Tơm sú là lồi mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi nên để nâng cao sản lượng tôm thu được trong cùng một diện tích, người ni thả giống nhiều lần trong năm. Khảo sát cũng cho thấy số lần thả tôm dao động từ 3 - 6 lần/năm. Số hộ thả tơm 3 lần/năm chiếm 28,5%. Số cịn lại thả từ 4 - 6 lần/năm chiếm 71,5% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung, số lần thả tơm của các hộ ni ở các địa phương khảo sát trong năm tương đối nhiều. Ngồi ra, phần lớn do các hộ ni quảng canh, nên tôm mau lớn, khoảng 2,5 - 3 tháng là tiến hành thu hoạch và thả nuôi tiếp đợt mới, tuy nhiên cũng có một số hộ thả giống và thu hoạch tôm theo con nước (thu hoạch và thả giống). Ngồi ra, do nguồn tơm sú giống ở các trại sản xuất trong và ngoài tỉnh rất nhiều, tôm giống được sản xuất quanh năm nên đáp ứng được nhu cầu thả nuôi tôm quanh năm của các hộ.
4.1.2. Thiết kế ruộng ni
Mơ hình ni tơm sú mùa khô với lúa - tôm càng xanh mùa mưa trong ruộng lúa thể hiện qua 2 dạng thiết kế ruộng ni (Hình 8 và 9). Kết quả điều tra có 79,6% số hộ dân thiết kế ruộng ni với mương bao xung quanh và có bờ bao cao được gia cố chắc chắn để giữ nước. Có 20,4% số hộ ni có ruộng ni có mương bao xung quanh và liên kết với ao ương nuôi liền kề, nhằm ương dưỡng tôm giống trước khi đưa ra ruộng nuôi thương phẩm. Đây là dạng thiết kế ruộng nuôi xen canh hay luân canh mang lại hiệu quả cao. Tôm Post mua về được ương trong ao ương để tiện cho việc cho ăn và chăm sóc quản lý, ao ương được cải tạo tốt. Sau khi ương tôm 4 tuần đến 6 tuần thì đưa tơm ra ruộng ni. Cách làm này giúp dễ quản lý và nâng cao được tỷ lệ sống cho tôm post đồng thời nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người nuôi.