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHBL tăng dần qua các năm, và đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong tổng thu nhập chung của chi nhánh. Trong

giai đoạn 2017-2021, lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHBL ln duy trì sự đóng góp trên dưới mức 70% trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh. Trong đó, tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay KHBL ngày càng tăng mạnh trong tổng lợi nhuận của hoạt động cho vay. Cụ thể: tỷ trọng lợi nhuận cho vay KHBL năm 2017 là 19%, năm 2018 là 20%, năm 2019 chiếm 21%, năm 2020 chiếm 24%, và đến năm 2021 là 29%. Điều đó cho thấy Vietinbank Hồn Kiếm đã và đang thực hiện rất tốt định hướng chung của Vietinbank là chuyển dịch cơ cấu hoạt động cho vay từ tập trung vào phân khúc KHDN sang phân khúc KHBL.

Vietinbank, trong đó có Vietinbank Hồn Kiếm là một trong các ngân hàng tiên phong thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và công tác an sinh xã hội. Chi nhánh đã chủ động cắt giảm lợi nhuận để triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ nhằm kịp thời

tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, bao gồm cả KHBL. Do đó, lợi nhuận thực tế đạt được là lớn hơn.

Thứ hai, dư nợ KHBL ln duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Dư nợ cho

vay KHBL tăng dần qua các năm. Đặc biệt là năm 2018, dư nợ KHBL là 1.009 tỷ đồng, tăng 28,33% so với năm 2017; năm 2021 dư nợ KHBL là 1.374 tỷ đồng, tăng 368 tỷ đồng, tương đương 36,59% so với năm 2020. Sau rất nhiều năm, dư nợ KHBL của chi nhánh chưa vượt được mức 1.000 tỷ đồng thì từ năm 2018, chính thức chi nhánh đã phá vỡ được con số này và vẫn trên đã phát triển nhiều hơn nữa. Trong tình hình phức tạp của dịch bệnh, nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn thì việc ln duy trì được sự tăng trưởng dư nợ ổn định là kết quả rất đáng khích lệ của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Vietinbank Hoàn Kiếm.

Thứ ba, tăng trưởng dư nợ ln đi đơi với chất lượng tín dụng. Vietinbank

Hồn Kiếm tự hào là một trong số các chi nhánh kiểm sốt chất lượng tín dụng tốt nhất hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu KHBL trên tổng dư nợ KHBL ln được duy trì ở mức thấp trong ngưỡng cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước, kể cả vài năm gần đây ảnh hưởng của dịch Covid 19 là không hề nhỏ. Ban lãnh đạo chi nhánh ln có những chỉ đạo sát sao, cập nhật đúng chính sách, định hướng của Ngân hàng nhà nước cũng như của Vietinbank trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo kiếm soát chất lượng nợ một cách tốt nhất. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu cao nhất là tại thời điểm năm 2017 với tỷ lệ 0,37%, tỷ lệ này giảm dần qua các năm, đến năm 2021, tỷ lệ nợ xấu chỉ cịn 0,02%. Kinh doanh càng khó khăn, cạnh tranh càng lớn, dịch bệnh càng phức tạp, nhưng tỷ lệ nợ xấu càng giảm. Đó là thành tựu rất lớn của chi nhánh.

Có thể nói những thành tựu mà Vietinbank Hoàn Kiếm đạt được trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chi nhánh để đưa thương hiệu của Vietinbank Hồn Kiếm ngày càng có chỗ đứng tin cậy, vững chắc trong lịng khách hàng. Trong cơng tác điều hành và quản lý, Ban lãnh đạo chi nhánh đã sớm đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp cho vay KHBL hợp lý, và đồng thời hoàn chỉnh các quy chế theo

hướng hạn chế rủi ro, sát sao trong công tác điều hành hoạt động cho vay. Tuy vậy bên cạnh những thành cơng, cũng vẫn cịn những hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục để đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì hoạt động cho vay KHBL tại Vietinbank Hoàn Kiếm cũng bộc lộ một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, thị phần của KHBL vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với vị thế của chi nhánh trong địa bàn cũng như hệ thống. Mặc dù vẫn thuộc top các chi

nhánh có quy mơ và lợi nhuận lớn trong hệ thống, song đóng góp của khối KHBL vẫn ít hơn rất nhiều so với khối KHDN. So với các chi nhánh tương đương trong khu vực 1 như CN Chương Dương, CN Ba Đình, CN Đống Đa thì CN Hồn Kiếm vẫn kém hơn hơn ở dư nợ cho vay KHBL. Nếu như các chi nhánh lớn kia liên tục được xếp hạng trong top các chi nhánh phát triển dư nợ KHBL cao nhất khu vực theo quý, 6 tháng, và cả năm thì chi nhánh Hồn Kiếm chưa thực hiện được điều này. Mặc dù chi nhánh có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, bản thân nội tại khả năng của chi nhánh về năng lực và con người…nhưng Vietinbank Hoàn Kiếm chưa thực sự phát huy được các điểm mạnh, để phát triển mạnh mẽ hơn cho vay KHBL.

Về tổng thể, hoạt động cho vay KHBL vẫn có sự tăng trưởng nhưng xét trên quy mơ dư nợ, quy mô lợi nhuận và mạng lưới khách hàng sẵn có thì tốc độ tăng trưởng đó vẫn chưa đáng kể để so sánh với các chi nhánh phát triển mạnh mảng bán lẻ cũng như các ngân hàng đối thủ khác.

Thứ hai, dư nợ cho vay vẫn tập trung một vài khách hàng lớn. Tại một số

phòng giao dịch cũng như phòng bán lẻ, dư nợ chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn. Đây là có thể là KHCN hoặc DNSVM, nhưng tỷ trọng dư nợ của họ lại chiếm từ 10% dư nợ của phịng trở lên, điển hình là KHCN Đặng Thị Bích Ngọc hiện có dư nơ vay hơn 200 tỷ đồng (PGD Nguyễn Du). Điều này là hết sức rủi ro. Nếu các khách hàng này có tình hình tài chính khơng tốt, hoặc hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w