4. Kịch bản biến đổi khi hậu nước biển dâng
2.5. Các yếu tố kinh tế xã hội
2.5.1. Cơ sở hạ tầng
Nuôi tôm đã đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các cộng đồng ven biển, nhũng nơi mà người dân có rất ít các lựa chọn về sinh kế. Dưới chính sách chuyển đổi của Chính phủ, nhiều người dân đã chuyển đổi từ làm muối, trồng lúa kém hiệu qủa sang nuôi tôm tạo nên sự đa dạng về sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân, giảm bớt áp lực lên họat động khai thác nguồn lợi tự nhiên. Phát triển nuôi tôm ven biển thời kỳ đầu đã đóng góp quan trọng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Theo thống kê của tỉnh Bạc liêu thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 43,7 triệu đồng/ năm, đây là bước tiến khá nổi bật của tỉnh.
Trong 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, có 19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tăng trưởng GRDP đạt 8,36%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay và là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nếu so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì tốc độ tăng trưởng của Bạc Liêu xếp thứ 3/13. GRDP bình qn đầu người 43,7 triệu đồng. Giao thơng nội huyện trong tỉnh hiện là đường cấp phối hay đường đất, đi lại khó khăn trong mùa mưa. Giao thơng thủy là tuyến đường quan trọng vận chuyển hàng hóa với các tỉnh ĐBSCL và là tập quán của người dân trong vùng.
2.5.2. Dân số- phát triển kinh tế xã hội
Tỉnh bạc Liêu có 1 thành phố, 2 thị xã, 9 huyện, tồn tỉnh có 96 đơn vị hành chính cấp phường và xã. Tổng dân số trong toàn tỉnh 1.002.086 người, trong đó đồng bào dân tộc Khơme là 300.687 người, chiếm 30% dân số toàn tỉnh, người hoa chiếm khoảng 1,5%, các dân tộc khác 0,3%, người dân trong tỉnh sống bằng nghề nông và đánh bắt thủy sản chiếm đến 89%.
2.5.2.1. Nơng nghiệp .
Với tổng diện tích gieo trồng 217.399 ha đạt 99,92% kế họach. Sản lượng lương thực 1.038.267 tấn, đạt 104,16% kế họach, tăng 8,7% so với năm 2001. Năng xuất lúa trung bình 5,06 tấn/ha. Diện tích cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày 30.875 ha, đạt 104,5% kế họach.
2.5.2.2. Cơng nghiệp.
Tổng gía trị sản lượng cơng nghiệp 835 tỷ đồng đạt 100,84%, nghề chế biến thủy sản đã có những bước phát triển cao. Tính đến năm 2002 phát triển 518 trạm biến áp, 433 km đường dây điện trung thế, 759 km đường dây điện hạ thế, toµn tỉnh có 60,34% số hộ được dùng điện (122.000 hộ) .
2.5.2.3. Lâm nghiệp.
Tỉnh có dự án phát triển 5000 ha rừng ngập mặn đạt hiệu qủa cao, giao khoán 875 ha rừng và bảo vệ trên 2500 ha rừng phòng hộ.
2.5.2.4. Dịch vụ thương mại.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa 3.625 tỷ đồng. Dịch vụ bưu chính viễn thơng tiếp tục phát triển, 100% ấp có máy điện thoại, năm 2000 cứ 100 dân có 2,1 máy điện thọai và đến cuối năm 2002 đạt mức 2,5 máy.
2.5.2.5. Giáo dục –
Y tế. Công tác giáo dục được đẩy mạnh, cơ sở vật chất trường học được cũng
cố và xây mới , năm 2002-2003 có 358 trường tăng 8 trường. Đã có 3 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Hơn 95% trẻ em đến tuổi đi học đến trường, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường – gia đình – xã hội kết hợp chặt chẽ trong quản lý giáo dục đặc biệt là cơng tác phịng chống ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xảy ra trong Nhà trường. Phát triển được các lớp mẫu giáo, mầm non nhà trẻ ở các xã, các khu đông dân cư, tăng cường đồ dùng dạy và học trong Nhà trường. Phát huy tốt vai trò Hội đồng giáo dục, từng bước xã hội hóa cơng tác giáo dục và đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh có trường Cao đẳng Động đồng là nơi đào tạo các ngành nghề cung cấp cán bộ cho các huyện trong tỉnh. Hiện tại đào tạo công nhân lành nghề vẫn cịn ít, cơng tác triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay vẫn tập trung tại Trung tâm khuyến nông tỉnh và các cán bộ kỹ thuật phịng nơng nghiệp các huyện thực hiện.
Các bệnh viện tuyến cấp huyện được trang bị thêm máy móc phục vụ cho cơng tác chẩn đóan lâm sàng.(Siêu âm, điện tim đồ, X quang …). Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, triển khai thực hiện các chương trình y tế
quốc gia, vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh, 95% trẻ em ở địa phương được tiêm chủng đủ liều. Triển khai nhiều điểm khám bảo hiểm y tế. Cơng tác kế hoạch hóa gia đình được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, tỷ lệ tăng dân số là 0,06% theo đúng kế hoạch đặt ra.
Công tác đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt, năm 2002 tỉnh đã giao 100 căn nhà tình nghĩa, giải quyết khen thưởng kịp thời đối với người có cơng , đầu tư 7,5 tỷ đồng giải quyết cho hơn 4000 lao động phát triển sản xuất kinh doanh, đã xây dựng được qũy đền ơn đáp nghĩa 4,1 tỷ đồng.
2.5.2.6. Vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn vốn thường bị thiếu hụt trong qúa trình đầu tư, các kênh tín dụng cho
ni trồng thủy sản thường hạn hẹp và cơ chế cho vay khó khăn do ngân hàng đánh giá nuôi trồng thủy sản là ngề rủi ro cao. Cho nên việc thiết kế ao hồ, các cơ sở hạ tầng khu nuôi và việc sử dụng đầu vào đều ở mức chất lượng thấp, dẫn đến nguy cơ phát triển dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và dễ gây thiệt hại cho qúa trình ni.
Thị trường tiêu thụ lớn cả trong nước và Quốc tế, nhưng nằm trong bối cảnh chung là thị trường tơm đang có xu hướng bảo hịa. Nghề nuôi tôm trên Thế giới đang phải chịu những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Người tiêu dùng ở các nước phát triển đòi hỏi về chất lượng con tôm cao hơn về cả khía cạnh chất lượng sản phẩm, các vấn đề xã hội và môi trường của con tôm.