Bảo đảm về phương pháp thiết lập mẫu quan sát

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 37 - 43)

PHẦN B: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

3.2.4. Bảo đảm về phương pháp thiết lập mẫu quan sát

a. Khái niệm và nhiệm vụ của thiết lập mẫu quan sát * Khái niệm về mẫu quan sát

Mẫu quan sát là một tập hợp hữu hạn trong tổng thể vô hạn các số đo của một đại lượng ngẫu nhiên nào đó, có thể nhận được khi thu thập các thông tin để định mức lao động.

37 Nhờ mẫu quan sát mà một đại lượng nào đó thực tế biến động ngẫu nhiên vẫn có thể đưa về một con số đại diện khá tin cậy cho tổng thể bằng số bình quân.

* Nhiệm vụ của thiết lập mẫu quan sát

Các thông tin cần thu thập để định mức lao động phần lớn là con số ngẫu nhiên, do đó thiết lập mẫu quan sát là nội dung quan trọng của bảo đảm phương pháp khi thu thập thông tin định mức. Những nhiệm vụ phải giải quyết khi thiết lập mẫu quan sát gồm:

- Lựa chọn kiểu mẫu quan sát phù hợp với đối tượng quan sát, mục đích nghiên cứu và độ chính xác cần thiết,

- Xác định kích thước mẫu quan sát hợp lý để tiết kiệm chi phí trong quan sát.

Các nội dung dưới đây sẽ trình bày các kiểu mẫu quan sát và kích thước mẫu quan sát giúp cho việc giải quyết 2 nhiệm vụ này.

b. Các kiểu mẫu quan sát b1. Kiểu liên tục

Mẫu được tạo ra bằng những số đo thu được đầy đủ theo đúng trình tự phát sinh của các bước công việc hoặc thao tác trong khoảng thời gian nghiên cứu (Ví dụ bảng 3-3).

* Ưu điểm: Mẫu quan sát phản ánh sát thực tổng thể đối tượng nghiên cứu theo đúng trình tự

phát sinh của các bước công việc hoặc thao tác trong khoảng thời gian nghiên cứu.

* Nhược điểm: Khi số liệu phát sinh nhanh thì khơng ghi kịp, đồng thời phải ghi cả số liệu thô

trong mẫu.

Số liệu thô là những số liệu quá lớn hoặc quá bé so với số trung bình cộng, biểu hiện tác động của những nhân tố trội, đột biến. Trong thống kê, số đó được gọi là lượng biến của đơn vị ngoài tổng thể.

* Phạm vi áp dụng: Hầu hết các q trình lao động đều có thể áp dụng kiểu tạo mẫu này. b2. Kiểu chọn lọc

Mẫu được tạo ra bởi những số liệu không theo đúng trình tự phát sinh khi quan sát mà chỉ chọn lọc những bước công việc hoặc thao tác là đối tượng nghiên cứu để quan sát (Ví dụ bảng 3-6).

Bảng 3-6. Bảng thống kê thời lượng của một số thao tác qua các lần đo

Tên thao tác Thời lượng qua các lần đo, giây Cộng

(giây)

TB (giây) (giây)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nâng gầu Duỗi tay gầu

... 17 16 17 16 17 15 18 15 17 17 25 15 17 18 18 16 18 15 17 16 18 15 18 16 126 190 ... 18 15,8 ...

38

* Nhược điểm: Quan sát lâu, khơng phản ánh chính xác cấu trúc sản xuất và hao phí.

* Phạm vi áp dụng: Dùng để đo hao phí thời gian của những bước cơng việc, thao tác xẩy ra theo

chu kỳ với thời lượng ngắn, có tính chất quan trọng để tối ưu hóa kỹ năng lao động.

b3. Kiểu gộp nhóm liên hợp

Là trường hợp riêng của kiểu chọn lọc, trong đó mỗi số đo là tổng số của một vài đại lượng cần xác định.

Ví dụ: Một quá trình sản xuất trong 1 bước cơng việc gồm 4 thao tác a, b, c, d liên hợp với

nhau mang tính lặp đi lặp lại.

Có thể gộp nhóm liên hợp các thao tác như sau:

Nhóm A: gồm các thao tác b+ c + d Nhóm B: gồm các thao tác c + d + a Nhóm C: gồm các thao tác d+ a + b Nhóm D: gồm các thác tác a + b + c

Khi có đồng hồ chuyên dụng, cho phép bấm giờ theo các nhóm thao tác và kết quả trong bảng 3-7.

Bảng 3-7. Bảng thống kê hao phí lao động của các nhóm thao tác

ĐVT: phút Nhóm thao tác Các thành phần thao tác Số đo chọn lọc Cộng TB nhóm Hao phí lao động cho từng thao tác 1 2 3 4 5 6 7 (1) (2) (3) (4) (5) (6) A B C D b+c+d c+d +a d+ a+b a+b+c 1,3 1 0,9 1,4 1,2 1 1 1,6 1,4 1 1 1,5 1,2 1 1,1 1,5 1,3 1 1 1,4 1,3 0,9 1 1,6 1,4 1,1 1 1,5 9,1 7,0 7,0 10,5 1,3 1,0 1,0 1,5 a=S-A= 0,3 b=S-B= 0,6 c=S-C= 0,6 d=S-D= 0,1 3S 3(a+b+c+d) 33,6 4,8

39 Đặt S = a + b + c + d

Từ bảng trên ta có: tổng 4 nhóm A + B + C+ D = 3 (a + b + c + d) = 3S. Tại cột (5) ta có trung bìn nhóm A + B + C + D = 4,8 phút.

Vì vậy: S = a + b + c + d = 4,8: 3 = 1,6 phút

Tiến hành tính các thao tác thành phần a, b, c, d trong cột 6 của bảng.

* Ưu điểm: Kế thừa ưu điểm của kiểu chọn lọc, đồng thời quan sát được những thao tác có

thời lượng bé xảy ra kế tiếp để giảm sai số.

* Nhược điểm: Việc theo dõi, xử lý số liệu phức tạp và nếu các thao tác xẩy ra không lặp lại

theo đúng trình tự tạo thành những nhóm liên hợp thì khơng quan sát được.

* Phạm vi áp dụng: Dùng trong trường hợp bước cơng việc có nhiều thao tác xảy ra tuần tự

theo chu kỳ.

b4. Kiểu định kỳ

Cũng là trường hợp riêng của kiểu tạo mẫu chọn lọc, trong đó mỗi số đo đại lượng ngẫu nhiên được ghi lại gián tiếp bằng những ký hiệu sau những khoảng thời lượng định kỳ (Ví dụ bảng 3-5).

* Ưu điểm: Tốc độ quan sát cao, đồng thời quan sát được nhiều đối tượng, ít tốn cơng sức. * Nhược điểm: Kém chính xác, kém tỉ mỷ, địi hỏi người quan sát phải nắm vững ký hiệu. * Phạm vi áp dụng: Dùng để nghiên cứu nhanh tình hình sử dụng thời gian của một tập thể

lao động trên một hiện trường tập trung.

b5. Kiểu ngẫu nhiên

Là trường hợp riêng của kiểu định kỳ, trong đó số liệu khơng ghi lại sau những định kỳ cố định mà ghi theo các lần quan sát ngẫu nhiên. Số đo mỗi đại lượng cần xác định được tính gián tiếp qua cơng thức:

Số đo của 1 loại hao phí

Thời gian ca công tác (480 phút)

Số lượng ký hiệu 1 loại hao phí Tổng số ký hiệu các loại hao phí

(3-3)

Ví dụ, nhân viên định mức đã quan sát ngẫu nhiên công nhân làm việc trong 1 ca là 30 lần,

trong đó có 3 lần quan sát xuất hiện cơng nhân vắng mặt khơng có lý do (KĐ). Khi đó:

Hao phí thời gian do cơng nhân vắng mặt khơng có lý do = 480 x 3 = 48 phút 30

* Ưu điểm: Tạo mẫu nhanh, quan sát được nhiều đối tượng, tốn ít cơng sức. * Nhược điểm: Kém chính xác, kém tỷ mỷ hơn kiểu định kỳ.

* Phạm vi áp dụng: Dùng để nghiên cứu nhanh tình hình sử dụng thời gian lao động của một

tập thể cơng nhân với độ chính xác thấp.

b6. Kiểu ma trận

Là trường hợp riêng của kiểu chọn lọc, trong đó mẫu quan sát là một ma trận dữ liệu có dạng:

x =

40 y1 x11 x12... x1i... x1n y2 x21 x22... x2i ... x2n M = ... ... (3-4) yj xj1 xj2... xji... xjn ... ... ym xm1 xm2... xmi... xmn Trong đó:

M: Ma trận dữ liệu quan sát, còn gọi là ma trận dữ liệu xuất phát, Y = (y1, y2, ... yj... ym) là ma trận dữ liệu chỉ tiêu mức cần xác định,

X = (xj1, xj2, ... xji... xjn) là ma trận dữ liệu các chỉ tiêu đặc trưng cho nhân tố ảnh hưởng, n: Số các nhân tố ảnh hưởng (số cột của ma trận dữ liệu nhân tố ảnh hưởng),

m: Số các tài liệu quan sát (số hàng của ma trận dữ liệu).

* Ưu điểm: Thiết lập mẫu quan sát kiểu ma trận kế thừa ưu điểm của kiểu chọn lọc, cho phép

áp dụng để lập mơ hình tính mức theo phương pháp phân tích hồi quy phụ thuộc giữa mức vào các nhân tố ảnh hưởng (sẽ lấy ví dụ giải quyết sâu ở chương 4).

Y = f (x1 x2 … xi … xn)

* Nhược điểm: Để lập được mẫu ma trận địi hỏi nhiều cơng phu trong việc lựa chọn chỉ tiêu

đặc trưng cho nhân tố ảnh hưởng và thu thập dữ liệu.

* Phạm vi áp dụng: Các q trình lao động có điều kiện thuận lợi để thu thập, thống kê số liệu

về hao phí lao động thực tế hồn thành sản phẩm cũng như các nhân tố ảnh hưởng.

c. Xác định kích thước mẫu quan sát c1. Khái niệm về kích thước mẫu quan sát

Kích thước mẫu quan sát là số lượng các số đo trong một mẫu quan sát.

Thống kê toán chứng minh rằng sự tăng kích thước mẫu quan sát đến một giới hạn nào đó sẽ khơng làm tăng đáng kể độ chính xác của đại lượng cần xác định so với sự tăng lên cơng sức và chi phí. Vì vậy cần phải lựa chọn kích thước mẫu quan sát hợp lý để vừa đảm bảo độ chính xác cần thiết của số liệu và tiết kiệm chi phí.

Trong định mức lao động, kích thước mẫu quan sát được xác định theo những công thức khác nhau tuỳ thuộc vào loại mẫu quan sát.

c2. Các phương pháp xác định kích thước mẫu quan sát *Kích thước mẫu quan sát chọn lọc, liên tục

m = (V̅

s)2. t2 (3-5)

Trong đó:

m: Kích thước mẫu quan sát,

41 t: Hệ số tin cậy, xét đến xác suất của sai số s:

t = 1 khi P(s) = 0,68 t = 2 khi P(s) = 0,95

V: Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn, %.

Trong thực tế thường ước lượng hệ số biến thiên độ lệch chuẩn theo A.X.Grinher (Nga) trong bảng 3-8.

Bảng 3-8. Bảng xác định hệ số biến thiên độ lệch chuẩn theo A.X.Grinher Nhóm bước

cơng việc

Tính chất q trình V (%)

I Những bước công việc ổn định, nhịp điệu công tác không đổi, ít phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên

15

II Những bước cơng việc ổn định trung bình, nhịp điệu công tác phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên

30

III Những bước công việc không ổn định, nhịp điệu công tác phụ thuộc mạnh vào nhân tố tự nhiên

45

* Kích thước mẫu quan sát ngẫu nhiên

m = 2.(1−k).1002

N.k.s2 (3-6)

Trong đó:

m: Số lượt quan sát ghi số liệu,

k: Hệ số sử dụng thời gian có ích của cơng nhân, ước lượng, s: Sai số cho phép của kết quả quan sát (s = 3 - 10%), N: Số đối tượng quan sát đồng thời.

Ví dụ: N = 15; k = 0,7; s = 6% ta có:

2.(1 - 0,7). 1002

m = = 16 (lượt)

15. 0,7. 62

* Kích thước mẫu ma trận

Được xác định bởi kích thước hàng và kích thước cột (số các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng) và phải bảo đảm quan hệ:

m - n ≥ 30 (3-7)

Trong đó:

m: Kích thước hàng ma trận,

42

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)