Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHBL tại Vieitnbank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 50 - 61)

2.1. Giới thiệu khái quát về Vietinbank Hoàn Kiếm

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHBL tại Vieitnbank

Việc chuyển đồi từ ngân hàng phục vụ KHDN là chính sang trọng tâm là KHBL đang là xu hướng chung của thế giới và trong nước, mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM.

Báo tuoitre.vn nhận định ‘‘Năm 2021, tín dụng ngân hàng cũng đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng cho vay bán lẻ của nhóm ngân hàng quy mô vừa và lớn chiếm 40% - 50%, đặc biệt có ngân hàng lên đến gần 90%”. Thật vậy, trong những năm gần đây, các NHTM chú trọng nhiều hơn đến mảng khách hàng bán lẻ, và đã triển khai rất nhiều chính sách, giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHBL thơng qua việc đa dạng hố sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và nhiều kênh phân phối để KHBL tiếp cận với vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

“Dư nợ cá nhân hộ tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam khoảng 30%, thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Thêm nữa, tỷ lệ lan tỏa của sản phẩm cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam như cho vay mua nhà, thẻ tín dụng hoặc bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng hiện cũng chưa cao. Chẳng hạn, thẻ tín dụng hiện nay chỉ chiếm khoảng 8-10% dân số trong khi Singapore là 95%...

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) hiện là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với tỷ trọng tín dụng cho phân khúc bán lẻ chiếm đến gần 90% danh mục tín dụng của ngân hàng. Lợi nhuận năm 2021 dự kiến gấp 10 lần so với năm đầu chuyển đổi, và cao nhất trong lịch sử 25 năm hoạt động của ngân hàng’’(nguồn:https://vnexpress.net/ngan-hang-ban-le-la-xu-huong-tat-yeu-

4404528.html). Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ bình quân trong 04 năm qua của

VIB luôn đạt trên 50%, thuộc top đầu ngành với chất lượng tài sản tốt.

Tỷ trọng cho vay bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) năm 2020 là 70%, và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là 54% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, dư nợ bán lẻ của ngân hàng này năm 2021 tăng 25% so với năm 2020. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã đưa tỷ lệ dư nợ bán lẻ chiếm trên 50% tổng dư nợ…

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), số lượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nơng nghiệp nông thôn chiếm tỉ lệ gần 80% trên tổng số khách hàng. Đây là đối tượng khách hàng truyền thống trong huy động vốn và đầu tư tín dụng, đồng thời là khách hàng tiềm năng để phát triển dịch vụ thanh toán qua kênh điện tử.

Thực tế cho thấy, các ngân hàng khối NHTM nhà nước hay NHTM cổ phần đều có sự chuyển dịch khi tập trung nhiều hơn vào mảng tín dụng bán lẻ. Tín dụng bán lẻ đang được coi là động lực tăng trưởng chính của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong 5 năm qua.

Mảng cho vay KHBL của các NHTM tại Việt Nam hiện vẫn còn dư địa rất lớn, hiện vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai. Đây là mảng kinh doanh đem lại nguồn thu tốt và ổn định cho ngân hàng, do đó, cũng sẽ địi hỏi sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng trong việc phát triển thị phần cho vay bán lẻ.

2.1.2.1. Nhân tố khách quan a. Đặc điểm kinh tế xã hội

Hà Nội là thủ đô của nước ta, là thành phố trực thuộc trung ương và là một đô

thị loại đặc biệt của Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km² và dân số 8,25 triệu người

(theo niên giám thống kê 2020), Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đơng dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong cả nước. Thành phố Hà Nội gồm 12 quận, trong đó quận Hồn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng.

Quận Hồn Kiếm bao gồm 18 phường là “Cửa Đơng, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo”. Quận Hồn Kiếm tập trung nhiều đầu mối giao thơng đường sắt, đường thuỷ, đường bộ; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch, giao thương với các quận huyện cũng như các tỉnh thành khác. Địa bàn quận Hoàn Kiếm tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước, nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ, các văn phòng đại diện nước ngồi, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Quận xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố. Quận Hồn Kiếm là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hố quan trọng của thủ đô, của nước nhà.

Quận Hồn Kiếm cịn là trọng điểm du lịch của thành phố Hà Nội. Hoạt động du lịch và dịch vụ là hạt nhân quan trọng của kinh tế quận; tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 98,04% trong cơ cấu kinh tế quận. Với rất nhiều địa điểm du lịch mang đậm dấu ấn Tràng An, rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, các khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm… đây là nơi bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc đồng thời hội tụ các yếu tố để thu hút đông đảo khách du lịch.

Quận Hoàn Kiếm đã và đang dần trở thành trung tâm thương mại lớn của Thủ đơ Hà Nội với sự góp mặt của Chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao thương hàng hố của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như: chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Bè cùng những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào...Thời gian gần đây, sự đầu tư mạnh mẽ trong xây dựng các cơng trình cao ốc, các tồ văn phịng nổi tiếng như Hà Nội Tower diễn ra nhiều trên địa bàn quận này. Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà khơng quận nào có thể có được. Các cơ quan, đơn vị đều muốn có văn phịng đặt trên địa bàn quận.

Hoàn Kiếm là một trong các quận trung tâm nội thành thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội vô cùng thuận lợi để phát triển tất cả các mặt, các

ngành nghề. Quận Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu nổi bật trong thời gian qua như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn hàng năm từ 2020 về trước ln đạt ở mức rất cao từ 18,12% trở lên (năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên con số này giảm đáng kể) trong đó ngành dịch vụ, thương mại, du lịch là mũi nhọn. Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục giữ vững được đà phát triển, chính trị ln ổn định.

b. Đặc điểm dân cư

Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai nước ta, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Là nơi tập trung rất nhiều khu phố cổ, nơi hội tụ nhiều ngành nghề truyền thống theo 36 phố phường của thành phố Hà Nội, nơi sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như kim hoàn, may, thêu, hoa lụa, hoa giấy....Quận Hoàn Kiếm là một quận nội thành, nằm trong vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội.

Nguồn nhân lực của quận Hoàn Kiếm tương đối dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 67%, trong đó khoảng 60% là có khả năng lao động. Hầu hết đội ngũ lao động nơi đây đều là lao động có tri thức nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, so với nhu cầu của nền kinh tế xã hội hiện theo xu hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá như hiện nay trên tồn Thủ đơ thì con số này vẫn khá khiêm tốn. Trên địa bàn quận còn hơn 7.000 lao động thất nghiệp, trong đó chủ yếu là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo; hơn 10% trong số đó là lao động có trình độ, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc trường nghề.

Phần lớn dân cư quận Hoàn Kiếm đều là lao động có trí thức, có cơng việc ổn định, có nguồn thu nhập tốt từ lương hoặc sản xuất kinh doanh. Do đó, rất thuận lợi cho cơng tác thẩm định nguồn thu nhập khi ngân hàng cho vay vốn.

2.1.2.2. Nhân tố chủ quan

a. Định hướng phát triển của ngân hàng

Năm 2015, Vietinbank thực hiện chuyển đổi lại mơ hình hoạt động, trong đó, dư nợ KHBL được quản lý theo phân khúc khách hàng dựa trên quy mô hoạt động của khối bán lẻ, cụ thể KHBL gồm khách hàng cá nhân (KHCN, chủ hộ kinh doanh,

doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp siêu vi mơ (doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng). Tiếp nối chủ trương đó, giai đoạn từ 2017-2021, Ban lãnh đạo Vietinbank ban hành định hướng, chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động cho vay bán lẻ song song cùng cho vay bán buôn, phát triển cho vay bán lẻ trở thành mũi nhọn, thành hoạt động chính có doanh thu lớn trong kết quả hoạt đông kinh doanh của Vietinbank.

b. Cơ sở vật chất

Ngày đầu mới thành lập, Vietinbank Hồn Kiếm có trụ sở tại số 37 phố Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, cùng với hệ thống các PGD lân cận trên địa bàn quận Hồn Kiếm. Thời điểm đó, cả chi nhánh và các PGD đều nằm tại phố cổ, khơng gian eo hẹp do đó các địa điểm kinh doanh của chi nhánh cũng hết sức hạn chế. Các phòng ban hầu như đều chật chội, khó có nhiều chỗ đỗ xe cho khách hàng; diện tích các phịng bé nên ghế chờ cho khách hàng cũng ít, khơng gian cho cán bộ lao động cũng hẹp. Hơn 30 năm hình thành và phát triển, giờ đây, chi nhánh đã tạo dựng nên cơ sở vật chất khang trang và hiện đại. Trụ sở chi nhánh là tầng 1,2, 4 nằm trong Tồ nhà Hồng Hà có 13 tầng, địa chỉ tại số 25 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là tồ nhà có vị trí đắc địa với 2 mặt tiền đường Lý Thường Kiệt và đường Ngô Quyền, nằm trong khu vực có rất nhiều tồ nhà văn phịng cao cấp. Cơ sở khang trang và đầy đủ tiện nghi với 07 phòng nghiệp vụ. Các phòng ban đều được xây dựng và lắp đặt mạng nội bộ, trang trí phịng, trang thiết bị, dụng cụ...theo tiêu chuẩn ISO của Vietinbank. Tất cả các phòng đều được trang bị camera theo dõi hoạt động 24/24. Mạng lưới phòng giao dịch rộng lớn gồm 08 phịng là PGD Hồn Kiếm, PGD Hồ Gươm, PGD Hồ Tây, PGD Nguyễn Du, PGD Đồng Xuân, PGD Trúc Bạch, PGD Mã Mây, PGD Hàng Da đều đặt ở các vị trí trung tâm, nơi dân cư đơng đúc và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Tất cả các PGD đều được đồng bộ và sửa sang hiện đại để phục vụ khách hàng. 100% cán bộ công nhân viên đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không gian làm việc như máy tính, điện thoại, bàn ghế, tủ... Ngoài ra, trong thời gian dịch bệnh Covid 19 vừa qua, chi nhánh cũng đã trang bị

đầy đủ cho cán bộ công cụ dụng cụ để làm việc từ xa như laptop, ipad. Vietinbank cũng đã xây dựng và hoàn thiện kho lưu giữ chứng từ theo đúng quy định của Vietinbank tại Chương Dương Độ, và tại trụ sở chi nhánh.

c. Nguồn nhân lực

Tổng số lao động của Vietinbank Hoàn Kiếm tại thời điểm 31/12/2021 là 167 người. Cơ cấu lao động về độ tuổi, trình độ, giới tính được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp cơ cấu lao động của Vietinbank Hoàn Kiếm

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng số lao động (người) 168 166 170 171 167 Độ tuổi 17% trung niên (>=35 tuổi) 17% trung niên (>=35 tuổi) 15% trung niên (>=35 tuổi) 13% trung niên (>=35 tuổi) 12% trung niên (>=35 tuổi) 83% thanh niên (<35 tuổi) 83% thanh niên (<35 tuổi) 85% thanh niên (<35 tuổi) 87% thanh niên (<35 tuổi) 88% thanh niên (<35 tuổi)

Giới tính 38% nam 39% nam 42% nam 42% nam 40% nam

62% nữ 61% nữ 58% nữ 58% nữ 60% nữ

Trình độ

7% trên đại

học 9% trên đại học 10% trên đại học

13% trên đại học

15% trên đại học 77% đại học 79% đại học 80% đại học 83% đại học 82% đại học 9% cao đẳng 6% cao đẳng 4% cao đẳng 3% cao đẳng 2% cao đẳng 7% trung cấp 6% trung cấp 6% trung cấp 1% trung cấp 1% trung cấp

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính - Vietinbank Hồn Kiếm) Qua bảng tổng hợp ta thấy:

Trình độ lao động của Vietinbank Hoàn Kiếm ở mức khá cao, hơn 90% cán bộ, người lao động có trình độ đại học và trên đại học. Do tiêu chí đầu vào lúc tuyển dụng là cán bộ phải đáp ứng tiêu chí tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội... và các trường đại học nước ngồi. Chỉ cịn một số ít cán bộ nghiệp vụ ở vị trí văn thư,kho quỹ là có trình độ dưới đại học, vì những người lao động ở vị trí này đã thuộc độ tuổi trung niên, đã được tuyển dụng từ rất lâu rồi, và thời gian rất lâu trước đây, khơng bắt buộc phải có trình độ đại học.

Người lao động tại chi nhánh có tuổi đời cịn rất trẻ, hơn 83% tổng số người lao động có độ tuổi dưới 35, và phần lớn là nữ. Độ tuổi lao động còn rất trẻ là điểm mạnh cho chi nhánh nhằm phát huy sự năng động, sức trẻ, sức khoẻ để làm việc, để cống hiến, cũng như trong thời gian làm việc dễ bắt nhịp với môi trường mới, tốc độ xử lý công việc nhạy bén hơn, nhanh nhẹn hơn. Mặc dù là đội ngũ trẻ nhưng đều đã được đào tạo bài bản trên ghế nhà trường cũng như trong quá trình làm việc được đào tạo nội bộ. Tuy nhiên, nhược điểm sẽ là ít kinh nghiệm thực tế, nhất là trong cơng tác thẩm định để cho vay.

Thực tế, càng thời gian gần đây, số lượng cán bộ người lao động của chi nhánh Hồn Kiếm có trình độ chun mơn trên đại học ngày càng nhiều. Trong chi nhánh, có xu hướng cán bộ khuyến khích, động viên nhau cùng đi học cao học rất nhiều. Đây cũng là xu hướng của các bạn trẻ mới ra trường, mới đi làm gần đây. Do đó, trình độ chun mơn của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao chất lượng. Cụ thể, đến năm 2021, đã có 15% tổng số lao động có trình độ trên đại học. Những lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp hầu hết các các cô, chú gần về hưu và làm việc tại các bộ phận đòi hỏi nghiệp vụ đơn giản như lái xe, văn thư...Do đó, tỷ trọng người lao động tại các vị trí này giảm dần theo thời gian là hợp lý.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021

Trong giai đoạn năm 2017 đến 2021, VietinBank Hoàn Kiếm tập trung nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng mạnh về quy mơ đi đơi với an tồn, bền vững, tạo lợi thế vững chắc về thương hiệu và nền tảng khách hàng. Đây cũng là khoảng thời gian tồn hệ thống nói chung và Vietinbank Hồn Kiếm nói riêng có chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu khách hàng, tập trung đẩy mạnh phân khúc KHBL theo định hướng của Ban lãnh đạo Vietinbank. Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 05 năm vừa qua:

a. Huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chính, là mục tiêu quan trọng của VietinBank Hồn Kiếm. Với tiêu chí khơng ngừng phát triển cơng tác huy động

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w