Nuôi tôm sú ở Việt Nam và vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 37 - 39)

4. Kịch bản biến đổi khi hậu nước biển dâng

1.3. Nghiên cứu chất lượng nước và nuôi tôm sú trên thế giới và ĐBSCL

1.3.2. Nuôi tôm sú ở Việt Nam và vùng ĐBSCL

Tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng của nghề NTTS ở Việt Nam. Nuôi tôm sú ở Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm 1990, nhưng bước nhảy vọt nhanh chóng vào những năm 2000 - 2005, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Nếu như năm 2000 diện tích ni tơm sú của ĐBSCL ước tính khoảng 220.000 ha và đạt sản lượng 81.875 tấn thì sau 5 năm (năm 2005) đã là 498.000 ha, sản lượng đạt 9.476 tấn, tăng gấp 2,3 lần về diện tích và 3 lần về sản lượng (Lê Xuân Sinh, 2006).

Diện tích NTTS mặn, lợ ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2019, tăng từ 432.759 ha lên 634.461 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2 %/năm. Tuy nhiên tốc

độ tăng trưởng không đều giữa các năm. Giai đoạn 2001 - 2003 bắt đầu triển khai nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, các tỉnh trong vùng đã rà sốt lại quỹ đất, các loại hình mặt nước, các vùng miền làm muối kém hiệu quả, các vùng đất cát hoang hóa để quy hoạch chuyển đổi và phát triển các dự án NTTS, nên tốc độ tăng trưởng về diện tích ở giai đoạn này đạt cao hơn các giai đoạn còn lại. Xét theo các địa phương trong 10 nặm qua, tốc độ tăng diện tích NTTS vùng ĐBSCLkhác nhau giữa các tỉnh, cao nhất ở Hậu Giang (49,63%/năm), kế đến là Trà Vinh (23,67%/năm) và Kiên Giang (18,8%/năm), các tỉnh cịn lại đạt tốc độ tăng khơng cao (dưới 9,69%/năm).

Bảng 1.1. Diện tích ni tơm sú vùng ĐBSCL 2010-2015

TT Địa phƣơng 2005 2010 2011 2012 2013 2014 1 Long An 6.097 2.192 1.650 1.485 1.103 1.000 2 Tiền Giang 3.919 3.718 3.629 3.387 2.740 2.654 3 Bến Tre 26.885 30.038 29.705 28.795 26.058 29.504 4 Trà Vinh 21.000 25.382 22.825 23.975 25.987 20.656 5 Sóc Trăng 52.909 48.346 43.108 39.263 30.486 57.055 6 Bạc Liêu 117.483 124.988 124.904 116.023 119.305 122.211 7 Cà Mau 248.406 266.540 266.156 264.200 263.523 262.804 8 Kiên Giang 74.711 80.980 83.458 85.991 86.842 94.421 Toàn vùng 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL -2015)

Diện tích NTTS nước mặn, lợ vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Năm 2010, tỉnh dẫn đầu là Cà Mau đạt 266.952 ha, kế là Bạc Liêu 128.552 ha (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Đối với tôm nước mặn lợ, tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các đối tượng nuôi mặn, lợ của vùng. Năm 2008, đạt 583.290 ha, chiếm 94,48% tổng diện tích

ni mặn lợ. Trong đó diện tích ni tơm sú chủ yếu tập trung ở vùng bán đảo Cà Mau với 264.522 ha (chiếm 45% diện tích ni tơm cảu vùng); tơm chân trắng mới được đưa vào nuôi trong năm 2008 với diện tích là 1.399 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,23% tổng diện tích mặn lợ của vùng, phương thức nuôi chủ yếu QCCT (chiếm 54,79% tỷ trọng đối tượng và chiếm 51,89 so với tổng diện tích NTTS của cả vùng ĐBSCL), nuôi tôm lúa chiếm 28,84% tỷ trọng của nuôi tơm và 27,32% tổng diện tích NTTS của vùng. Diện tích ni BTC và TC chỉ chiếm 6,77% trong tổng diện tích ni tơm nước lợ (trong đó diện tích ni TC chiếm thấp hơn 4%). Năm 2010 diện tích ni tơm sú giảm so với 2008 nhưng tỷ lệ nuôi TC/BTC tăng từ 7,14 lên 13% (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009; Sở NN và PTNT các tỉnh 2010).

Ngành NTTS đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng và nhiều cấp độ khác nhau. Đồng bằng sơng Cửu Long có tiềm năng lớn nhất Việt Nam về NTTS cả về nuôi mặn lợ ven biển và nuôi nước ngọt. Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ven biển của đồng bằng này. Trong năm 2005, tồn đồng bằng có diện tích ni tơm sú khoảng 498.000 ha với sản lượng đạt 260.000 tấn. Chiếm 80% diện tích và sản lượng tôm biển nuôi của cả nước. Tuy nhiện, việc cung cấp tôm sú nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu là một trong những trở ngại cơ bản để phát triển nghề nuôi tôm trong vùng (Lê Xuân Sinh & Phan Thị Ngọc Khuyên, 11/2007).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)