Chu kỳ lột xác của TCX ở các giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 52 - 61)

Trọng lƣợng (g) Số ngày giữa các lần lột xác 2 – 5 6 – 10 11 – 15 16 – 20 21 – 25 26 – 35 36 – 60 > 60 9 13 17 18 20 22 23 – 24 25 - 40

Trong điều kiện nuôi tôm đạt 35 - 40g sau 6 tháng và 70 - 100g sau 8 tháng. Cùng quan điểm trên Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư (2010) cho rằng

TCX nhỏ sẽ có chu kỳ lột xác ngắn hơn cá thể tôm trưởng thành.

Theo Triệu Thanh Tuấn và Đỗ Thị Thanh Hương (2010) chu kỳ lột xác của tôm kéo dài khi nuôi tôm trong mơi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp (30% bảo hòa) so với tơm ni trong mơi trường có hàm lượng oxy hịa tan cao là 60% - 100% bảo hịa.

Tơm càng xanh thành thục và sinh sản quanh năm vì thường thấy tơm ôm trứng (Việt Chương, 2007). Ở ĐBSCL tơm có hai mùa sinh sản chính là khoảng tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10 (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).

Theo Lê Văn An và Nguyễn Trung Nghĩa (2002) mùa vụ sinh sản của tôm thường vào tháng 4 - 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 - 11. Lượng trứng trên 1g cơ thể tơm trung bình khoảng 1.061 - 1.529 trứng, tơm cỡ 50g có thể sinh sản 56.000 trứng và tơm cỡ 80g có thể sinh sản khoảng 70.000 trứng.

Sức sinh sản của tơm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, mơi trường sống và điều kiện dinh dưỡng. Sức sinh sản của tơm càng xanh tăng dần theo kích thước từ 20 g đến 140 g, lớn hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần. TCX cái thường đẻ 4 - 5 lần, có thể đến 6 lần , mỗi lần đẻ cách nhau từ 19 - 45 ngày (Nguyễn Việt Thắng, 1995).

Tùy thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của tơm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của tơm có thể thay đổi từ 20.000 - 80.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/g trọng lượng tôm. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ sức sinh sản tương đối của chúng có thể thấp hơn, trung bình khoảng 300 - 600 trứng/g trọng lượng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999; Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2012).

Tơm thành thục có trứng màu da cam ở bên trong giáp đầu ngực, đó là những con cái sắp bước vào thời kỳ giao vĩ. Hiện tượng giao vĩ chỉ xảy ra khi con cái lột xác, con đực ln sẵn sàng cho q trình giao vĩ. Q trình giao vĩ có thể chia làm 4 giai đoạn gồm tiếp xúc, con đực ôm giữ con cái, trèo lên lưng và lật ngửa con cái rồi gắn túi tinh vào lỗ sinh dục. Tinh trùng được tiết ra dưới dạng hình túi nằm sát phần ngực của con cái. Sau 6 - 20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, khi đẻ con cái cong

mình về phía trước đến khi ngực và bụng tiếp xúc nhau, tạo nên sức đẩy ép trứng từ buồng trứng ra ngoài lổ sinh dục. Trứng thụ tinh rồi chảy xuống vào bên trái và bên phải của buồng ấp trứng từ đôi chân bụng thứ 4, thứ 3, thứ 2 và cuối cùng là chân bụng 1. Trong buồng ấp trứng được bao bọc bởi một màng nhày trong suốt như chùm nho, những chùm trứng này dính chặt vào những sợi lông ở 4 chân bụng, tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng cho đến khi nở. Tùy thuộc vào nhiệt độ, trứng sẽ nở vào khoảng 15 - 23 ngày. Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 chuyển dần sang sáng đậm và đến ngày nở có màu sáng đậm đen (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004).

2.2.4. Đặc điểm dinh dƣỡng

Tơm càng xanh là lồi ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên, chúng thường ăn các loài nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, ốc, cá nhỏ… Ngồi ra, TCX có khả năng sử dụng thức ăn viên cơng nghiệp rất tốt. Tính ăn của TCX thay đổi theo giai đoạn phát triển, sinh lý và điều kiện mơi trường. Khi cịn nhỏ tôm ăn sinh vật phù du (động vật, thực vật phù du), giun nhỏ hay ấu trùng của động vật thủy sinh. Tôm lớn ăn tạp thiên về động vật (giun, ốc,…). Tôm giảm ăn vào lúc lột xác hoặc có bệnh. Khi gặp mơi trường sống khơng thuận lợi như nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, pH… quá cao hay quá thấp cũng làm tôm giảm ăn. TCX thường ăn nhiều vào ban đêm và ăn thịt lẫn nhau (tôm lớn ăn thịt tôm nhỏ, tôm vỏ cứng ăn thịt tôm vỏ mềm khi thiếu thức ăn) (trích dẫn bởi Lê Quốc Việt, 2005).

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2012 thì nhu cầu đạm của tơm thay đổi

rất lớn theo giai đoạn phát triển. Nhu cầu đạm và một số chất dinh dưỡng khác của tôm như sau: chất đạm tối ưu là 27 - 35%, chất béo 6 - 7%, chất bột đường; tôm càng xanh có men tiêu hóa bột đường hoạt động mạnh hơn so với các lồi tơm biển, thức ăn có 40% bột đường tôm vẫn sử dụng tốt. Vitamin và chất khoáng: giai đoạn giống cần vitamin C khoảng 100 - 500 mg/kg thức ăn. Nhu cầu khoáng là 2 - 19,5%, trong đó tỉ lệ C:P là 0,76:1 đến 4:1. Mắt tơm là mắt kép, tầm nhìn khơng xa, bắt mồi gần theo mùi hấp dẫn là chính, trong tự nhiên ấu trùng tơm bắt mồi thụ động, nên tỉ

lệ sống thấp (0,5 - 1%). Tôm ăn mạnh vào chiều tối và sáng sớm hơn ban ngày. Thức ăn cần phải rãi đều, có tính hấp dẫn tơm ăn mạnh hơn.

2.2.5. Đặc điểm sinh thái môi trƣờng

Nhiệt độ thích hợp cho tơm phát triển là từ 26 - 31oC, tốt nhất là 28 - 30oC. Nhiệt độ ngoài khoảng 22 - 33oC hoạt động sinh trưởng, sinh sản của tôm suy giảm. Nhiệt độ cao làm tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004). Nhiệt độ thấp dưới 14oC hay trên 40 oC kéo dài dễ gây chết tơm. Độ mặn thích hợp cho tơm từ 0 - 16‰ thích hợp nhất từ 0 - 12‰. Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6 - 16‰ (Do Thi Thanh Huong et al., 2010). Độ trong thích hợp cho nuôi TCX từ 25 - 40 cm, tối ưu nhất ở 30 - 35 cm (Nguyễn Văn Hảo và ctv.,

2002). Oxy hịa tan: tơm thích sống trong mơi trường nước sạch, nên đảm bảo oxy hịa tan là 5 mg/L. pH thích hợp nhất cho tơm sinh trưởng là 7 - 8,5. pH dưới 5 tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và sau 6 giờ sẽ chết (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Độ cứng

thích hợp nhất cho ương ni tơm trong khoảng 50 - 150 mg/L. Đạm amôn và đạm nitrite nên duy trì ở mức dưới 0,1 ppm đối với đạm nitrite và dưới 1 ppm đối với đạm amôn. Hàm lượng H2S phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là pH, khi pH tăng độ độc của H2S giảm. Giới hạn thích hợp nhất cho ni TCX dưới 0,01 mg/L (Boyd, 1998). Nguyễn Khắc Hường (2003) cho rằng, ngưỡng chịu đựng của TCX đối với H2S là 0,1 mg/L và cho rằng hàm lượng H2S đối với sự phát triển bình thường của tôm nuôi nên thấp hơn 0,25 mg/L.

2.2.6. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Nuôi tôm càng xanh kết hợp (xen canh) với trồng lúa. Tôm càng xanh giống được thả nuôi chung với vụ trồng lúa Hè - Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu trồng vụ lúa Đơng-Xn mới. Mơ hình này được áp dụng rất phổ biến cho các vùng không bị ngập lũ hoặc mức ngập lũ thấp và đang được áp dụng phổ biến ở một số tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Mơ hình này được vận hành ở mức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh với mật độ thả giống dao động từ 1 - 3 con/m2. Tôm bột được thả trực tiếp vào

mương bao hay ao ương, sau đó được ương lên kích cỡ tơm giống (khoảng 30 - 50 ngày tuổi) trước khi thả ra cả ruộng nuôi và đây là điểm tiến bộ của mơ hình vì trước đây chủ yếu là thả tôm giống. Thức ăn cho tôm nuôi bao gồm thức ăn tự nhiên, viên, thức ăn tự chế và thức ăn tươi sống (cá tạp, cua, ốc) trong đó thức ăn tươi sống ln được dùng với tỉ lệ cao nhằm để giảm giá thành sản phẩm cùng chi phí đầu tư (Dương Nhựt Long và ctv., 2005).

Nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa vụ Hè - Thu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh với 2 mật độ khác nhau 2 và 3 con/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống sau 6 tháng nuôi tỉ lệ sống 14,7% và 12,4%, năng suất tôm nuôi đạt 150 kg/ha và 163 kg/ha tương ứng với nghiệm thức 2 và 3 con/m2. Nhưng cả hai mật độ nuôi 2 - 3 con/m2 kết hợp với trồng lúa đều không đạt được hiệu quả về mặt kinh tế (Phạm Minh Truyền, 2003).

Trong điều kiện ruộng lúa bị nhiễm phèn, môi trường nuôi thường biến động ở các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng tỉnh Long An, năng suất tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa luân canh sau 2 năm thực nghiệm đạt dao động từ 467 – 818 kg/ha, lợi nhuận mang lại từ tôm càng xanh dao động từ 12.100.000 - 32.176.000 đồng/ha, lợi nhuận cho cả mơ hình Lúa – tơm càng xanh ít hơn 70.000.000 đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv, 2005). Kết quả thực nghiệm về mơ hình Lúa – Tơm ln canh trong điều kiện ngập lũ sâu tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp năm 2006 - 2007 cũng cho thấy, với 3 mật độ nuôi khác nhau 9, 12, 15 con/m2, sau 6 tháng nuôi lợi nhuận đạt dao động từ 49,12 – 87,12 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 31 – 51% và mật độ 12 con/m2 là tốt nhất (Trần Văn Hận, 2010). Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng quan trọng, có tác động quyết định đến sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của tơm ni thì mức nước trong ruộng, lưu tốc dòng chảy kết hợp với sự ngập lũ thường xuyên trong ruộng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc cải thiện chất lượng nước của hệ thống nuôi, tôm tăng trưởng nhanh, hệ quả là năng suất tôm nuôi trong ruộng tăng cao.

Một số kết quả thực nghiệm nuôi tôm càng xanh của Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt đạt kết quả như sau: Đối với mơ hình tơm sú – lúa – tơm càng xanh ở

huyện Hồng Dân, kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy trọng lượng bình quân và tăng trọng của tôm sú nuôi sau 90 ngày ở ruộng lúa quảng canh cải tiến dao động từ (28,8 - 35,9 g/con và 0,34 - 0,42 g/ngày), năng suất tôm dao động từ 178 - 216 kg/ha. Lợi nhuận mang lại từ mơ hình này đạt 29.825.000 đ/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt khá cao trung bình 239% (Dương Nhựt Long và ctv., 2011).

Năm 2012, trên cơ sở hợp tác nghiên cứu thực nghiệm giữa Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ và Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang, kết quả xây dựng mơ hình ni tơm càng xanh ln canh trong ruộng lúa ở xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang cho thấy kết quả đạt được khá khả quan. Sau chu kỳ nuôi 6 tháng, tăng trưởng của tôm nuôi trong các ruộng dao động từ 50,3 - 73,8 g/con, trọng lượng tôm nhỏ nhất 20 g/con, trọng lượng tôm lớn nhất 142 g/con. Tỷ lệ sống trong các ruộng nuôi dao động từ 30 - 36 %, năng suất tôm đạt dao động từ 1,340 - 1,633 tấn/ha. Trong 6 hộ xây dựng mơ hình ni đều thu được lợi nhuận. Lợi nhuận trên 1 vụ tôm đạt dao động từ 79,2 - 110,7 triệu đồng/ha/năm. Tổng lợi nhuận trên ha/năm gồm 1 vụ tôm + 1 vụ lúa đạt dao động từ 102,2 - 135,7 triệu đồng/ha/năm. Trong hai mơ hình ni thử nghiệm, mơ hình II (sau khi ương 2,5 tháng, lựa con đực thả nuôi) lợi nhuận đạt 127,9 triệu/ha/năm cao hơn mơ hình I (sau khi ương 1,5 tháng, khơng lựa đực và thả nuôi) 112,7 triệu/ha/năm, tỉ suất lợi nhuận của mơ hình II (72 %) cũng cao hơn so với mơ hình I (65 %) (Trần Văn Hận và ctv., 2013).

Năm 2009 – 2011 thông qua dự án hợp tác thử nghiệm phát triển mơ hình ni tôm càng xanh trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn V - GAP giữa huyện Hồng Dân và Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ, năng suất tôm càng xanh nuôi thu được từ ruộng lúa kết hợp đạt dao động từ 78 – 234 kg/ha, tỉ suất lợi nhuận đạt từ 27,8 – 150,7 % minh chứng cụ thể cho việc phát triển mơ hình Lúa – Tơm càng xanh kết hợp ở mùa mưa, góp phần nâng cao năng suất và cải thiện được thu nhập cho người dân trong vùng (Dương Nhựt Long và ctv., 2011).

Năm 2011 trước tình hình tơm sú ni bệnh, hộ dân thiệt hại quá nhiều, thậm chí mất trắng do tơm nhiễm bệnh, bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ thực nghiệm “Xây dựng mơ hình ni tơm càng xanh trong ruộng lúa” bị thiệt hại do nuôi tôm sú ở độ mặn thấp (< 12 %o). Trong điều kiện tôm càng xanh xen canh với mật độ 2 con/m2, diện tích 1 ha/ruộng. Sau 6 tháng ni cho thấy tơm càng xanh hồn tồn có khả năng sống và phát triển trong ruộng lúa sử dụng nuôi tôm sú vào mùa khô. Năng suất tôm càng xanh thu được dao động từ 95 – 135 kg/ha và lợi nhuận mang lại cho người nuôi đạt được từ 9 – 13,9 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận 122 – 203 %.

Nhìn chung, mơ hình ni tơm càng xanh xen và ln canh với lúa, gồm 2 vụ lúa xen canh với 1 vụ tôm càng xanh, hay một vụ nuôi tôm thay cho vụ lúa Hè - Thu và một vụ lúa Đông – Xuân, hay 1 vụ lúa xen canh 1 vụ tơm sú hoặc mơ hình 1 vụ sú luân canh với 1 vụ lúa ở vùng nước lợ,.. là những mơ hình sản xuất khá thích hợp cho nhiều vùng sinh thái, kể cả vùng ngập lũ và vùng không ngập lũ hoặc ngập lũ ở mức độ thấp. Những mơ hình sản xuất nầy hiện đã và đang mang lại hiệu quả và được áp dụng ngày càng phổ biến ở các địa phương của vùng ĐBSCL. Về khía cạnh kỹ thuật mơ hình vận hành ở mức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh, sử dụng phối hợp thức ăn viên (chủ yếu cho giai đoạn 1 - 2 tháng đầu) đồng thời dùng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cua, ốc, cá tạp,…) cho giai đoạn cuối của chu kỳ ni, tăng năng suất và có biến động chủ yếu do mật độ nuôi và thức ăn cùng điều kiện môi trường khác nhau ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và năng suất của tôm nuôi trong mơ hình (Dương Nhựt Long và ctv., 2004).

2.3. Đặc điểm hình thái tơm sú 2.3.1. Vị trí phân loại 2.3.1. Vị trí phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae

Giống: Penaeus ; Lồi: tơm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798

Hình 2.3. Lồi tơm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798

2.3.2. Phân bố và vịng đời tơm sú

Tơm sú thuộc lồi rộng muối nên chúng có mặt từ Ấn Độ Dương sang hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đơng Tahiti, phía Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc (Holthuis và Rosa, 1965; Motoh, 1981). Riêng ở Việt Nam, tôm sú phân bố ở vịnh Bắc Bộ, biển Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khu vực ĐBSCL, tôm sú phân bố cả vùng biển Đông và biển Tây. Đối với tôm sú nơi sống chủ yếu ở những nơi có độ sâu 0 - 162m, có nền đáy bùn hay đáy cát, tơm trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống ở cửa sông (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Vịng đời của tơm sú trải qua một số giai đoạn bao gồm giai đoạn trứng, ấu trùng (gồm các giai đoạn phụ: Nauplius, Zoea, Mysis), hậu ấu trùng, ấu niên, và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn phân bố ở những vùng khác nhau như ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, vùng biển ven bờ hay vùng biển khơi và có tập tính sống trơi nổi hay

sống đáy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)