Các tiêu chí đo lường sự phát triển hoạt động cho vay KHBL

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 32 - 37)

1.3. Phát triển hoạt động cho vay KHBL của NHTM

1.3.3. Các tiêu chí đo lường sự phát triển hoạt động cho vay KHBL

1.3.3.1. Tiêu chí định lượng

a. Dư nợ cho vay KHBL

Dư nợ cho vay KHBL phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho KHBL vay tại một thời điểm nhất định, là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cho vay KHBL của một NHTM.

Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay KHBL thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHBL, cụ thể:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHBL

=

Dư nợ cho vay KHBL năm t - Dư nợ cho vay KHBL năm (t -1)

X 100% Dư nợ cho vay KHBL

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHBL về lượng càng lớn, năm sau cao hơn so với năm trước, thể hiện quy mô hoạt động cho vay KHBL ngày càng được mở rộng về lượng.

b. Số lượng KHBL vay vốn

Số lượng KHBL vay vốn phản ánh lượng KHBL vay vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, đơn vị tính: khách hàng. Việc đo lường tốc độ tăng trưởng số lượng KHBL vay vốn được tính như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng số lượng KHBL vay vốn

=

Số lượng KHBL vay vốn năm t – Số lượng KHBL vay vốn năm (t -1)

X 100% Số lượng KHBL vay vốn năm (t -1)

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ tăng trưởng số lượng KHBL càng lớn, đồng nghĩa với quy mô hoạt động cho vay KHBL ngày càng được mở rộng.

c. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Hiệu quả của hoạt động cho vay KHBL được phản ánh qua thu nhập từ hoạt động cho vay KHBL hoặc tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay nhóm đối tượng này trên tổng lợi nhuận của tồn ngân hàng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động cho vay với thu lãi đầu ra.

Thu nhập hoạt động cho vay = Thu từ hoạt động cho vay – Chi phí cho hoạt động cho vay

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHBL càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay KHBL càng cao. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay KHBL trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. .

d. Sự phát triển thị phần

Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng. Đối với mảng cho vay KHBL, số lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều, địa bàn hoạt động càng rộng thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thị phần hoạt động cho vay KHBL của một ngân hàng được xác định như sau:

Thị phần hoạt động cho vay

KHBL

=

Dư nợ cho vay KHBL

X 100% Tổng dư nợ cho vay KHBL

Bên cạnh đó, việc so sánh thị phần cho vay KHBL của một chi nhánh so với các chi nhánh khác trong hệ thống hoặc một số ngân càng trong cùng khu vực sẽ có thấy vị trí tương quan của Chi nhánh đó ở đâu, và chi nhánh cần làm gì để phát triển hơn nữa. Thị phần càng lớn càng chứng tỏ mức độ phủ rộng thị trường càng mạnh và khả năng phát triển càng cao trong lĩnh vực cho vay KHBL.

e. Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng thể hiện qua số lượng chi nhánh và/hoặc phòng giao dịch (PGD) và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.

Đối với KHBL, có đặc điểm riêng biệt là số lượng khách hàng rất lớn nhưng dàn trải. Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh/PGD rộng khắp sẽ là một lợi thế rất lớn giúp dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được nhiều KHBL ở nhiều địa bàn khác nhau.

f. Tỷ lệ nợ xấu

Trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHBL nói riêng của bất kỳ ngân hàng nào, tăng trưởng về quy mô cho vay phải đi đôi với chất lượng dư nợ . tỷ Tệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng, mức độ an tồn vốn của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay =

Nợ xấu cho vay

X 100% Dư nợ cho vay

Việc phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT- NHNN, cụ thể về các nhóm nợ như sau:

* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi cịn lại đúng thời hạn.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Nợ từ nhóm 2 trở lên được coi là nợ quá hạn, từ nhóm 3 trở lên được coi là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Ở Việt Nam hiện nay, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì được coi là ngân hàng hoạt động tốt.

1.3.2.2. Tiêu chí định tính

a. Sự đa dạng của sản phẩm cho vay KHBL

Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng, phong phú về các sản phẩm tiền vay mà một NHTM có thể cung cấp được cho KHBL. NHTM có số lượng sản phẩm dịch vụ càng đa dạng thì càng tính cạnh tranh so với đối thủ, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu khác nhau của khách hàng, đồng thời vừa phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Hầu hết khách hàng khi đến với ngân hàng, họ thường không chỉ sử dụng đơn lẻ một sản phẩm, nếu có nhiều sản phẩm cho họ lựa chọn, ngân hàng sẽ dễ dàng bán được sản phẩm hơn, thêm cơ hội để tăng doanh thu hơn. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cần phải được thực hiện phù hợp với nguồn lực hiện tại của ngân hàng; tránh trường hợp kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn nhân lực quá mức.

b. Mức độ hài lòng của KHBL

Mức độ hài lịng của khách hàng là tiêu chí quan trọng quyết định sự phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nói chung và cho vay KHBL nói riêng. Nhận được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ hoặc cách thức phục vụ của cán bộ ngân hàng chính là mục đích mà mọi ngân hàng đều muốn hướng tới. Sản phẩm dịch vụ cho vay đối với KHBL rất đa dạng, nên khi có sự trải nghiệm tốt, KHBL dễ có xu hướng tiếp tục sử dụng thêm SPDV khác của ngân hàng. Đây cũng là phương thức quảng cáo hữu hiệu khi khách hàng sẽ giới thiệu cho những người xung quanh cùng tham gia và sử dụng dịch của của ngân hàng mà họ đang sử dụng. Mức độ hài lịng của khách hàng là nhân tố góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường và tăng cơ hội bán hàng cho ngân hàng, giáp tiếp làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay cho NHTM.

c. Quy định và quy trình cho vay

Quy định và quy trình cho vay chính là kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Hệ thống quy định chuẩn chỉ, phù hợp quy định của pháp luật sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Quy trình cho vay KHBL gồm rất nhiều khâu và nhiều thủ tục, hồ sơ; do đó, NHTM có các bước quy trình tinh gọn và rõ ràng sẽ tạo được tính chuyên nghiệp, cạnh tranh khi phục vụ KHBL.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w