Quy hoạch vùng nông nghiệp – thủy sản tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 93 - 115)

3.2. Phát triển nông nghiệp và thủy sản gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 3.2.1. Phát triển nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2015-2019 tỉnh Bạc Liêu

Hình 3.6. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 -2019.

2019 2018 2017 2016 2015 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0

Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2019

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ, hoạt động khác

T

đ

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng cao (>70% cơ cấu ngành), hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác có sự gia tăng tỷ trọng từ 5,60% năm

2015 lên 10,95% năm 2016, tuy nhiên giảm xuống 10,60 năm 2017. Chăn ni có sự suy giảm từ 23,63% năm 2015 xuống còn 16,55% năm 2016, nhưng đang có dấu hiệu phục hồi lên 17,55% trong năm 2018 và tăng lên 25,14 trong năm 2019.

Sản xuất lúa: Tính đến quý I năm 2020, toàn tỉnh đã xuống giống 46.632ha lúa vụ đông xuân 2019 – 2020, ước tính thu hoạch 16.000ha, với sản lượng 105.000 tấn, đạt 11,2% kế hoạch, bằng 105% cùng kỳ, năng suất 7 - 7,5 tấn/ha, trong đó các giống lúa chất lượng cao chiếm 83,23%; các giống lúa chất lượng thấp chiếm 12,03% diện tích gieo trồng lúa Đơng Xn

Các cây trồng khác: các loại cây rau đậu thực phẩm cũng được người dân tích cực sản xuất, do giá cả đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững trên cùng đợn vị diện tích canh tác. Trong quý, đã xuống giống 3.600ha (màu trên rẫy 3.200ha, màu xuống ruộng 400ha), thu hoạch 2.000ha.

3.2.2. Phát triển thủy sản

Dựa theo số liệu từ niên giám thống kê cho thấy diện tích NTTS năm 2015 là 126.266ha giảm xuống còn 123.741ha năm 2016, tăng lên 127.883ha năm 2017 và giảm xuống 127.502ha trong năm 2018, trong đó diện tích ni thâm canh là 10.727ha, bán thâm canh là 5.084ha, quảng canh và quảng canh cải tiến là 111.745ha.

Mặc dù diện tích NTTS có suy giảm trong năm 2016 nhưng tổng sản lƣợng thủy sản nuôi trồng tăng dần qua các năm, từ 154.979 tấn năm 2015 lên 159.850 tấn năm 2016, 170.436 tấn năm 2017 và 178.106 tấn năm 2018.

3.2.3. Tác động của phát triển nông nghiệp, thủy sản tới môi trƣờng nƣớc

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón hóa học mà trung bình 20-30% lượng thuốc và phân bón không được cây trồng hấp thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy gây ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh.

Các loại CTNH như vỏ bao bì chứa các loại hóa chất BVTV, trừ cỏ,... đều bị nông dân vứt bỏ ngay tại đồng ruộng, vườn cây là nguồn gây tác động tiềm tàng cho môi trường nước.

Các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Chủ yếu là gia súc, gia cầm) chủ yếu theo hình thức gia trại, hộ gia đình, hầu hết chất thải (nước thải, CTR) đều chưa được xử lý, thải thẳng ra môi trường nước gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Bên cạnh đó, lượng chất thải chăn ni có chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh gây bệnh khi đi vào nguồn nước sẽ gây ra nguy cơ lan tràn dịch bệnh.

Hoạt động NTTS nước lợ phát thải một lượng lớn nhất chất thải gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước. Nuôi tôm công nghiệp, bán công

1

.0

0

0

ha

H. Giá Rai H. Đơng Hải H. Hịa Bình H. Vĩnh Lợi

TP. Bạc Liêu H. Hồng Dân H. Phước Long 50 40 30 20 10 0 Biến động diện tích NTTS 2015 - 2018 2015 2016 2017 2018

nghiệp phát thải khoảng 13.500m3 nước thải/ha/vụ. Đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Nước thải sau vụ nuôi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, Ecoli,.. cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật không được xử lý triệt để thải thẳng ra nguồn nước tiếp nhận gây ô nhiễm nguồn nước, lan tràn dịch bệnh và thất mùa. Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là thế mạnh nông nghiệp trong tỉnh, tất cả các huyện trong tỉnh đều có NTTS, trong đó ni tơm là hình thức chiếm ưu thế.

Thành phần chất thải: Chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nước thải và bùn thải.

Chế độ xả thải: Trong nuôi tôm quảng canh cải tiến tuỳ vào đặc điểm thuỷ triều mà hình thức xả nước thải khác nhau. Các khu vực có chế độ triều là nhật triều thì xả thải bằng hình thức bơm cưỡng bước và trong trong điều kiện tôm phát triển bình thường một vụ ni (4 - 5tháng) có thể xả thải 5-10 kỳ. Các khu vực có chế độ triều là bán nhật triều thì phần lớn diện tích xả thải bằng hình thức chảy tràn tự nhiên qua cống thốt nước và hoạt động xả thải có thể là mỗi ngày hay theo chu kỳ con nước. Hiện trạng quản lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản của hộ dân như sau:

+ Đối với ni cá thì hình thức cải tạo ao đầm là đưa nước ra sông và đào bùn lên bờ;

+ Đối với ni tơm quảng canh cải tiến thì người dân cải tạo ao đầm theo hai hình thức: đưa nước ra sơng và đào bùn lên bờ hoặc bơm bùn ra sông;

3.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt tỉnh bạc liêu và huyện phƣớc long 3.3.1. Chất lƣợng nƣớc mặt tỉnh Bạc liêu và huyện Phƣớc long theo thơng số

hóa lý và vi sinh

3.3.1.1. pH

pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và một số đặc tính như tính ăn mịn, tính hịa tan,… Vì vậy, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh đánh giá chất lượng nước đóng một vai trị hết sức quan trọng.

Hình 3.8. Giá trị pH trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô 2014 - 2019

Giá trị pH trong nước mặt dao độ ng từ 7,03 - 7,95. Như vậy hầu hết tất cả các điểm đều có giá trị đo pH nằm trong giới hạn cho ph p theo QCVN 08:2015/BTNMT (cột B1) cho cả 2 mùa khô và mùa mưa.

3.3.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật thông qua sự biến đổi của các yếu tố như lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi,…Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, sự phát triển, sự sinh sản, phân bố của sinh vật, vì vậy, có thể nói nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Nhiệt độ lý tưởng từ 28 - 350C.

Nhiệt độ các sơng chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhìn chung dao động ổn định từ 27,7 - 340C qua các năm, thích hợp cho động vật thủy sinh sinh sống và phát triển

3.3.1.3. Độ mặn

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S0/00 là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước.

Như vậy, Bạc Liêu đang ngày càng có xu hướng bị nhiễm mặn với độ mặn ngày càng tăng theo các năm do biến đổi khí hậu, nhiệt độ và nước biển dâng cao.

Ngồi ra cịn do vấn đề khai thác nước ngầm tại Bạc Liêu, về mùa khơ, muối sẽ hịa tan theo các mao dẫn lên làm đất và nước bị nhiễm mặn. Việc người dân tự ý lén lút đưa nước mặn vào để nuôi tôm xen canh trong những vùng ngọt hóa cũng là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Hình 3.9. Độ mặn trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô 2014 - 2019

Qua kết quả đo cho ta thấy độ mặn tại các điểm đo vào mùa khơ và mùa mưa có giá trị đo dao động từ 00/00 - 300/00. Đây là điều kiện thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó người dân cũng cần cận trọng hơn với vấn đề lấy nước mặn vào để nuôi trồng thủy sản sẽ gây ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của tỉnh trong những năm tới.

3.3.1.4. Nhu cầu oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước (mg/l) là lượng Oxy từ khơng khí hịa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định hoặc do quang hợp của tảo. Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho sự phát triển, sinh sản và tái sản xuất của các vi sinh vật sống dưới nước. DO là chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó cịn đủ một lượng DO nhất định. Khi

DO xuống dưới thấp hơn 4 mg/l, số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO q thấp, thậm chí khơng cịn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật khơng thể sống được nữa.

Hình 3.10. Giá trị Oxy hòa tan trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô 2014 - 2019

Giá trị DO trong nước kênh, sông tại các vị trí quan trắc đều đạt yêu cầu trong cả mùa khô và mùa mưa trong giai đoạn 2014 - 2019, dao động 4,66 - 6,70. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 - 2019 các mẫu có hàm lượng DO cao hơn các năm trước. Như vậy hàm lượng oxy hịa tan trong nước có sự biến đổi theo mùa và theo năm, đồng thời có sự dao động lớn giữa những địa bàn thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh.

Các chất ô nhiễm liên quan đến hàm lượng oxy hòa tan thấp bao gồm các chất hữu cơ phân hủy sinh học chứa cacbon (BOD) và các chất hữu cơ phân hủy sinh học chứa (BOD). Nói cách khác, Oxy hịa tan thấp là hậu quả của hàm lượng chất hữu cơ phân hủy sinh học (BOD) cao và hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì trong quá trình phân hủy, vi sinh vật đã tiêu thụ rất nhiều oxy hòa tan cùa nước.

3.3.1.5. Nhu cầu BOD5, COD

a) BOD5

BOD là lượng oxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy nếu lượng chất hữu cơ trong nước càng lớn và mật độ vi sinh vật càng cao thì lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy càng nhiều. Đơn vị của BOD là mg/l.

Hình 3.11. Giá trị BOD5 trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long

mùa khô giai đoạn 2014 - 2019

Trong mùa khô: Hàm lượng BOD5 đạt giá trị cao nhất tại Cống Cái Cùng - huyện Hịa Bình (72,48mgO2/l); Cửa Gành Hào, huyện Đông Hải (77,33mgO2/l); thành phố Bạc Liêu (64,95mgO2/l); Chủ Chí - huyện Phước Long (64,25mgO2/l) trong năm 2018-2019. Trong năm 2014 - 2015, hàm lượng BOD5 tại các vị trí quan trắc đều năm trong giới hạn cho phép cho thấy chất lượng nước có chiếu hướng được cải thiện tốt hơn rất nhiều.

Trong mùa mưa: Hàm lượng BOD5 trong năm 2014 - 2015 có sự suy giảm nồng độ so với mùa khô thể hiện tại hầu hết các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép hoặc vượt không đáng kể. Trong giai đoạn 2017 - 2018 thì hầu hết các vị trí quan trắc đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B1 rất nhiều lần, tại thời điểm cao nhất là 163,33mgO2/l cửa Nhà Mát - TP Bạc Liêu; 193,17mgO2/l tại Cống Cái Cùng - huyện Hịa Bình và 138,29 tại Cửa biển Gành Hào huyện - Đông Hải.., do bị ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu dân cư ven sông,

hoạt dộng công nghiệp, hoạt động giao thông trên địa bàn tỉnh.

b) COD

COD (nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hố học trong nước bao gồm cả vơ cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hố tồn bộ các chất hoá học trong nước. Đơn vị của COD là mg/l.

Hình 3.12. Giá trị COD trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô giai đoạn 2014 - 2019

Trong mùa khô: Cũng như BOD5, giá trị COD ở các vị trí quan trắc có sự chênh lệch khá lớn từ 22,80 - 115,93 mg/l, một số điểm vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT, cột B1. Trong năm 2017 - 2019, hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc đều vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần (Cửa Nhà Mát - TP. Bạc Liêu là 95,3mgO2/l; Cống Cái Cùng huyện Hòa Bình là 107,68mgO2/l; Cửa biển Gành Hào huyện Đông Hải là 115,93mgO2/l; Chủ Chí huyện Phước Long 95,8mgO2/l.

- Trong mùa mưa: Hàm lượng COD trong năm 2014 - 2015 có sự suy giảm

nồng độ so với mùa khô thể hiện tại hầu hết các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép hoặc vượt không đáng kể. Trong giai đoạn 2017 - 2018 các vị trí quan trắc đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B1, cao nhất đạt

(285mgO2/l) tại Cống Cái Cùng trong năm 2017. Nhìn chung giá trị COD tại các vị trí quan trắc có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm.

Hai chỉ tiêu BOD5 và COD trên các kênh có nồng độ cao là do các kênh rạch là nguồn tiếp nhận một lượng khá lớn từ các nguồn thải do chất thải sinh hoạt tại các nguồn thải do chất thải sinh hoạt tại khu vực chợ và thị trấn, chăn ni, ni trồng thủy sản... và do dịng chảy vận tốc nhỏ, khả năng tự làm sạch trên kênh rạch kém. Các chất ô nhiễm hữu cơ phát sinh chủ yếu do hoạt động vận chuyển, chất thải sinh hoạt và các hoạt động chăn nuôi, tưới tiêu nông nghiệp. Sự thải bả rác thải sau thu hoạch (rơm, bả, thân, cành lá cây cũng làm gia tăng hàm lượng hữu cơ trong nước mặt).

3.3.1.6. Chất rắn lơ lửng (TSS)

Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khơ của phần chất rắn cịn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khơ ở 105oC cho tới khi khối lượng khơng đổi. Đơn vị tính là mg/l. Hàm lượng TSS trong nước cao ngăn cản ánh sáng vào trong nước sẽ có hại cho HST thuỷ sinh. Hàm lượng TSS trong nướ c càng cao càng bấ t lợi trong việc NTTS. Chất rắn lơ lửng (TSS) trong nguồn nước được tạo ra do q trình bào mịn, rửa trơi tự nhiên của đất đá trong lưu vực và một phần do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, dịch vụ, công - nông nghiệp

Hình 3.13. Giá trị TSS trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô giai đoạn 2014 - 2019

Trong mùa khô: Giá trị TSS ở các vị trí quan trắc có sự chênh lệch rất lớn dao

động từ 150 - 650 mg/l và có xu hướng tăng dần qua các năm. Riêng trong năm 2019 thì hàm lượng TSS rất cao tại Cửa Nhà Mát - TP. Bạc Liêu.

Trong mùa mưa: Hàm lượng TSS lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Do

số các vị trí quan trắc có hàm lượng TSS vượt giá trị cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT, cột B1 cao nhất tại Cửa Nhà Mát thành phố Bạc Liêu; Cống Cái Cùng huyện Đông Hải; Cửa Gành Hào huyện Đông Hải hàm lượng TSS vượt giá trị giới hạn cho phép nhiều lần trong năm 2018 và 2019 và thấp nhất tại Ngã tư Ninh Quới huyện Hồng Dân 23 mg/l.

3.3.1.7. Hàm lượng NO3-, NO2-, NH4+

a/ Nitrogen - Nitrit (N-NO2-) là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của Nitrogen nên các vết Nitrit được sử dụng để đánh giá sự ơ nhiễm hữu cơ.

Hình 3.14. Giá trị Nitrit trong nước mặt tỉnh Bạc Liêu và huyện Phước Long mùa khô 2014 - 2019

Trong mùa khơ: Hàm lượng Nitrit hầu hết các vị trí quan trắc đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép trong giai đoạn 2014 - 2017 chất lượng nước được cải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 93 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)