PHẦN C: ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ
8.2.3. Phương hướng giảm mức tiêu dùng vật tư trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, giảm mức tiêu dùng vật tư trong sản xuất là yêu cầu thường xuyên nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật tư, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Những phương hướng cơ bản của giảm mức tiêu dùng vật tư là:
- Giảm trọng lượng tinh của sản phẩm và hạn chế mất mát phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất. Đây là phương hướng cơ bản và chủ động nhất,
- Sử dụng vật tư thay thế phù hợp, - Tận dụng lại phế liệu, phế phẩm.
Các biện pháp tiết kiệm vật tư cụ thể bao gồm:
a. Biện pháp về kỹ thuật, công nghệ sản xuất
Các biện pháp này có tác dụng trực tiếp tiết kiệm vật tư về cả số lượng, chất lượng và chủng loại vật tư bao gồm:
- Giảm trọng lượng tinh của sản phẩm,
- Giảm bớt phế liệu, phế phẩm, các tổn thất trong quá trình sản xuất, - Sử dụng tổng hợp các loại vật tư và sử dụng nhiều lần,
- Nâng cao chất lượng thành phẩm và cơng dụng của thành phẩm, các chất có ích trong vật tư.
b. Biện pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Các biện pháp này có tác dụng gián tiếp tạo điều kiện tiền đề để các biện pháp kỹ thuật được thực hiện ở doanh nghiệp, tránh lãng phí xảy ra trong q trình sản xuất gồm:
- Công tác lập kế hoạch nhu cầu vật tư phải đảm bảo theo mức đã xây dựng, đồng thời cung ứng cho các đơn vị trong doanh nghiệp phải đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng, quy cách, kịp thời
126
gian theo yêu cầu và phải đồng bộ để thực hiện sản xuất một cách hoàn chỉnh, tăng chất lượng sản phẩm,
- Thực hiện sử dụng mức tiêu dùng vật tư một cách khoa học như đúng yêu cầu, đúng định mức, đúng quy trình cơng nghệ và đúng đối tượng nhằm tránh lãng phí, thất thốt,
- Cơng tác dự trữ các loại vật tư phải theo mức để tính đúng, tính đủ và đồng thời bảo quản tốt các vật tư và sản phẩm trong thời gian lưu kho,
- Tổ chức thu hồi, tận dụng các loại phế liệu, phế phẩm trong q trình sản xuất,
- Thực hiện tích cực trong cơng tác khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác sử dụng tiết kiệm vật tư, có sáng kiến cải tiến trong sản xuất mang lại giá trị tiết kiệm vật tư. Bên cạnh đó, các biện pháp ngăn ngừa, kiên quyết chống lại các hành vi tiêu cực và thất thoát vật tư dưới mọi hình thức,
- Tổ chức hạch tốn, kiểm tra, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vật tư.
c. Biện pháp về tác động con người trong sử dụng vật tư
Để đưa ra những biện pháp thiết thực, hiệu quả phải xuất phát từ người cơng nhân vì là người trực tiếp sử dụng vật tư trong sản xuất. Do dó cần có những biện pháp sau:
- Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích tiết kiệm đối với doanh nghiệp, đối với từng người lao động,
- Nâng cao trình độ tay nghề và trình độ kỹ thuật, cơng nghệ cho mọi công nhân,
- Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần có tác dụng tích cực trong cơng tác thực hành tiết kiệm vật tư,
- Thực hiện chế độ giao khoán, chế độ trách nhiệm vật chất, chế độ quản lý sử dụng máy móc thiết bị, vật tư rõ ràng đến từng công nhân, từng bộ phận và trong doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm chấp hành quy định, quy chế của doanh nghiệp.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 8
1. Trình bày khái niệm, yêu cầu và nội dung quản lý thực hiện mức.
2. Trình bày nội dung phân tích tình hình thực hiện mức vật tư trong cơng tác quản lý thực hiện mức.
3. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá trình hình sử dụng vật tư trong sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đặng Đình Đào, GS.TS. Trần Chí Thành, PGS.TS. Nguyễn Xn Quang (2006), Giáo trình Định mức Kinh tế kỹ thuật cơ sở của Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngơ Thế Bính (1975), Cơ sở định mức lao động trong cơng tác thăm dị địa chất, Viện
Kinh tế Địa chất.
2. Ngơ Thế Bính (2008), Định mức lao động trong công nghiệp mỏ, Trường đại học Mỏ - Địa chất.
3. Ngơ Thế Bính (1978), Kiểm tra đánh giá chất lượng mức lao động, Nội san khoa học - kỹ thuật, Trường đại học Mỏ - Địa chất No 52 tháng 1/1978.
4. Ngơ Thế Bính, Phan Thị Thái (1997), Đánh giá tác động của các nhân tố bảo đảm hiệu
quả của quản lý tiền lương bằng phương pháp phân tích tương quan, Tạp chí than Việt Nam No 10 tháng 1/1997.
5. GS.TS. Đặng Đình Đào, GS.TS.Trần Chí Thành, PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2006),
Giáo trình Định mức Kinh tế kỹ thuật cơ sở của Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân.
6. Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
7. Nghị định 49/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 5 năm 2013, Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
8. Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP. 9. Quyết định số 1329/QĐ-BXD ngày 19 tháng 12 năm 2016 về Công bố định mức sử dụng
vật liệu trong xây dựng.
10. TS. Nguyễn Xuân Thủy, PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương (2006), Kỹ năng quản lý của
tổ trưởng sản xuất và Quản đốc phân xưởng, Nxb Lao động Xã hội.
11. Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty Nhà nước theo
Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/ 2004 của Chính phủ.
12. Thông tư số 47/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 Quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành mức kinh tế - kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
13. Tập đồn cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam (2016), Định mức lao động và năng
suất một số thiết bị chủ yếu khai thác than lộ thiên, hầm lò, sàng tuyển và tiêu thụ than.
14. Tập đồn cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam (2016), Hướng dẫn định biên lao động theo mơ hình mẫu.
15. Phan Tố Uyên (2012), Định mức kinh tế kỹ thuật- cơ sở của quản trị kinh doanh, giáo
trình điện tử, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
16. TS. Nguyễn Bá Vỵ, PGS.TS Bùi Văn Yêm (2009), Lập định mức xây dựng, Nxb Xây dựng. 17. I.N. Caminski và nnk (1969), Sổ tay về định mức kỹ thuật lao động trong các mỏ than,
Nxb “Lòng đất”, Maxcva (sách tiếng Nga).
18. N.D. Prô-cô-pen- cô và nnk (1983), Sổ tay về định mức và tổ chức lao động trong các mỏ
than, Nxb “Lòng đất”, Maxcva (sách tiếng Nga).
19. A.I. Mơ-rơ-dơv (1968), Phân tích hồn thành mức lao động trong các doanh nghiệp mỏ, Nxb “Lòng đất”, Maxcva (sách tiếng Nga).
128
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU