Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 105 - 107)

3.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHBL tại Vietinbank

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong bất kỳ hoạt động nào của lĩnh vực ngân hàng, con người luôn là yếu tố quyết định. Vietinbank Hồn Kiếm ln xác định rằng: “Cán bộ, nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp quan trọng.” Do vậy, ban lãnh đạo chi nhánh cần tập trung các phương diện sau:

(i) Công tác tổ chức tuyển dụng cán bộ hết sức quan trọng

Để vượt qua vòng sơ tuyển đầu vào của Vietinbank, một cán bộ quan hệ KHBL cần phải đáp ứng đủ điều kiện về bằng cấp và trình độ nhất định. Việc nghiêm túc, khách quan khi phỏng vấn và chấm bài đầu vào là khâu quan trọng đầu tiên quyết định đội ngũ cán bộ có năng lực cho chi nhánh. Chi nhánh và cụ thể là bộ phận nhân sự trực thuộc phịng tổ chức hành chính cần xây dựng một quy trình tuyển dụng khoa học và hợp lý khơng chỉ tuyển dụng bộ phận quan hệ KHBL mà của các bộ phận khác.

(ii) Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chất lượng

Cán bộ QHKH nói chung là QHKHBL nói riêng cần nhiều hơn ở các cán bộ bộ phận khác ở sự nhanh nhạy, nhận diện rủi ro tốt. Nền kinh tế thị trường hiện tại ngày càng diễn biến phức tạp và biến động hàng ngày, hoạt động cho vay bán lẻ càng phức tạp và đa dạng, biến đổi liên tục. Do đó, đội ngũ cán bộ QHKHBL cũng như lãnh đạo trực tiếp thẩm định cần có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ vững chắc, nắm vững quy trình nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Chi nhánh nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng bán lẻ như lớp về thẩm định cho vay bán lẻ; phân tích hoạt động kinh doanh; hoặc bổ sung các kiến thức về pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và

pháp luật trong từng thời kỳ... Ngồi các lớp truyền thơng của Vietinbank, hàng tuần có thể thành lập các lớp Q&A (hỏi và đáp) trực tiếp các tình huống phát sinh tại chi nhánh, và tham khảo hướng giải quyết trong hoạt động cho vay bán lẻ hoặc truyền thông sản phẩm mới, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của toàn bộ đội ngũ cán bộ quan hệ KHBL trong chi nhánh.

(iii)Chun mơn hố cán bộ quan hệ KHBL

Trong phân công công việc, mỗi cán bộ quan hệ KHBL nên được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định. Ví dụ trong một PGD có hai cán bộ quan hệ KHBL thì nên giao một cán bộ phụ trách KHCN, một cán bộ phụ trách DNSVM. Việc chun mơn hố này sẽ giúp cán bộ tìm hiểu khách hàng chuyên sâu hơn, tập trung vào một phân khúc khách hàng dễ hơn so với việc ôm đồm nhiều loại khách hàng, do đó giảm sai sót trong q trình thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm thì có thể ln chuyển khách hàng cho nhau để đảm bảo tính khách quan trong cơng việc, đảm bảo 1 cán bộ quan hệ KHBL có thể phụ trách được cả mảng KHCN và mảng DNSVM; đồng thời kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng lẫn nhau.

(iv) Bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng nhân tài là biện pháp chi nhánh duy trì được đội ngũ cán bộ giỏi

Những cán bộ được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ (xếp loại A+) và hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ (xếp loại A++) nên được quy hoạch lên vị trí cao hơn trong thời gian phù hợp để vừa có thể phát huy sự cống hiến của cán bộ và tạo động lực cho các cán bộ khác. Chi nhánh cũng nên xây dựng các cơ chế thưởng thường xuyên hơn, thưởng theo tháng/quý cho các cán bộ quan hệ KHBL có doanh số giải ngân cao nhất chi nhánh để khuyến khích kịp thời. Hiện tại, chi nhánh mới triển khai cơ chế này trong vài tháng chạy chỉ tiêu cuối năm.

(iv) Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

Tín dụng là hoạt động kinh doanh tương đối nhạy cảm trong lĩnh vực ngân hàng, dễ xảy các sai phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến sai quy định, quy trình cho vay. Vietinbank Hồn Kiếm cần phải quán triệt trong công tác đào tạo cán bộ,

trong hoạt động kinh doanh hàng ngày về ý thức, đạo đức của đội ngũ cán bộ QHKH nói chung và cán bộ QHKH bán lẻ nói riêng. Đảm bảo cho cơng tác tín dụng ln an tồn, hiệu quả, tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Chi nhánh cần ban hành những chế tài nghiêm khắc trong việc xử lý những hành vi vi phạm để răn đe và đưa cán bộ vào khuôn khổ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w