Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 39)

4. Kịch bản biến đổi khi hậu nước biển dâng

1.4. Khu vực nghiên cứu

1.4.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở trung tâm vùng Bán đảo Cà Mau, có tọa độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ đơng.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; + Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; + Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau;

Hình 1.1. Bản đồ Hành chính tỉnh Bạc Liêu

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.570 km2 bằng 1/16 diện tích của Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long; với dân số trung bình 907.236 người (tính đến tháng 4 năm

2019), gồm các dân tộc chính là kinh, Khmer và người Hoa chung sống cùng nhau

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong đó người Kinh chiếm 89,9%, Khmer 7,66% và Hoa 2,34%. Dân số thành thị chiếm 26,53%, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ 73,47% so với dân số toàn tỉnh. Đơn vị hành chính tỉnh hiện tại gồm 7 đơn vị hành chính là: Thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai (2015) và 5 huyện gồm: Vĩnh Lợi, Hồ Bình, Đơng Hải, Phước Long và Hồng Dân.

1.4.2. Đặc điểm địa chất - thổ nhƣỡng

Các nhóm đất chính: 5 nhóm chính, trong đó chủ yếu là Nhóm đất mặn (94.031 ha, chiếm 37,6% quỹ đất) và Nhóm đất phèn (118.771 ha - 47,5%). Các

nhóm cịn lại là Nhóm đất bãi cát, cồn cát, đất cát biển (452 ha - 0,2%), Nhóm đất phù sa (7.560 ha - 3,0%), Đất lập liếp (22.883 ha, 9,2%).

1.4.3. Đặc điểm khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 27,30C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khơ 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng trạm Bạc Liêu (0C)

Năm Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Thán g 7 Thán g 8 Thán g 9 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Trun g bình 2014 24,3 25,3 27,3 29,1 29,2 27,9 27,5 27,7 27,3 27,5 27,6 26,6 27,3

Niên giám thống kê, Bạc Liêu 2018

Bảng 1.3. Số giờ nắng trong tháng trạm Bạc Liêu (giờ)

Năm Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Thán g 7 Thán g 8 Thán g 9 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Trun g bình 2014 222,7 268,3 305,9 291,2 247 156,2 169,9 220,4 174,3 204,2 216,6 205,2 223,5

Niên giám thống kê, Bạc Liêu 2018 Mưa năm:

Bạc Liêu nằm trong vùng có lượng mưa trung bình năm lớn. Lượng mưa bình quân năm 1.867,8 mm, số ngày mưa bình quân 133 ngày. Mùa mưa chiếm tới 92% tổng lượng. Đi về phía tây lượng mưa năm và số ngày mưa trong năm càng tăng lên.

Mưa mùa và mưa tháng: Chế độ gió mùa đem lại sự tương phản sâu sắc giữa

tăng dần từ tháng V và cao nhất vào các tháng VIII,IX,X- từ 260÷280 mm và với số ngày mưa 19-20 ngày. Tháng XI giảm nhiều, chỉ còn khoảng 133 mm với số ngày mưa từ 11÷15 ngày. Trong mùa khô, trừ hai tháng XII và IV (mưa trên dưới 50 mm, 3÷8 ngày mưa) thì các tháng cịn lại hầu như không mưa .

Lượng mưa tháng không ổn định qua các năm. Biến động thường thấy ở đầu và cuối mùa mưa. Có từ 6÷19% số năm có lượng mưa tháng lớn hơn 1,5 lần lượng mưa tháng trung bình nhiều năm. Điều đó gây bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Trong mùa mưa có một hoặc vài thời kỳ khơng mưa hoặc mưa rất ít trên diện rộng, sinh ra hạn Bà Chằng.

Lượng mưa nhóm ngày Max: Mưa lớn không những chỉ xảy ra đồng thời trong

vùng mà còn xảy ra liên tục trong một số ngày, lượng mưa 5 ngày max thường bao mưa 3 ngày max (khoảng 80%) và mưa 1 ngày max (mưa 3 ngày thường bao mưa 1 ngày max).

Bảng 1.4. Lượng mưa tháng trạm Bạc Liêu (mm)

Năm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Trung bình 2014 - - - 1,9 166,1 196,8 255,1 418,5 313,7 112,6 328,1 42,7 152,9

Niên giám thống kê, Bạc Liêu 2018

1.4.4. Vị trí địa lý Huyện Phƣớc Long

Hình 1.3 . Vị trí vùng nghiên cứu – huyện Phước Long

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Phía bắc giáp huyện Hồng Dân Phía nam giáp thị xã Giá Rai

Phía đơng nam giáp các huyện Vĩnh Lợi, Hịa Bình Phía tây giáp huyện Thới Bình (Cà Mau)

Phía đơng giáp thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng).

Huyện Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô (Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ từ tháng

Hình 1.4. Bản đồ huyện Phước Long

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Phước Long là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Bạc Liêu, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 7 xã, 1 thị trấn; diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa và Khmer.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ ba của tỉnh, xếp sau thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai.

Thị trấn Phước Long không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà còn là trung tâm của tiểu vùng tây - bắc tỉnh Bạc Liêu. Thị trấn Phước Long cùng với thành phố Bạc Liêu, thị trấn Hịa Bình (huyện Hịa Bình), phường Hộ Phịng (thị xã Giá Rai) tạo thành tứ giác kinh tế, động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh.

Yếu tố thuận lợi trước hết của huyện là vận động nơng dân mở rộng diện tích sản xuất lúa trên đất ni tơm đạt 1.388ha (vượt 12,5% nghị quyết), nâng tổng diện tích lúa - tơm tồn huyện lên 11.250ha, từ đó đưa sản lượng lương thực lên cao. Đây chính là tiền đề tốt để đến năm 2020, tồn huyện đạt được 15.000ha lúa - tơm. Ơng Trần Văn Liêm, Trưởng phịng NN&PTNT huyện, cho biết: “Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lúa - tơm cùng với chính sách hỗ trợ lúa giống, khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm của huyện đã tạo thuận lợi lớn cho ngành chuyên môn trong việc vận động nơng dân mở rộng diện tích lúa - tôm, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích”.

Cùng với đầu tư phục vụ sản xuất, năm 2018, huyện đã hoàn thành việc đấu

nối điện cho 28 trạm bơm nước, cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu diện tích sản xuất lúa trong toàn huyện.

Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của huyện Phước Long đạt 8,25% (vượt 0,51% chỉ tiêu nghị quyết) và tổng giá trị sản xuất đạt gần 13.000 tỷ đồng (vượt 4,85%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,9 triệu đồng/năm (vượt 7,47% chỉ tiêu nghị quyết đề ra)… Kết quả đó tạo tiền đề tốt để Phước Long tiếp tục tăng trưởng nhanh, trở thành địa phương đi đầu của tỉnh trong thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp - nơng thơn.

Huyện Phước Long có 4 khu du lịch sinh thái, tổng diện tích 9 ha, trong đó: Thị trấn Phước Long 1 vườn, 2 ha (ấp Long Hoà).

Xã Vĩnh Phú Tây 2 vườn, 04 ha (ấp Bình Hổ).

Xã Phong Thạnh Tây A 1 vườn, 03 ha (ấp 8B) có các lồi chim sinh sống chủ yếu là: Cò, Vạc, Diệc, Còng Cọc và Cò Quắm.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG CẤP NƢỚC, CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NUÔI TÔM CÀNG XANH VÀ TÔM SÚ HUYỆN PHƢỚC

LONG TỈNH BẠC LIÊU

2.1. Hiện trạng cấp nƣớc nội đồng vùng ngọt 2.1.1. Hệ thống kênh mƣơng điều tiết nƣớc

a. Hệ thống kênh mương: Kênh cấp 2, cấp 3 phân bố không đều ở các vùng

ven sông và kênh trục chính có mật độ cao, càng vào sâu nội đồng mật độ càng giảm, kênh rạch thường bị bồi lắng, sạt lở, hạn chế khả năng dẫn nước tưới tiêu.

b. Hệ thống cống điều tiết nước: Các cống chủ yếu làm nhiệm vụ ngăn mặn và

điều tiết nguồn nước tưới tiêu, rửa chua ph n. Thực trạng hiện nay trong những năm qua mới chú trọng đến công tác đào nạo v t kênh mương và xây dựng đê bao. Về số lượng, các cống xây dựng mới cịn ít (khoảng 1015% so với yêu cầu), số còn lại là cống tạm và đập thời vụ bằng vật liệu địa phương.

c. Cống lấy nước mặt ruộng: đây là hạng mục cơng trình rất quan trọng để lấy

nước từ kênh rạch vào các ô ruộng. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng còn rất tạm bợ, một số nơi người dân đào đường giao thông để lấy nước vào ruộng, khi nào khơng lấy nước nữa thì đắp lại, bờ kênh là con đường giao thông, nhưng khi đào thành rãnh lấy nước để lại một cái rãnh sâu làm cho máy móc, xe cơ giới khó có thể đi lại được trong quá trình sau thu hoạch. Cống nội đồng so với yêu cầu còn thiếu rất nhiều, một số cống đã và đang khai thác thì bị xuống cấp và chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính là ngăn mặn, cho nên nhiều nơi chưa chủ động trong việc tưới tiêu, ngăn lũ và người dân còn phải đắp hàng trăm đập thời vụ trong quá trình sản xuất.

d. Bờ kênh kết hợp đường giao thông nội đồng: Giao thông nội đồng chưa

đảm bảo thuận lợi cho khả năng cơ giới hóa làm đất, thu hoạch.

e. Kết cấu ô ruộng: Kết cấu ô ruộng chưa hợp lý, nhiều ô ruộng khơng có

đường dẫn nước vào, ơ ruộng lớn nhỏ, nhiều dạng khác nhau, kênh mương chưa kết hợp đường giao thơng nội đồng nên rất khó để phục vụ cơ giới hóa, hiện đại hóa.

tăng cao,mặn xâm nhập sâu vào nội đồng người dân phải đắp các đập tạm bằng đất hoặc vải bạt cao su để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập nội đồng. Việc đắp và phá đập rất tốn kém, gây cản trở giao thông thủy.

2.1.2. Sản xuất Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp huyện Phƣớc Long

2.1.2.1. Trồng trọt

* Về cây lúa:

Diện tích canh tác lúa: 8.551 ha (kể cả lúa - tơm), diện tích gieo trồng: 19.168 ha. Tổng sản lượng 104.000 tấn, đạt 106% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước tăng 18.000 tấn. Chia theo các trà lúa như sau:

- Lúa Đơng xn: diện tích xuống giống 4.230ha, năng suất bình quân đạt 6.44 tấn/ha, sản lượng đạt 27.246 tấn. Doanh thu đạt 38 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân đạt 20 triệu đồng/ha.

- Lúa Hè thu: diện tích xuống giống 6.607 ha, năng suất bình quân đạt 5,22 tấn/ha, sản lượng đạt 34.436 tấn. Doanh thu đạt 34 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân đạt 16 triệu đồng/ha.

- Lúa Thu đơng: diện tích xuống giống 6.607 ha, năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha, sản lượng đạt 336.240 tấn. Doanh thu đạt 31,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân đạt 16 triệu đồng/ha.

Nhìn chung, hầu hết diện tích được bà con sử dụng giống lúa chất lượng cao. Qua kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng cơ giống lúa gần đây cho thấy, giống lúa được bà con sử dụng khá phong phú nhưng có 04 giống chủ lực chiếm 90% ở các trà lúa gồm các giống đó là: OM 1490, OM 2517, OM 2514, OM 5900, … và 04 giống triển vọng có tính kháng tốt, cho năng suất cao gồm: OM 5464, OM 6976, OM 7347, OM 4101 và giống cho lúa trên đất tôm sử dụng chủ yếu là OM 2517 và đang thí điểm một số giống mới như: OM 4900; OM 5629; OM 7347; OM 6677; OM 8928.

* Hoa màu: Trong năm, diện tích xuống giống rau màu, đậu các loại được 574 ha; trong đó rau màu các loại: 520 ha, đậu các loại: 54 ha, sản lượng đạt: 2.911 tấn.

2.1.2.2. Thủy sản

Tổng diện tích ni trồng thủy sản là 20.300 ha. Trong đó: tơm cơng nghiệp và bán cơng nghiệp 320 ha, tôm kết hợp 19.600 ha, nuôi cá 380 ha (trong đó: cá chình 17 ha, cá kèo: 3,5 ha, cá bống tượng: 48 ha, cá nước ngọt: 245 ha, thủy sản khác: 66,5 ha). Sản lượng đạt 15.937 tấn (trong đó: tơm 5.600 tấn; cá và thủy sản khác 10.337 tấn). So cùng kỳ tăng 500 tấn (chủ yếu là sản lượng tôm, cá). Nhìn chung, tình hình Ni trồng thủy sản năm 2011 có nhiều thuận lợi, nhất là ở mơ hình ni tơm kết hợp năng suất đạt khá cao; phần nào đã bù lại sản lượng ở mơ hình ni tơm tơm cơng nghiệp và bán cơng nghiệp bị thiệt hại. Riêng tình hình tơm ni thiệt hại trong năm là 8.729 ha. Trong đó: thiệt hại nặng ở mơ hình ni tơm tơm cơng nghiệp và bán công nghiệp là 301/320 ha; cịn lại tơm chết rãi rác ở mơ hình tơm kết hợp là 8.419 ha. Nguyên nhân là do ảnh hưởng môi trường ao ni và việc lạm dụng hóa chất có nguồn gốc từ thuốc BVTV.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ - UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các Sở- Ban ngành, cùng sự nỗ lực vượt qua khó khăn của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Nhìn chung, những năm qua tình hình kinh tế xã hội huyện nhà tiếp tực ổn định và có bước phát triển mạnh, NTTS và Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, đang có nhịp độ tăng trưởng nhanh, phong trào huy động vốn, ngày công lao động trong dân và việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng, giao thông nông thôn,… đạt kết quả khả quan. Tổng sản phẩm GDP trong huyện tăng hàng năm là 15%, sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng trên 10.000 tấn, sản lượng cá, tôm NTTS hàng năm tăng 2.000 tấn.

Sản xuất lúa - tơm được xác định là mơ hình cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Nắm bắt lợi thế này, thời gian qua huyện Phước Long đã chỉ đạo phát triển mơ hình lúa - tơm, nhằm từng bước làm thay đổi thói quen trong sản xuất độc canh con tôm và tư duy sản xuất của người nông dân, hướng tới một nền sản xuất nơng nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện sản xuất đa canh trên cùng một đơn vị diện tích. Theo đó, diện tích áp dụng mơ hình này ngày càng tăng, đến năm 2019

Phước Long có 13.000ha lúa - tơm. Thực tiễn cho thấy, khi áp dụng mơ hình lúa - tơn thì lúa ít sâu bệnh, ít bón phân, mơi trường đồng ruộng được cải tạo tốt, góp phần giảm rủi ro cho vụ tơm. Từ đó, năng suất lúa đạt 5 tấn/ha, tôm khoảng 400kg/ha, tổng thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha.

Huyện Phước Long - “thủ phủ” của mơ hình sản xuất lúa - tơm, năm 2019 tồn huyện đưa vào sản xuất khoảng 13.000ha. Nhờ mơ hình phát triển và mang lại hiệu quả cao, nên năm 2020, tồn huyện đã có hơn 13.800ha sản xuất theo mơ hình lúa - tơm, tăng khoảng 800ha. Mơ hình lúa - tơm cịn được nơng dân sản xuất kết hợp một vụ lúa với tôm càng xanh (con tôm ôm cây lúa) và một vụ chuyên tơm. Mơ hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.

Đẩy mạnh phát triển "lúa thơm, tôm sạch". Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng tới nhân rộng mơ hình “lúa thơm, tơm sạch”, tỉnh đã triển khai sản xuất 3.560ha giống lúa ST 24, ST 25 trên vùng lúa - tôm tại các huyện: Hồng Dân, Phước Long, Hịa Bình, Vĩnh Lợi và TX. Giá Rai… Để mơ hình đạt hiệu quả,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho các vùng thí điểm chuyển đổi nuôi tôm quảng canh sang mô hình tôm lúa tại huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)