Phân tích thực hiện mức tiêu dùng vật tư

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 121 - 123)

PHẦN C: ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ

8.2.1. Phân tích thực hiện mức tiêu dùng vật tư

Mục tiêu phân tích thực hiện mức tiêu dùng vật tư để nắm vững tình hình sử dụng vật tư một cách kịp thời, cụ thể và so sánh, đối chiếu với các mức đã ban hành, tìm ra nguyên nhân gây ra tăng (giảm) vật tư trong thực tế. Trên cơ sở các kết quả đánh giá, phân tích thực hiện mức vật tư, các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục hiện tượng lãng phí nhằm tiết kiệm vật tư, thực hiện giảm mức vật tư.

* Phân tích chỉ số cá thể về mức tiêu dùng một loại vật tư để sản xuất một đơn vị sản phẩm (công việc) cùng loại:

I = M1

MVT (8-1) Trong đó:

M1: Lượng vật tư tiêu dùng thực tế cho một sản phẩm (hoặc công việc), MVT: Mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm (hoặc cơng việc).

* Phân tích chỉ số mức tiêu dùng một loại vật tư để sản xuất nhiều loại sản phẩm (hoặc công việc) khác nhau: I = ∑ M1iq1i n i=1 ∑ni=1MVTiq1i (8-2) Trong đó:

M1i: Lượng vật tư tiêu dùng thực tế cho một sản phẩm (hoặc công việc) loại I, MVTi: Mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm (hoặc công việc) loại I,

q1i: Lượng sản phẩm (hoặc công việc) loại i sản xuất trong kỳ báo cáo, i = 1-n: Loại sản phẩm (hoặc cơng việc).

* Phân tích chỉ số mức tiêu dùng nhiều loại vật tư để sản xuất một loại sản phẩm (hoặc công việc)

I = ∑ M1jP1j m

j=1

∑mj=1MVTjP1j (8-3) Trong đó:

M1j: Lượng vật tư tiêu dùng thực tế loại j cho một sản phẩm (hoặc công việc), MVTj: Mức tiêu dùng vật tư loại j cho một sản phẩm (hoặc công việc),

P1j: Đơn giá vật tư loại j trong kỳ báo cáo, j = 1-m: Loại vật tư.

Tình hình thực hiện mức vật tư qua sự biến động của các chỉ số trên xảy ra các trường hợp sau: - Nếu I = 1 (100%): Kết quả là thực hiện được mức,

121 - Nếu I < 1 (100%): Lượng tiêu dùng thực tế nhỏ hơn mức.

Một mức tiêu dùng vật tư được coi là đảm bảo chất lượng khi tiêu dùng thực tế nằm trong khoảng: 95% ≤ I ≤ 105%.

Ví dụ 1: Phân tích thực trạng thực hiện mức tiêu dùng vật tư chủ yếu trong khai thác than lò

chợ bằng máy combai tại các mỏ với mức của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam ban hành (bảng 8-1)

Bảng 8-1. Bảng phân tích tình hình thực hiện mức vật tư trung bình ở một số mỏ so với mức Tập đồn Than – Khống sản ban hành

TT Loại vật tư Đơn vị tính Mức quy định Tiêu hao thực tế So sánh (%)

1 Thuốc nổ Kg/1000T 25 30,8 123,2

2 Kíp điện Cái/1000T 90 107,8 119,8

3 Mũi khoan Cái/1000T 0,25 0,3 120

4 Gỗ lò M3/1000T 5 3,5 70

Qua bảng cho thấy, lượng tiêu dùng trung bình thực tế 3 loại vật tư thuốc nổ, kíp điện, mũi khoan đều lớn hơn so với mức rất nhiều (trên 10%), trong khi đó lượng tiêu dùng thực tế loại vật tư gỗ lò lại thấp hơn so với mức rất nhiều (dưới 90%). Vì vậy, cần xem xét, các nhân tố ảnh hưởng tới mức để có sự điều chỉnh mức cho phù hợp.

Ví dụ 2: So sánh mức tiêu dùng thuốc nổ tại mỏ than lộ thiên X trong bảng 8-2.

Bảng 8-2. Thống kê mức tiêu dùng thuốc nổ tại mỏ than lộ thiên X

TT Chỉ tiêu ĐVT Mức tiêu dùng thuốc nổ theo độ cứng đất đá

f = 7 ÷8 f = 9 ÷10 f = 11 ÷12 f = 13 ÷14 1 Mức quy định Kg/1000m3 330 400 500 580 2 Tiêu hao thực tế Kg/1000m3 315 382 477 553 3 Tỉ lệ tiết giảm (2-1)/(2)*100 % 4,55 4,5 4,6 4,66

Qua bảng cho thấy, tiêu dùng thuốc nổ thực tế tại công ty X ở các cấp độ cứng đất đá đều tiết giảm so với mức quy định, mức tiết giảm từ 4,5% đến 4,66%. Điều này cho thấy chất lượng mức tiêu dùng thốc nổ của Cơng ty là tốt.

* Phân tích mức tiêu dùng vật tư qua chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

Ngoài đánh giá qua chỉ số mức tiêu hao trên, để có kết luận chính xác và khách quan thì cần nghiên cứu một cách tồn diện các mặt để tìm ra ngun nhân gây ra như: do mức tiên tiến hay lạc hậu; thực tế có biện pháp tiết kiệm vật tự, do sự cố sản xuất mất điện, hỏng máy…Hơn nữa, tiến hành so sánh giữa lượng vật tư thực tế tiêu dùng với mức dựa trên góc độ quản lý từng yếu tố đầu vào của sản xuất thì chưa phản ánh đầy đủ do chỉ xem lợi ích của từng mặt của q trình trình sản xuất đó.

122

Chính vì vậy phải tiến hành phân tích hiệu quả tổng hợp việc thực hiện mức vật tư thông mối quan hệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là mức tiêu dùng vật tư, mức hao mòn thiết bị và mức hao phí lao động (3 yếu tố này đều tính theo đối tượng cho 1 đơn vị sản phẩm). Mối tương quan trong điều kiện sản xuất bình thường khơng có biến động đáng kể thì giá trị vật tư tiết kiệm tính bình qn cho một đơn vị sản phẩm phải lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị hao phí lao động và hao mịn thiết bị phải đầu tư thêm khi sản xuất sản phẩm qua công thức:

(m0 – m1) ≥ (A1 – A0) + (B1-B0) (8-4) Trong đó:

m0: Giá trị vật tư kế hoạch (giá trị vật tư tiêu dùng tính theo mức), m1: Giá trị vật tư tiêu dùng thực tế,

A0, A1: Giá trị hao phí lao động tính bằng tiền lương bình quân phân bố cho một đơn vị sản phẩm theo kế hoạch và thực thực tế,

B0, B1: Giá trị về hao mịn thiết bị tính cho một đơn vị sản phẩm kế hoạch và thực tế (tính theo mức khấu hao tài sản).

Một phần của tài liệu Giáo trình định mức kinh tế kỹ thuật (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)