CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
4.3.4. Phương pháp so sánh điển hình
Mức lao động được xây dựng dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Trong đó, mức điển hình được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính tốn đại diện cho nhóm cơng việc có những đặc trưng quy trình cơng nghệ hay trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ hoặc một số điều kiện sản xuất khác.
Trình tự xây dựng mức lao động theo phương pháp này gồm:
- Bước 1: Phân chia công việc thành các nhóm có đặc trưng quy trình cơng nghệ tương đối giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một cơng việc điển hình,
- Bước 2: Xác định quy trình cơng nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật thực hiện cơng việc điển hình,
- Bước 3: Xây dựng mức lao động cho công việc điển hình bằng phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính tốn,
- Bước 4: Xác định hệ số quy đổi Ki cho các cơng việc trong nhóm so sánh với cơng việc điển hình trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức, kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hồn thành của chúng:
Ki < 1: Nếu các điều kiện thuận lợi hơn cơng việc điển hình; Ki = 1: Nếu các điều kiện tương tự như cơng việc điển hình; Ki > 1: Nếu các điều kiện khó khăn hơn cơng việc điển hình.
70
- Bước 5: Xác định mức lao động cho mỗi cơng việc trong nhóm theo cơng thức sau:
Mti = Mt0.Ki hoặc Mni = 𝑀𝑛0
𝐾𝑖 (4-14)
Trong đó:
Mti, Mni: Lần lượt là mức thời gian, mức sản lượng cho mỗi cơng việc i trong nhóm, Mt0, Mn0: Lần lượt là mức thời gian, mức sản lượng của cơng việc điển hình.
Ví dụ: Mức lao động của khối công nghệ để sản xuất 1000 viên gạch 2 lỗ là 20 người -giờ. Giả
sử qua phân tích, cơng ty xác định được hệ số quy đổi sản xuất gạch 4 lỗ K1 = 1,8 và gạch 6 lỗ là K2 = 2,4. Khi đó:
Mức thời gian sản xuất gạch 4 lỗ là: 20 x 1,8 = 36 người -giờ/1000 viên. Mức thời gian sản xuất gạch 6 lỗ là: 20 x 2,4 = 48 người -giờ/1000 viên.
* Ưu nhược điểm của phương pháp
+ Ưu điểm: Khi doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau về kích cỡ xong quy trình
cơng nghệ tương đối giống nhau thì áp dụng phương pháp này giảm bớt thời gian và công sức xây dựng mức.
+ Nhược điểm:
- Việc lựa chọn cơng việc điển hình gặp phải những khó khăn nhất định,
- Việc xác định hệ số điều chỉnh K bằng bao nhiêu cho mỗi công việc cụ thể cần được giải quyết chặt chẽ.
* Phạm vi áp dụng
Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất nhỏ, sản phẩm khác nhau về kích cỡ nhưng giống nhau về quy trình cơng nghệ sản xuất.