Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi)

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 71 - 75)

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

4.4.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi)

K2 = 2,4. Khi đó:

Mức thời gian sản xuất gạch 4 lỗ là: 20 x 1,8 = 36 người -giờ/1000 viên. Mức thời gian sản xuất gạch 6 lỗ là: 20 x 2,4 = 48 người -giờ/1000 viên.

* Ưu nhược điểm của phương pháp

+ Ưu điểm: Khi doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau về kích cỡ xong quy trình

cơng nghệ tương đối giống nhau thì áp dụng phương pháp này giảm bớt thời gian và công sức xây dựng mức.

+ Nhược điểm:

- Việc lựa chọn cơng việc điển hình gặp phải những khó khăn nhất định,

- Việc xác định hệ số điều chỉnh K bằng bao nhiêu cho mỗi công việc cụ thể cần được giải quyết chặt chẽ.

* Phạm vi áp dụng

Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất nhỏ, sản phẩm khác nhau về kích cỡ nhưng giống nhau về quy trình cơng nghệ sản xuất.

4.4. XÂY DỰNG MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP

Căn cứ vào quy trình cơng nghệ kỹ thuật, tổ chức lao động và mặt hàng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp định mức lao động tổng hợp sau:

4.4.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi) quy đổi)

Công thức tổng quát:

Tsp = Tcn + Tpv + Tql (4-15)

Trong đó:

- Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (người-giờ/sản phẩm), - Tcn: Mức lao động công nghệ,

- Tpv: Mức lao động phụ trợ, phục vụ, - Tql: Mức lao động quản lý.

71

a. Mức lao động cơng nghệ Tcn

Tính bằng tổng thời gian lao động thực hiện các nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định, theo công thức sau:

Tcn = n

 tcni (4-16)

i=1

Trong đó:

tcni: Mức lao động của nguyên công công nghệ thứ I, n: Số nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm.

=> Trường hợp một nguyên công sản xuất sản phẩm được thực hiện trên nhiều loại máy móc,

thiết bị khác nhau, có mức thời gian và sản lượng khác nhau thì áp dụng phương pháp bình qn gia quyền để tính mức lao động cho ngun cơng đó.

Ví dụ: Để vận chuyển sản phẩm có thể dùng nhiều loại xe ơtơ có trọng tải khác nhau và mức

sản lượng khác nhau, do vậy mức lao động cho khâu vận tải này được tính theo phương pháp bình qn gia quyền theo quyền số là khối lượng sản phẩm.

b. Mức lao động phụ trợ, phục vụ Tpv

Tính bằng tổng thời gian thực hiện các nguyên công phụ trợ, phục vụ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định. Tpv tính như sau:

* Cách 1: Tính từ mức lao động thực hiện các nguyên công phụ trợ, phục vụ

Tpv =

n

 tpvi (4-17)

i=1

Trong đó:

tpvi: Mức lao động của nguyên công phụ trợ, phục vụ thứ I, n: Số nguyên công phụ trợ, phục vụ sản xuất sản phẩm.

* Cách 2: Tính bằng tỉ lệ (%) so với mức lao động công nghệ (Tcn)

Tpv = p x Tcn (4-18)

Trong đó: p là tỷ lệ (%) so với mức lao động cơng nghệ (Tcn), được tính căn cứ theo quy trình cơng nghệ hoặc thống kê kinh nghiệm hoặc theo tỷ lệ % giữa lao động phụ trợ, phục vụ định biên so với lao động công nghệ định biên.

=> Trường hợp công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, có số lao động phụ trợ, phục vụ đồng thời phục vụ cho sản xuất các loại sản phẩm đó thì Tpv tính phân bổ cho từng loại sản phẩm theo: mức phục vụ (nếu có) hoặc đơn đặt hàng của các phân xưởng chính (nếu có) hoặc tỷ trọng số lượng (sản lượng, lượng lao động công nghệ...) của từng loại sản phẩm trong tổng số các loại sản phẩm.

Ví dụ: Một cơng đoạn sản xuất có 20 cơng nhân phụ trợ, phục vụ đồng thời phục vụ cho sản

72

Yêu cầu phân bổ mức lao động phục vụ, phụ trợ cho các loại sản phẩm theo số lượng lao động công nghệ.

Bảng 4-10. Bảng thống kê mức sản lượng và thời gian lao động công nghệ để sản xuất sản phẩm Loại sản phẩm Mức sản lượng trong ca làm việc 8 giờ (chiếc/ca-kíp) Tổng Tcn trong một ca cho từng loại sản phẩm (người - giờ) Tỉ trọng Tcn của từng loại (%) A 50 520 52 B 100 340 34 C 800 140 14 Cộng 1.000 100 Tpv A = 8 giờ x 20 người x 52% 50 = 1,644 (người - giờ/sản phẩm) Tpv B = 8 giờ x 20 người x 34% 100 = 0,544 (người - giờ/sản phẩm) Tpv C = 8 giờ x 20 người x 14% 800 = 0,028 (người - giờ/sản phẩm) c. Mức lao động quản lý Tql

Tính bằng tổng thời gian thực hiện các công việc quản lý sản xuất sản phẩm như sau:

* Cách 1: Tính từ quỹ thời gian lao động quản lý, theo công thức sau:

Tql =

Lql . S

Q (4-19)

Trong đó:

Lql: Số lao động quản lý, bao gồm: phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế tốn trưởng và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành doanh nghiệp, thành viên ban kiểm soát, viên chức giúp việc Hội đồng quản trị, cán bộ chuyên trách đảng, đoàn (lao động quản lý do doanh nghiệp trả lương). Số lượng lao động quản lý được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi của từng bộ phận quản lý trong năm,

S: Số giờ cơng lao động kế hoạch bình qn năm của một lao động quản lý, Q: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm.

=> Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tính phân bổ Tql cho từng loại sản phẩm theo mức lao động sản xuất, với công thức sau:

73

𝑇𝑞𝑙𝑖= (𝐿𝑞𝑙. 𝑆. 𝑇𝑠𝑥𝑖𝑄𝑖

∑𝑚𝑖=1𝑇𝑠𝑥𝑖.𝑄𝑖): 𝑄𝑖 (4-20) Trong đó: Trong đó:

Tqli: Mức lao động quản lý cho đơn vị sản phẩm loại i, Tsxi: Mức lao động sản xuất cho đơn vị sản phẩm loại i

Tsxi = Tcni + Tpvi (4-21)

Qi: Số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong năm, m: Số loại sản phẩm sản xuất trong năm.

* Cách 2: Tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động sản xuất:

Tql = q.Tsx = q.(Tcn + Tpv) (4-22) Trong đó: q là tỷ lệ % mức lao động quản lý so với mức lao động sản xuất.

=>Trường hợp xác định được tỷ lệ % số lao động quản lý định biên so với tổng số lao động định biên thì q được tính theo cơng thức:

𝑞 = 𝑘

100 − 𝑘 100 (4-23) Trong đó: Trong đó:

k: Tỷ lệ % giữa số lao động quản lý định biên so với tổng số lao động định biên của doanh nghiệp.

d. Tính quy đổi sản phẩm

Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có cùng tính chất nhưng có đơn vị đo khơng đồng nhất, sau khi tính được mức lao động tổng hợp cho từng loại sản phẩm, có thể tính quy đổi đồng nhất về một loại sản phẩm theo các bước:

- Bước 1: Lựa chọn sản phẩm quy đổi: sản phẩm quy đổi phải mang tính đặc trưng, đại diện chung cho các loại sản phẩm,

- Bước 2: Xác định hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm: được tính bằng mức lao động tổng hợp của từng loại sản phẩm chia cho mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm quy đổi,

- Bước 3: Tính số lượng sản phẩm quy đổi: lấy số lượng sản phẩm của từng loại nhân với hệ số quy đổi của loại sản phẩm đó.

Ví dụ: Đơn vị X sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Mức lao động tổng hợp để sản xuất sản phẩm:

A = 50 người - giờ/sản phẩm, B = 80 người - giờ/sản phẩm. Số lượng sản phẩm A sản xuất trong kỳ là 150 chiếc, sản phẩm B là 200 chiếc.

Đơn vị chọn A là sản phẩm quy đổi.

74

Bảng 4-11. Thống kê số lượng sản phẩm và mức lao động tổng hợp để sản xuất một đơn vị sản phẩm Loại sản phẩm Số lượng (chiếc) Mức lao động tổng hợp (người - giờ/chiếc)

Hệ số quy đổi Số lượng sản

phẩm quy đổi

(chiếc)

A 150 50 1 150

B 200 80 1,6 320

Cộng 470

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)