THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU CỦA MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ 1 Thành phần của mức tiêu dùng vật tư

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 100 - 102)

PHẦN C: ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ

6.2. THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU CỦA MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ 1 Thành phần của mức tiêu dùng vật tư

6.2.1. Thành phần của mức tiêu dùng vật tư

a. Khái niệm và ý nghĩa của nghiên cứu thành phần mức tiêu dùng vật tư

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để hồn thành một chi tiết sản phẩm, một sản phẩm, một dịch vụ hoặc hồn thành khối lượng cơng việc thì doanh nghiệp cần phải chi phí một lượng vật tư nhất định. Song, khơng phải tồn bộ lượng chi phí vật tư đều được đưa vào để tính mức bởi trong các loại chi phí có loại hợp lý, có loại bất hợp lý. Do đó, doanh nghiệp chỉ đưa vào mức tiêu dùng vật tư các loại chi phí hợp lý để đảm bảo tính tiên tiến và gọi là thành phần của mức. Vậy:

Thành phần của mức tiêu dùng vật tư là những bộ phận chi phí vật tư hợp lý hợp thành mức.

Việc nghiên cứu thành phần mức tiêu dùng vật tư có nhiều ý nghĩa như sau:

- Góp phần làm cho mức được khoa học, chính xác, đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư (thành phần của mức chỉ gồm những chi phí hợp lý cần thiết, thường xuyên, lặp đi lặp lại, cịn những chi phí khơng hợp lý, khơng cần thiết sẽ loại bỏ).

- Giúp nắm vững từng thành phần và nghiên cứu quy luật vận động của chúng trong mức vật tư, từ đó xác định phương pháp tính tốn phù hợp, đầy đủ, chính xác.

- Giúp các doanh nghiệp tìm ra nguồn và biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư.

b. Các thành phần của mức tiêu dùng vật tư để sản xuất ra một sản phẩm hoặc hoàn thành một cơng việc

Trong q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tiêu dùng vật tư gồm 2 loại:

* Chi phí vật tư ngồi q trình sản xuất kinh doanh: là các chi phí khơng thuộc thành phần

của mức tiêu dùng vật tư.

* Chi phí vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm 2 loại:

+ Chi phí vật tư hữu ích: là vật tư tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, tạo thành thực

thể của sản phẩm. Đây là một bộ phận chi phí vật tư khơng thể thiếu được.

+ Các loại hao phí vật tư: là lượng vật tư mất đi, không trở thành thực thể của sản phẩm do các

100

- Các hao phí vật tư cần thiết: không trở thành thực thể của sản phẩm nhưng không thể thiếu

do điều kiện cơng nghệ, tổ chức, quản lý địi hỏi vì nếu khơng có hao phí đó thì sản phẩm khơng thể hồn thành.

- Các hao phí vật tư khơng cần thiết, khơng được định mức: phát sinh không thường xuyên do

ảnh hưởng của tự nhiên, do thiếu tinh thần trách nhiệm của người lao động... gây ra.

Hình 6.1. Các thành phần chi phí vật tư trong doanh nghiệp

Ghi chú: (*) Là các thành phần chi phí vật tư được tính vào mức tiêu dùng vật tư để sản xuất sản phẩm hoặc hoàn thành cơng việc

Khơng phải tồn bộ các chi phí vật tư trên đều được đưa vào thành phần của mức. Mức tiêu dùng vật tư khoa học chỉ gồm các khoản chi phí vật tư hữu ích và các loại hao phí vật tư cần thiết trong điều kiện nhất định của sản xuất kinh doanh

M = P + H (6-1)

Trong đó:

M: Mức tiêu dùng vật tư để sản xuất ra 1 chi tiết sản phẩm (dịch vụ hoặc công việc), P: Chi phí vật tư hữu ích,

H: Hao phí vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất. Đi sâu tìm hiểu, chúng bao gồm:

H = H1 + H2 (6-2)

Trong đó:

H1: Hao phí vật tư trong q trình cơng nghệ sản xuất, khơng tham gia trực tiếp vào thực thể sản phẩm và không tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm nhưng do điều kiện của kỹ thuật công nghệ

101 địi hỏi phải có lượng hao phí này. H1 được tính theo những tiêu chuẩn đã quy định (tiêu chuẩn độ dư cho phép) hoặc tính bằng phương pháp thực nghiệm,

H2: Các hao phí vật tư khác do địi hỏi của tổ chức sản xuất, do trình độ kỹ thuật trong q trình sản xuất sản phẩm khơng tránh khỏi phế phẩm, rơi vãi, hao hụt…H2 được tính trên cơ sở tiêu chuẩn tính sẵn hoặc tính bằng % so với chi phí hữu ích.

Các phần hao phí H1 và H2 thường biểu hiện dưới dạng phế liệu thu hồi được và phế liệu khơng thu hồi được. Trong đó:

- Phế liệu không thu hồi được: Là loại phế liệu sinh ra trong suốt quá trình sản xuất và sau khi sản xuất sản phẩm như hao hụt khâu bảo quản, rơi vãi vật tư rời, kim loại hao cháy khi gia công bằng nhiệt…

- Phế liệu thu hồi được: Là những phế liệu sinh ra sau khi đã sản xuất sản phẩm gồm 3 loại: (i) Thu hồi được nhưng không sử dụng lại được tại nơi sản xuất (sử dụng ở nơi khác); (ii) Thu hồi được và có thể sử dụng lại được nhưng phải qua gia công chế biến để sản xuất ra sản phẩm khác; (iii) Thu hồi được và có thể sử dụng lại được khơng qua gia cơng chế biến;

Các loại phế liệu được đưa vào thành phần của mức gồm: phế liệu không thu hồi được, phế liệu thu hồi được nhưng không sử dụng lại được tại nơi sản xuất và phế liệu thu hồi được có thể sử dụng lại nhưng phải qua gia công chế biến.

c. Phân biệt mức tiêu dùng vật tư với lượng thực chi vật tư cho một sản phẩm

Thực chi vật tư để sản xuất ra một sản phẩm khác với mức tiêu dùng vật tư vì thực chi vật tư là tồn bộ chi phí và hao phí thực tế diễn ra trong q trình sản xuất kinh doanh và ngồi q trình sản xuất kinh doanh (hao hụt tự nhiên, do vận chuyển, bảo quản ngồi doanh nghiệp, chi phí vượt quá tiêu chuẩn do thiếu tinh thần trách nhiệm, hao phí cho thí nghiệm, chạy thử máy, hao hụt do bão lụt…). Các chi phí này khơng được tính vào mức mà tính vào thực chi vật tư.

Bảng 6-1. So sánh sự khác nhau giữa mức và thực chi vật tư

Tiêu chí so sánh Mức tiêu dùng vật tư Thực chi vật tư

Tính chất chi phí Do điều kiện sản xuất kinh doanh quyết định

Do điều kiện trong và ngoài sản xuất (kể cả điều kiện tự nhiên) quyết định Thành phần hao phí Gồm các hao phí trong sản xuất Có cả hao phí ngồi sản xuất

Phương pháp tính Tính từng thành phần cho từng sản phẩm và tính trước khi chi vật tư

Tính theo phương pháp bình qn và tính sau khi đã chi vật tư

Về số lượng Là cơ sở xác định nhu cầu vật tư, thường nhỏ hơn thực chi

Là lượng vật tư chi phí thực tế để tính giá thành sản phẩm thực tế

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)