1.3. Phát triển hoạt động cho vay KHBL của NHTM
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay KHBL
1.3.4.1. Nhân tố xuất phát từ bản thân ngân hàng
a. Chiến lược phát triển của ngân hàng
Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay KHBL tại NHTM. Nếu ngân hàng dự định phát triển mảng cho vay KHBL ngân hàng sẽ vạch ra các mục tiêu nhất định, đưa ra những chính sách phù hợp nhằm phát triển mảng này. Điển hình như Vietinbank trong nhiều năm trở lại đây rất chú trọng mảng cho vay KHBL. Trong các Văn bản định hướng chiến lược phát triển đầu năm, Ban lãnh đạo Vietinbank nhấn mạnh, phát triển cho vay KHBL là mục tiêu kinh doanh mũi nhọn. Khi đó, rất nhiều chương trình ưu đãi dành cho KHBL được đưa ra để thu hút khách hàng, hoạt động cho vay KHBL được đẩy mạnh và rộng rãi hơn. Và ngược lại, khi không được NHTM chú trọng, hoạt động cho vay KHBL sẽ khơng có nhiều lựa chọn cho khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu.
b. Uy tín và quy mơ của NHTM
Uy tín của NHTM là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng, đặc biệt là KHCN. Người dân thường an tâm chọn những ngân hàng có uy tín cao, đặc biệt là các NHTM có vốn góp của nhà nước để giao dịch. Thêm nữa, khi có mạng lưới chi nhánh/PGD rộng khắp, thuận tiện về mặt địa lý, quy mô chi nhánh/PGD lớn là một lợi thế để phát triển cho vay KHBL.
c. Nguồn nhân lực
Cán bộ quan hệ KHBL cần phải nắm vững nghiệp vụ chun mơn, có tinh thần trách nhiệm cao, vừa có sự nhạy cảm trong nhận diện rủi ro để có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Đồng thời, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ là yếu tố rất quan trọng trong q trình cho vay, để có thể vượt qua những cám dỗ vì hoa lợi cho cá nhân mà thiếu chặt chẽ trong khâu thẩm định khách hàng làm tổn hại đến lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng.
d. Trình độ khoa học cơng nghệ của ngân hàng
Trình độ khoa học cơng nghệ vừa là thước đo sự phát triển của NHTM, vừa là tiêu chí tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngân hàng cần áp dụng công nghệ
hiện đại để xây dựng được hệ thống cho vay nói chung đảm bảo vận hành chính xác, kịp thời, linh hoạt đồng thời cảnh báo được rủi ro, tiết kiệm chi phí nhân cơng, giảm giá thành dịch vụ.
1.3.4.2. Nhân tố bên ngồi ngân hàng
a. Mơi trường kinh tế - xã hội
NHTM hoạt động nhằm phục vụ cho sự phát triển của mọi hoạt động kinh tế xã hội và ngược lại, môi trường kinh tế xã hội là điều kiện cơ bản để hoạt động của NHTM được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Khi nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, hoạt động kịnh doanh của doanh nghiệp ổn định, người dân cũng yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng hay kinh doanh đều tăng lên nên NHTM có nhiều cơ hội phát triển hoạt động cho vay KHBL hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn, mất ổn định, dịch bệnh hồnh hành thì phần lớn người dân chỉ mong muốn có cuộc sống bình thường, lo ngại vay mượn vì lo lắng khơng đủ khả năng trả nợ.
Tình hình trật tự an tồn xã hội, mức thu nhập, thói quen tiêu dùng...cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHBL. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao như các thành phố lớn thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh ở đó lớn, do đó, nhu cầu vay vốn cao hơn nơi khác.
Môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay của NHTM. Nếu văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, khơng đầy đủ hay có nhiều lỗ hổng sẽ tạo ra những khe hở pháp luật tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Và ngược lại, khi hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ và đồng bộ sẽ góp phần tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, nền kinh tế thị trưởng ổn định, là điều kiện để hoạt động cho vay KHBL và hoạt động cho nói chung được diễn ra thơng suốt và hiệu quả. Hoạt động cho vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cho vay càng phát triển đòi hỏi hệ thống quy phạm pháp luật càng chặt chẽ và hoàn thiện, theo kịp xu thế của thị trường để có thể là mơi trường hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng.
b. Chính sách của Nhà nước
Khi Nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư tư nước ngồi, hoặc các chương trình hỗ trợ người dân/doanh nghiệp như giảm thuế, khuyến khích phát triển mơ hình kinh doanh hộ gia đình, giảm lãi suất.....sẽ thúc đẩy phân khúc bán lẻ phát triển, góp phần tăng GDP, từ đó làm tăng mức sống của người dân. Thu nhập tăng lên, ắt hẳn nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của người dân cũng tăng, do đó lại kích cầu cho vay tiêu dùng KHBL.
c. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh ln là động lực để các NHTM cố gắng hồn thiện và phát triển hơn nữa. Đối với cho vay KHBL, đó là sự cạnh tranh về lãi suất, ưu đãi/ưu việt của sản phẩm dịch vụ, về cách phục vụ khách hàng...Trong quá trình hoạt động kinh doanh ln địi hỏi các ngân hàng ln phải cập nhật, hồn thiện sản phẩm dịch vụ, phong cách làm việc, quy trình quy định…đưa ra những lợi thế riêng vừa để không bị tụt hậu, vừa thu hút khách hàng đồng thời tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng mình.
d. Nhân tố con người
Thói quen, tâm lý của KHCN ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu và quyết định vay vốn của họ. Ví dụ, rất nhiều người có thói quen tiết kiệm đủ tiền mới nhà cửa, xe ơ tô... chứ không nghĩ tới việc đi vay ngân hàng. Một phần họ lo ngại khả năng chi trả của bản thân, một phần họ ngại thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp, tâm lý khơng an tồn khi lúc nào cũng nghĩ đến khoản nợ. Khả năng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dám vay, dám làm để trả nợ là yếu tố quyết định khi một KHCN hoặc chủ DNSVM chọn vay vốn ngân hàng. Đồng thời, KHBL vay vốn cần có đủ tư cách đạo đức, năng lực và uy tín, kinh nghiệm quản lý để có thể tạo ra nguồn thu nhập trả nợ đúng hạn theo cam kết. Đó là khía cạnh khách hàng.
Đối tượng KHBL rất đa dạng, mỗi loại khách hàng lại phát sinh các nhu cầu vay vốn khác nhau. Do đó, ngân hàng cần tìm hiểu khách hàng mong muốn gì và làm thế nào để đáp ứng nhu cẩu của khách hàng. Các quyết định liên quan đến phát triển hoạt động cho vay KHBL đều phải xuất phát từ việc phân tích nhu cầu khách hàng.