Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 32)

4. Kịch bản biến đổi khi hậu nước biển dâng

1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận văn

Ni trồng thủy sản Đồng Bằng Sơng Cửu Long có hai sản phẩm chủ lực là tôm nước lợ và các tra. Năm 2019, diện tích ni tơm nước lợ 670.551 ha tơm sú 583.205 ha. Sản lượng 724.646 tấn, tôm sú 301.207 tấn, tôm nước lợ khoảng 88,4% tổng sản lượng. Năm 2019 diện tích ni tơm càng xanh 52.657 ha, xen canh và luân canh với lúa trên 100.000 ha

Nghiên cứu giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơng trình cấp nước và thốt nước đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu từ lâu trên phạm vi cả nước, nhưng toàn diện và sâu sắc nhất vẫn là các nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Các tổ chức nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh ở ĐBSCL đáng kể nhất là Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam với các nghiên cứu cơ sở khoa học về thủy nông cải tạo đất, thủy lợi ngọt hóa, chống xâm nhập mặn, kiểm soát và chung sống với lũ, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, cơng trình cấp nước ngọt cho các vùng chua phèn và phèn mặn ven biển, vấn đề tự động hóa quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi..., Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam với các khảo sát quy hoạch hệ thống thuỷ lợi phục vụ lấy nước tưới cho các vùng ngọt hóa, Trường Đại học Thủy lợi với các nghiên cứu về hệ thống thốt lũ Đồng Tháp Mười, cơng trình thủy lợi cải tạo vùng triều ở ĐBSCL…

Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một trong những đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó, nước biển dâng là yếu tố tác động trực tiếp và đang diễn ra mạnh mẽ (Tri et al., 2012; Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2012). Bạc Liêu là tỉnh ven biển, có 80% dân số sống bằng nghề nông, kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và ni thủy sản). Đây là địa phương điển hình cho sinh thái ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long chịu đe dọa nghiêm trọng bởi sự thay đổi điều kiện tự nhiên (Trung and Tri, 2012). Sự thay đổi lượng mưa cùng với nước biển dâng đã làm cho xâm nhập mặn lấn sâu vào trong

nội đồng, làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp (IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) , 2007;

Lê Quang Trí và ctv., 2008; Lê Thị Hồng Hạnh và Trương Văn Tuấn, 2014). Theo các nghiên cứu và số liệu thống kê gần đây, Bạc Liêu chịu ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng và xâm nhập mặn gây ra. Mùa khô năm 2010, nước mặn từ 3,3‰-6‰ xâm nhập vào vùng chuyên canh lúa đã làm thiệt hại 20.000 ha lúa Đông Xuân và hơn 45.000 ha lúa khác thiếu nước ngọt tại Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Mùa khơ năm 2011 có 2.615 ha lúa bị thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn (Nguyễn Thị Hiền Thuận và ctv, 2015), 30.065 tấn muối bị thất thoát do mưa trái mùa (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2012). Bên cạnh đó, biện pháp quản lý của con người cũng như chất lượng của các cơng trình ngăn mặn chưa tốt đã gián tiếp làm cho xâm nhập gây nguy hại đến sản xuất. Cụ thể, năm 2013, do ảnh hưởng của nước mặn rò rỉ qua cửa van các cống ngăn mặn làm thiệt hại 625 ha lúa, gây ngập trên 10 ha rau màu, ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng cục bộ, làm cho độ mặn tăng cao gây khó cải tạo rửa mặn làm thiệt hại trắng 55 ha lúa-tôm (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2014)

Từ năm 2017 đến 2019, hơn 11.200 hộ nông dân ở vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A, gồm tiểu vùng chun sản xuất lúa có diện tích 80.600 ha và tiểu vùng chuyển đổi sản xuất nuôi trồng thủy sản và làm một vụ lúa có diện tích khoảng 75.600 ha ngậm ngùi gánh chịu thiệt hại gần 37 tỷ đồng do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Một năm sau, tháng 5/2017, cũng tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A này, nhưng mưa đến sớm, nước mặn thiếu trầm trọng gây khó khăn cho hơn 32.000 ha tơm ni, khiến nhiều diện tích tơm chết hàng loạt. Và cũng chính đợt mưa kể trên, kéo dài từ giữa tháng 5 đến nửa đầu tháng 6/2017 đã làm thiệt hại khoảng 24.000 ha lúa trên địa bàn tỉnh.

1.2. Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và nuôi tôm càng xanh trên thế giới và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

1.2.1. Nuôi tôm càng xanh trên thế giới

Theo New (1988) phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh mẽ ở các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia… có tơm càng xanh phân bố tự nhiên và phổ biến ở nhiều quốc gia khác do quá trình di nhập thuần hoá như Hawaii, Jamaica, Florida, California, Carolina, (Mỹ), Brazil, Mexico, Honduras, Buertorica, Ecuador, Costarica (Nam Mỹ), Ghana, Mauritius, Caledonesia, Guyana, Guadeloup (thuộc Pháp), Đài Loan, Israel.

Ở Châu Á, một số nước có phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển như ở Thái Lan tôm càng xanh nuôi trong điều kiện ruộng lúa bằng nguồn giống nhân tạo với kích thước 4,5 - 4,8 cm, mật độ 1,25 con/m2, năng suất thu hoạch đạt 370 kg/ha (Janssen, 1998). Trong điều kiện nuôi thâm canh ở ao đất, năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha. Ở Malaysia lần đầu tiên thí nghiệm ni tôm càng xanh trong ao với mật độ 10 PL/m2 sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 32,4% và một thí nghiệm khác liên hệ đến sự khác nhau về mật độ thả nuôi 10 và 20 PL/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha (Ang và ctv., 1990).

Ở Trung Quốc, trước năm 1999 năng suất tôm ni trong ao có diện tích rộng đạt 1.500 - 2.250 kg/ha. Từ sau năm 1999 - 2000 năng suất nuôi đã tăng lên từ 3.000 - 3.750 kg/ha.

Đài Loan năm 1969 bắt đầu nuôi thử nghiệm tôm càng xanh, đến năm 1979 sản lượng đạt 65 tấn/năm (Liao và Chao, 1980), đến năm 1986 đạt sản lượng đạt 3.500 tấn/năm (New, 1988). Mơ hình ni thâm canh trong hệ thống ao đất, năng suất bình quân từ 2,5 -3 tấn/ha (Haroonm, 1998). Cũng theo Haroonm, ở Banglades nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa Boro bằng giống tự nhiên theo thủy triều cho năng suất đạt từ 280 - 450 kg/ha/vụ.

Năng suất bình qn tơm càng xanh ni thâm canh trong bể xi măng tại Mỹ dao động từ 4,5 - 4,8 tấn/ha (Haroonm, 1998). New Zealand nuôi tôm càng xanh với mật độ 10 PL/m2 đạt năng suất 2,5 - 3 tấn/ha (New, 2002). Ở Isreal nuôi ghép tôm

càng xanh với cá rô phi và cá chép theo tỉ lệ ghép 0,5 - 1,5 PL/m2 và 1,2 cá giống/m2 cho năng suất 6.700 - 10.100 kg cá/ha/vụ và 220 - 280 kg/ha/vụ (Cohen, 1984).

1.2.2. Tình hình ni tơm càng xanh ở vùng ĐBSCL

Ở nước ta hiện nay các hoạt động khảo sát và nghiên cứu về tôm càng xanh trong các loại hình thủy vực nuôi như mương vườn, ruộng lúa và ao đất đã được triển khai thực hiện từ những năm 1980 trên khắp các địa phương vùng ĐBSCL bởi Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II-Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, năng suất tôm càng xanh nuôi trong các mơ hình như ni thâm canh, nuôi trên ruộng lúa và một số mơ hình khác có sự biến động khá lớn và hiệu quả kinh tế mang lại từ những mơ hình ni này đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện thu nhập cho các nông hộ trong vùng.

Tại vùng ĐBSCL, năng suất tôm nuôi đạt từ 308 - 672kg/ha đối với nuôi tôm kết hợp vơi trồng lúa; 500 - 1200kg/ha/vụ đối với nuôi ao và năng suất 1,2 - 5 tấn/ha/vụ đối với nuôi trong đăng quầng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 1999).

Năm 2000, mơ hình ni tơm càng xanh chuyên canh trong ao đất ở Nông trường quốc doanh Sông Hậu - Cần Thơ với năng suất từ 600 - 1.000 kg/ha (Trần Thanh Hải và ctv., 2004).

Năm 2002 trên cơ sở hợp tác nghiên cứu thực nghiệm giữa Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ và Sở Khoa học công nghệ tỉnh Long An, kết quả xây dựng mơ hình ni tơm càng xanh thương phẩm dưới dạng bán thâm canh trong ao và ruộng lúa tại huyện Thủ Thừa cho thấy năng suất đạt được khá khả quan, bình quân 900 kg/ha (Dương Nhựt Long, 2003). Năm 2003 trên cơ sở hợp tác giữa Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản, Khoa Thủy sản và Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Long An, mơ hình ni tơm càng xanh thâm canh trong ao đất được thực hiện tại huyện Mộc Hóa, kết quả thu được cho thấy trọng lượng bình quân đạt gần 70 gram/con và năng suất đạt 3.250 kg/ha. Lợi nhuận cho nông hộ sau chu kỳ nuôi 6 tháng đạt 115.000.000 đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv., 2003).

tục nhân rộng với 7 mơ hình ni có tổng diện tích 36.000 m2 tại 2 huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng tỉnh Long An cho thấy, tỷ lệ sống tôm nuôi đạt dao động từ 22 – 26,3 %, năng suất tôm trong ao đạt từ 1.600 kg/ha – 3.133 kg/ha. Hiệu quả lợi nhuận mang lại cho hộ nuôi đạt dao động từ 16.286.000 - 78.392.000 đồng/ha.

Năm 2006 kết quả thực nghiệm xây dựng mơ hình ni cơng nghiệp tơm càng xanh trong ao đất ở Bến Tre với mật độ thả nuôi 40 PL/m2, sau chu kỳ nuôi 6 tháng cho năng suất nuôi cao nhất 3,53 tấn/ha kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách đạt năng suất 1,5 tấn/ha (Dương Nhựt Long và ctv, 2006).

Đồng Tháp, nuôi tôm đăng quầng trong suốt mùa lũ từ tháng 6 – 12, quầng nuôi tôm là những nơi dọc bờ kênh, sông và ruộng, nơi ngập nước sâu trên 1m, mật độ thả là 30 - 40 con/m2

. Sau thời gian nuôi 4 tháng, tôm được thu tỉa dần, mỗi lần cách nhau 15 - 30 ngày. Sau khoảng 6 tháng nuôi tôm được thu tồn bộ. Năng suất tơm đạt 5 - 8 tấn/ha/vụ, có nơi đến 10 tấn/ha/vụ (Chi cục thủy sản Đồng Tháp, 2001).

1.3. Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và nuôi tôm sú trên thế giới và ĐBSCL 1.3.1. Tình hình nghề ni tơm sú trên thế giới

Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, 2005), tổng sản lượng thủy sản Thế giới (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng) đã tăng 312% từ 49,92 triệu tấn năm 1964 tới 155,87 triệu tấn năm 2004. Mức tăng trưởng hàng năm của tổng sản lượng là 4% trong giai đoạn 1964 - 1974 và giảm xuống mức 3% trong giai đoạn 1874 - 1984. Từ giữa thập kỉ 80 đến cuối thập kỉ 90, mức tăng trưởng hàng năm lại tăng lại đạt 3,5%. Nhưng từ năm 2000 đến 2003, xu hướng thay đổi, mức tăng trung bình hàng năm chỉ cịn khoảng 1%. Tuy nhiên đến năm 2004, tổng sản lượng thủy sản của thế giới tăng 6% so với năm 2003. Đây không chỉ là kết quả của sự đóng góp lớn về sản lượng từ nguồn nuôi trồng mà cịn có sự tăng trưởng sản lượng từ nguồn thủy sản khai thác tự nhiên (Nguyễn Trung Chánh, 2008).

Nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi tôm năm 2000 của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66% giáp xác

nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD, chiếm 73,4% giá trị trong nuôi giáp xác. Năm 2001, sản lượng đạt 1.270.875 tấn, trị giá 8,432 tỷ USD. Theo tính tốn , sản lượng ni tơm hiện nay chiếm ¼ sản lượng tơm nói chung của thế giới. Các lồi tơm được nuôi nhiều nhất là tôm sú (Penaeus monodon), tôm nương (P.chinensis) và tôm thẻ chân trắng (P. vannamei). Riêng ba lồi tơm này chiếm trên 86% sản lượng tôm nuôi của thế giới. Nếu tính riêng sản lượng thì tơm sú chỉ xếp thứ 20 trong số các loài thủy sản ni nhưng về giá trị thì chúng được xếp đứng đầu với 4,046 tỷ USD trong năm 2000 (FAO, 2005).

Châu Á có 42 nước phát triển nghề ni trồng thủy sản, trong đó Trung Quốc dẫn đầu bảng với tổng sản lượng là 20,8 triệu tấn (trị giá 21,7 tỷ USD) chiếm hơn 50% tổng sản lượng NTTS của toàn thế giới. Nếu tính thêm 6 triệu tấn thực vật thủy sinh thì tổng sản lượng của nước này sẽ là 26,8 triệu tấn. Ấn Độ xếp hàng thứ hai với tổng sản lượng là 2,29 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị thì kém Nhật bản (2,2 tỷ USD so với 3 tỷ USD) và chỉ tương đương với Indonesia trong khi nước này chỉ sản xuất có 696.000 tấn. Các nước Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam đồng hạng 5 với thu nhập vào khoảng 1,5 triệu USD từ sản lượng trên dưới 500.000 tấn. Tại Châu Âu chỉ có Nauy (408.862 tấn) có sản lượng tương đương với Mỹ (445.123 tấn). Năm 2004 theo thống kê của FAO có 10 nước NTTS đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Chile và Bangladesh (FAO, 2005).

1.3.2. Nuôi tôm sú ở Việt Nam và vùng ĐBSCL

Tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng của nghề NTTS ở Việt Nam. Nuôi tôm sú ở Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm 1990, nhưng bước nhảy vọt nhanh chóng vào những năm 2000 - 2005, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Nếu như năm 2000 diện tích ni tơm sú của ĐBSCL ước tính khoảng 220.000 ha và đạt sản lượng 81.875 tấn thì sau 5 năm (năm 2005) đã là 498.000 ha, sản lượng đạt 9.476 tấn, tăng gấp 2,3 lần về diện tích và 3 lần về sản lượng (Lê Xuân Sinh, 2006).

Diện tích NTTS mặn, lợ ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2019, tăng từ 432.759 ha lên 634.461 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2 %/năm. Tuy nhiên tốc

độ tăng trưởng không đều giữa các năm. Giai đoạn 2001 - 2003 bắt đầu triển khai nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, các tỉnh trong vùng đã rà sốt lại quỹ đất, các loại hình mặt nước, các vùng miền làm muối kém hiệu quả, các vùng đất cát hoang hóa để quy hoạch chuyển đổi và phát triển các dự án NTTS, nên tốc độ tăng trưởng về diện tích ở giai đoạn này đạt cao hơn các giai đoạn còn lại. Xét theo các địa phương trong 10 nặm qua, tốc độ tăng diện tích NTTS vùng ĐBSCLkhác nhau giữa các tỉnh, cao nhất ở Hậu Giang (49,63%/năm), kế đến là Trà Vinh (23,67%/năm) và Kiên Giang (18,8%/năm), các tỉnh cịn lại đạt tốc độ tăng khơng cao (dưới 9,69%/năm).

Bảng 1.1. Diện tích ni tơm sú vùng ĐBSCL 2010-2015

TT Địa phƣơng 2005 2010 2011 2012 2013 2014 1 Long An 6.097 2.192 1.650 1.485 1.103 1.000 2 Tiền Giang 3.919 3.718 3.629 3.387 2.740 2.654 3 Bến Tre 26.885 30.038 29.705 28.795 26.058 29.504 4 Trà Vinh 21.000 25.382 22.825 23.975 25.987 20.656 5 Sóc Trăng 52.909 48.346 43.108 39.263 30.486 57.055 6 Bạc Liêu 117.483 124.988 124.904 116.023 119.305 122.211 7 Cà Mau 248.406 266.540 266.156 264.200 263.523 262.804 8 Kiên Giang 74.711 80.980 83.458 85.991 86.842 94.421 Toàn vùng 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL -2015)

Diện tích NTTS nước mặn, lợ vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Năm 2010, tỉnh dẫn đầu là Cà Mau đạt 266.952 ha, kế là Bạc Liêu 128.552 ha (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Đối với tôm nước mặn lợ, tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các đối tượng nuôi mặn, lợ của vùng. Năm 2008, đạt 583.290 ha, chiếm 94,48% tổng diện tích

ni mặn lợ. Trong đó diện tích ni tơm sú chủ yếu tập trung ở vùng bán đảo Cà Mau với 264.522 ha (chiếm 45% diện tích ni tơm cảu vùng); tơm chân trắng mới được đưa vào nuôi trong năm 2008 với diện tích là 1.399 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,23% tổng diện tích mặn lợ của vùng, phương thức nuôi chủ yếu QCCT (chiếm 54,79% tỷ trọng đối tượng và chiếm 51,89 so với tổng diện tích NTTS của cả vùng ĐBSCL), nuôi tôm lúa chiếm 28,84% tỷ trọng của nuôi tôm và 27,32% tổng diện tích NTTS của vùng. Diện tích ni BTC và TC chỉ chiếm 6,77% trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)