PHẦN C: ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ
7.4.2. Cách xác định mức tiêu dùng vật tư theo phương pháp so sánh
a. Phương pháp so sánh sản phẩm điển hình
- Bước 1: Phân nhóm và lựa chọn sản phẩm hay chi tiết điển hình dựa vào cơng dụng, cấu tạo, quy trình cơng nghệ. Sản phẩm điển hình phải đại diện cho nhóm về mặt kích thước, trọng lượng và về mặt số lượng.
Ví dụ: Phân loại mặt hàng thành một nhóm như nhóm bu long, nhóm trục… cụ thể như mặt
hàng bu long chia thành nhóm M10 (90-150), M12 (220-280). Càng phân nhóm chi tiết bao nhiêu, mức tính càng chính xác.
- Bước 2: Xác định hệ số tính đổi Ki = Pi
Pđh (7-14)
Ki: Hệ số tính đổi của sản phẩm i trong nhóm, Pi: Trọng lượng sản phẩm thứ i,
Pđh: Trọng lượng sản phẩm điển hình.
- Bước 3: Tính mức cho các sản phẩm trong nhóm theo mức đã xây dựng cho sản phẩm điển hình
Mi = Mđh . Ki (7-15)
Mi: Mức tiêu dùng vật tư cho sản phẩm thứ i, Mđh: Mức tiêu dùng vật tư cho sản phẩm điển hình.
115
Ví dụ: Giả sử sản phẩm điển hình là sản phẩm có trọng lượng tinh Pđh = 5kg. Mức tiêu dùng
vật tư cho sản phẩm điển hình là: Mđh = 5,5 kg Vậy nếu sản phẩm có trọng lượng tinh:
P1 = 6kg thì M1 = 5,5 x 6/5 = 6,6 (kg/sản phẩm) P2 = 7kg thì M2 = 5,5 x 7/5 = 7,7 (kg/sản phẩm).
b. Phương pháp tương tự
- Bước 1: Chọn sản phẩm tương tự: Sản phẩm tương tự với sản phẩm cần định mức trên các mặt: danh mục vật tư dùng để sản xuất sản phẩm, kết cấu sản phẩm và cơ cấu của vật tư tham gia tạo thành sản phẩm, quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm.
- Bước 2: Tính mức sử dụng từng loại vật tư để sản xuất sản phẩm định mức theo công thức: Mi = Pđmx Ti
Ki (7-16)
Trong đó:
Mi: Mức sử dụng vật tư thứ i để sản xuất sản phẩm định mức, Pđm: Trọng lượng sản phẩm định mức,
Ti: Tỉ lệ loại vật tư i để sản xuất sản phẩm tương tự, Ki: Hệ số vật tư i của sản phẩm tương tự.
- Bước 3: Tổng hợp mức các loại vật tư tạo ra sản phẩm
M = ∑ni=1Mi (7-17)
M: Mức tổng hợp các loại vật tư tham gia vào sản xuất, n: Số vật tư tạo thành sản phẩm.