Kỹ thuật và giải pháp công nghệ nuôi tôm càng xanh, tôm sú trên nền đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 114)

4. Kịch bản biến đổi khi hậu nước biển dâng

4.1. Kỹ thuật và giải pháp công nghệ nuôi tôm càng xanh, tôm sú trên nền đất

đất lúa

4.1.1. Mùa vụ

Những năm 1990 phong trào lấy nước mặn nuôi tôm quảng canh phát triển và lan rộng ở hầu hết các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Các huyện Hồng Dân, thị xã Giá Rai và đặc biệt huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu có hơn 2/3 diện tích bị nhiễm phèn mặn, khơng canh tác được 2 - 3 vụ lúa, đa phần bà con lấy đất để nuôi tôm. Kết quả điều tra các hộ nuôi tôm trên địa bàn cho thấy, đa số các hộ đều nuôi tôm sú vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa. Một số hộ nuôi tôm càng xanh xen với lúa vào mùa mưa. Sau khi gặt lúa xong các nông hộ tiến hành cải tạo ruộng và thả tôm sú cho đến tháng 8 âm lịch năm sau thì làm lúa trở lại. Một số hộ thả tơm quanh năm, khi cấy lúa xong các hộ dân tiếp tục mua tôm giống về thả trực tiếp vào ruộng. Khi tình hình dịch bệnh trên tơm sú xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, thì việc ni tôm quảng canh cải tiến thường không mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều hộ khơng có điều kiện ni tơm thì cấy lúa mùa, mỗi năm chỉ canh tác một vụ rồi bỏ đất trống, năng suất lúa thu được thường không cao, dao động từ 2,2 – 3 tấn/ha, lợi nhuận mang lại cho hộ dân là khá thấp, thậm chí có năm nước mặn đến sớm, người dân không thu được lúa, cuộc sống khá vất vả. Từ thực tế sản xuất nêu trên, nhằm đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống và hoạt động sản xuất ổn định cho người dân, địi hỏi cơ quan chun mơn nghiên cứu, xây dựng và phát triển nhiều mơ hình sản xuất phát triển bền vững như: mơ hình xen và ln canh lúa - tơm, trong năm hộ dân có thể sắp xếp 6 tháng để trồng lúa và 6 tháng nuôi tôm. Một số hộ bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm càng xanh xen với lúa, kết quả ban đầu khá tốt và đây là mơ hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mùa khô: Thả tôm sú

Mùa mưa: Trồng lúa và tơm càng xanh

Hình 4.1. Lịch thời vụ sản xuất

Tơm sú là lồi mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi nên để nâng cao sản lượng tôm thu được trong cùng một diện tích, người ni thả giống nhiều lần trong năm. Khảo sát cũng cho thấy số lần thả tôm dao động từ 3 - 6 lần/năm. Số hộ thả tơm 3 lần/năm chiếm 28,5%. Số cịn lại thả từ 4 - 6 lần/năm chiếm 71,5% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung, số lần thả tơm của các hộ nuôi ở các địa phương khảo sát trong năm tương đối nhiều. Ngồi ra, phần lớn do các hộ ni quảng canh, nên tôm mau lớn, khoảng 2,5 - 3 tháng là tiến hành thu hoạch và thả nuôi tiếp đợt mới, tuy nhiên cũng có một số hộ thả giống và thu hoạch tôm theo con nước (thu hoạch và thả giống). Ngồi ra, do nguồn tơm sú giống ở các trại sản xuất trong và ngoài tỉnh rất nhiều, tôm giống được sản xuất quanh năm nên đáp ứng được nhu cầu thả nuôi tôm quanh năm của các hộ.

4.1.2. Thiết kế ruộng ni

Mơ hình ni tơm sú mùa khô với lúa - tôm càng xanh mùa mưa trong ruộng lúa thể hiện qua 2 dạng thiết kế ruộng ni (Hình 8 và 9). Kết quả điều tra có 79,6% số hộ dân thiết kế ruộng ni với mương bao xung quanh và có bờ bao cao được gia cố chắc chắn để giữ nước. Có 20,4% số hộ ni có ruộng ni có mương bao xung quanh và liên kết với ao ương nuôi liền kề, nhằm ương dưỡng tôm giống trước khi đưa ra ruộng nuôi thương phẩm. Đây là dạng thiết kế ruộng nuôi xen canh hay luân canh mang lại hiệu quả cao. Tôm Post mua về được ương trong ao ương để tiện cho việc cho ăn và chăm sóc quản lý, ao ương được cải tạo tốt. Sau khi ương tơm 4 tuần đến 6 tuần thì đưa tơm ra ruộng ni. Cách làm này giúp dễ quản lý và nâng cao được tỷ lệ sống cho tôm post đồng thời nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người ni.

Hình 4.2. Dạng ruộng ni tơm lúa 4 có mương bao

Hình 4.3. Dạng ruộng ni tơm với ao liên kề

Kết quả điều tra cho thấy tất cả mơ hình ni đều có mương bao xung quanh ruộng rộng 2 - 3 m để tiện cho việc thay nước và thu hoạch tơm hay trong q trình thu hoạch lúa. Do mực nước trên ruộng tương đối thấp nên hệ thống mương bao này giúp cho tôm nuôi tập trung xuống mương bao vào ban ngày khi trời nắng nóng. Các bờ bao thường được gia cố rất chắc chắn, chiều rộng từ 4 - 6 m đề phịng sóng gió làm sạt lở bờ bao. Chiều cao của bờ bao dao động từ 1,3 - 1,5 m để có thể đảm bảo giữ được nước mương bao sâu từ 1 - 1,2 m trong mùa khô. Đa số các hộ nuôi sau khi cải tạo ruộng thì thả giống trực tiếp vào ruộng không qua giai đoạn ương giống. Một số ít hộ

có ao ương tơm giống nhỏ chiếm tỉ lệ từ 10 - 20%.

Lưới chắn Mương bao 1 ,3 - 1 ,5 m 1 - 1 ,2 m 0 ,4 0 ,6 m Mặt ruộng 2 - 3m 3-5 m Mặt ruộng Ao liên kề 2 - 3m 1 - 1 ,2 m 0 ,4 0 ,6 m 1 - 1 ,2 m 1 ,3 - 1 ,5 m Mương bao

Bảng 4.1. Diện tích canh tác và mực nước ở ruộng ni

Diễn giải Trung bình Độ lệch

chuẩn

Nhỏ

nhất Lớn nhất

Diện tích canh tác (ha/hộ) 2,27 1,88 0,4 7

Mực nước trong mương

(m) 1,1 0,1 1,0 1,2

Mực nước trên trảng (m) 0,4 0,08 0,3 0,6

Độ sâu của mương bao ở các hệ thống nuôi tùy thuộc vào cấu trúc đất và độ ngập nước trong ruộng. Mương đủ sâu, không bị che phủ và giàu dinh dưỡng để cung cấp thức ăn và là nơi trú ẩn cho tôm nuôi (Dương Nhựt Long, 2003). Kết quả khảo sát cho thấy mực nước bình quân trong mương bao giữa các nông hộ 1,1 ± 0,1 m. Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra của Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2002), độ sâu mương bao so với mặt ruộng từ 0,7 - 1 m hay độ sâu trung bình từ 1,1 - 1,4 m, độ sâu được khuyến cáo là 1 - 1,2 m. Qua khảo sát cho thấy mực nước bình quân trên trảng cao nhất 0,6 m thấp nhất 0,3 m, mực nước trung bình 0,4 ± 0,09 m. Mực

nước này thấp, chưa hồn tồn đủ cho tơm vào ruộng tìm thức ăn để tăng trưởng.

4.1.3. Mật độ ni, nguồn gốc, kích cỡ tơm, giống thả ni

Nguồn gốc, chất lượng con giống tôm càng xanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của hộ ni. Theo kết quả điều tra thì có đến 88% số tôm càng xanh giống thả nuôi ở Bạc Liêu được nhập vào từ các tỉnh khác như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc trăng và cả nguồn tôm giống nhập về từ Trung Quốc, chỉ có 12% số giống TCX thả ni là được sản xuất trong tỉnh. Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Hồ Thành Thái năm 2011 (nguồn giống trong tỉnh chiếm 83,3% và ngoài tỉnh là 16,7%) . Đối với tơm sú thì ngược lại, nguồn giống trong tỉnh rất phong phú nên các nông hộ chủ yếu mua giống trong tỉnh chiếm 90,2% và 9,8% cịn lại được mua ngồi tỉnh.

Nhìn chung, nguồn giống tơm rất đa dạng nhưng hiện nay rất khó kiểm sốt được dịch bệnh và hiện nay xuất hiện nhiều dịch bệnh trên tôm gây thiệt hại rất lớn

cho người ni, mơ hình ni tơm trong ruộng lúa gặp nhiều khó khăn, nhất là tôm sú. Do vậy việc khuyến cáo người nuôi chọn con giống chất lượng, qua kiểm dịch để nuôi là rất quan trọng.

Bảng 4.2. Thông tin về con giống và chất lượng

Diễn giải Đơn vị tính Tôm sú Tôm càng xanh

Nguồn giống

- Trong tỉnh % 90,2 12

- Ngoài tỉnh % 9,8 88

Mật độ thả con/m2 8 ± 2,39 2,32±0,49

Kích cỡ thả cm 1,44±1,08 1,71±0,5

Thời gian nuôi ngày 93,22±12,49 145,82±16,40

Giá tôm giống đồng/con 68,45±23.85 193,55±24,67 Kết quả điều tra cho thấy mật độ thả TCX dao động từ 1 - 5 con/m2 , trung bình là 2,32±0,49 con/m2. Kết quả này khá tương đồng với kết quả khảo sát của Phạm Minh Truyền (2003) với mật độ thả dao động từ 2 - 3 con/m2 và kết quả của Hồ Thanh Thái (2011) với mật độ trung bình là 2,3 con/m2. Thực nghiệm ni TCX tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu của Hồ Thanh Thái (2011) cho thấy năng suất tôm nuôi ở mật độ nuôi 3 con/m2 là tốt nhất với 234±37 kg/ha so với mật độ nuôi 1 con/m2 chỉ đạt 104±13 kg/ha, và tương đương so với mật độ ni 4 con/m2 có năng suất 245±21 kg/ha (Trương Trung Tính, 2012).

Mật độ thả ni trung bình của tơm sú khi điều tra các nơng hộ ni theo mơ hình ln canh tôm sú và TCX - Lúa là 4,91±2,39 con/m2, hộ ni thấp nhất 0,5 con/m2 cịn hộ cao nhất thả nuôi với mật độ đạt 10 con/m2. Một số hộ thì thả nối vụ, thu tỉa vụ trước và thả thêm tôm giống cho vụ kế đến, thường năng suất nuôi đạt khơng cao do khơng bổ sung thức ăn. Nhìn chung mật độ thả ni tơm sú biến động rất lớn giữa các nông hộ được khảo sát, mật độ thả tùy theo kinh nghiệm ni và khả năng về tài chính của các hộ, chưa được hỗ trợ nhiều về kỹ thuật từ các cơ quan ban ngành địa phương, cũng như chưa có nghiên cứu thực nghiệm thực tế để tìm ra mật độ ni tốt nhất cho bà con tại địa phương.

Kết quả khảo sát cho thấy thời gian nuôi tôm càng xanh trung bình 145,82±16,40 ngày và tơm sú trung bình 93,22±12,49 ngày. Kích cỡ tơm giống thả ni tại Bạc Liêu dao động từ 0,9-5 cm/con, trung bình 1,5±1,08 cm/con đối với tôm sú và 1,3±0,9 cm/con đối với tôm càng xanh, phù hợp với kết quả của Hồ Thành Thái (2011) ở huyện Hồng Dân với mật độ 1,7±0,5cm đối với tôm sú và 1,5- 5cm đối với tôm càng xanh. Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ chọn thả tôm là tôm Post, một số hộ thả tôm ke - tôm lỡ (tôm post được trại sản xuất ương nuôi thêm khoảng 30 ngày nữa).

Giá tôm TCX giống thả nuôi là 193,55±24,67 đồng/con cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Tuấn Kiệt (2014) với giá TCX giống là 185±27,07 đồng/con và cao hơn nhiều so với kết quả của Tạ Hoàng Bảnh (2011) với giá 161,09±22,34 đồng/con. Giá tôm sú giống thả ở Bạc Liêu là 93,22±12,49 cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hà (2011) với giá tôm sú giống 52,4±14,6 đồng/con, sự chênh lệch này có thể do những năm gần đây phong trào ni tôm thẻ chân trắng (Penaeus

vanamei) công nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu giống lớn nên các trại giống tập

trung sản xuất giống tôm thẻ chân trắng để tăng lợi nhuận nên nguồn giống tôm sú giảm, giá tăng nhiều hơn trước. Nhìn chung, kích cỡ và giá tơm giống dao động rất lớn, các hộ ni thường chọn tơm giống kích cỡ lớn và có giá rẽ để ni nhưng hầu hết những tơm giống này đều kém chất lượng, tăng trưởng chậm không đạt hiệu quả cao.

4.1.4. Chăm sóc và quản lý mơ hình ni

Số hộ khơng thay nước, chỉ cấp thêm chiếm đến 80%, còn lại 20% số hộ khảo sát có thay nước trong q trình ni. Thời gian thay nước tùy thuộc vào độ tuổi, mật độ thả tôm và kinh nghiệm quan sát màu nước của nông dân, khi nước chuyển sang màu đậm hơn thì tiến hành thay nước. Hầu hết các hộ ni đều ít thay nước mà chỉ cấp thêm nước mới vì mực nước trên ruộng thấp do trời nắng nước bốc hơi và do bờ ruộng giữ nước không tốt. Nguồn nước cấp được lấy trực tiếp từ sông, kênh, rạch. Giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi hầu như không thay nước, số lần thay nước trung bình 2 - 3 lần/vụ ni và lượng nước thay trung bình 15 - 30%. Việc lấy nước

qua lưới chắn cũng được các hộ ni quan tâm, có 70,3% số hộ có lấy nước qua lưới chắn nhằm hạn chế cá tạp vào gây hại cho tôm nuôi và 29,7% số hộ không thực hiện. Đối với tôm sú việc cấp nước vào ruộng ni có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của tôm ni, do khơng kiểm sốt được chất lượng nước từ ngồi vào ruộng ni do đó khi nguồn nước bị ơ nhiễm và mang mầm bệnh đưa vào ruộng ni thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Kết quả cho thấy 90% số hộ sử dụng vôi bột và Zeolite để xử lý môi trường vào cuối vụ nuôi do giai đoạn này tôm lớn, chất thải nhiều, lượng vật chất hữu cơ tích tụ nhiều trong ruộng làm dơ nước.

Khảo sát cho thấy có 82,3% số hộ có sên vét lại đáy ao trước khi lấy nước vào ao nuôi tôm và 17,7% không sên vét ao trước vụ ni. Có 100% hộ ni bón vơi trong quá trình cải tạo hạ phèn, diệt các mầm bệnh trong ao ni.

Có 6,7% hộ cho ăn thức ăn công nghiệp, một số hộ cho tôm ăn thức ăn sãn có như khoai lang, khoai mì, cá tạp,… tiết kiệm chi phí thức ăn. Một số các nơng hộ có cho tơm ni ăn 1 - 2 tháng, sau khi thả ra ruộng rất ít hộ chơ tơm ni ăn. (Hình 4.4)

Hình 4.4. Tỷ lệ mơ hình sử dụng thức ăn cung cấp

Do ni tôm với mật độ thấp, không cho ăn nên việc tạo thức ăn tự nhiên (TATN) cho tôm là rất quan trọng, có 91,5% số hộ ni bón phân gây màu tạo TATN ban đầu cho tôm nuôi, chỉ có 8,5% khơng bón phân gây màu. Kết quả các hộ có cho tơm ăn đạt năng suất cao hơn, cần khuyến cáo người nuôi bổ sung thức ăn

cho tôm trong vụ nuôi.

4.1.5. Quản lý bệnh, thuốc và hóa chất

Bệnh là một trong những nguyên nhân làm ảnh lớn đến tỷ lệ sống và năng suất tơm ni. Có đến 62% số hộ ni khẳng định khơng phát hiện bệnh trong suốt chu kỳ nuôi, 38% số hộ nuôi phát hiện bệnh nhưng đều cho rằng bệnh ở TCX xử lý dễ dàng bằng cách thay nước, sử dụng chế phẩm sinh học và tạt các loại hóa chất như BKC, formol… để kích thích tơm lột xác thì bệnh trên tôm sẽ giảm và hết. Các bệnh thường xuất hiện nhất là bệnh đóng rong và đen mang, tỷ lệ như Hình .4.5.

Hình 4.5. Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh trên tôm càng xanh

Ngược lại với tôm càng xanh, tôm sú là đối tượng nuôi dễ nhiễm bệnh và diễn biến ngày càng phức tạp, đây là một trong những lo lắng của người ni trong q trình khai thác các mơ hình. Qua khảo sát phần lớn các hộ ni theo mơ hình ni tơm sú ln canh tơm càng xanh - lúa cũng khơng có bệnh.

Những bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn đối với tôm sú: bệnh đốm trắng, đầu vàng, gan tụy, bệnh cịi thì chiếm tỉ lệ ít. Khi gặp tơm bệnh thì người ni xử lý bằng cách bón vơi, thay nước là chính. Một số ít hộ sử dụng hóa chất và kháng sinh để điều trị bệnh cho tôm sú nuôi nhưng thường khơng mang lại hiệu quả cao (Hình 12).

4.1.6. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Qua khảo sát cho thấy kích cỡ tơm càng xanh thu hoạch đạt 34,47 ± 2,94 con/kg, dao động từ 15 đến 40 con/kg nhỏ hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Thanh Thái (2011) với kích cỡ tơm thu đạt 25,5 ± 7,2 con/kg. Nghiên cứu cũng cho thấy kích cỡ thu tơm sú dao động 20 đến 40 con/kg và trung bình là 32,33 ± 7,18 thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hà (2011) với kích cỡ tôm sú thu khoảng 28 đến 55 con/kg và trung bình 35,2±8,5 con/kg.

Bảng 4.3. Năng suất, tỷ lệ sống tơm trong mơ hình khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)